Trong tháng cao điểm kiểm tra, xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế, 20 tỉnh, TP đã kiểm tra 865 cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm; phát hiện 48 cơ sở vi phạm.
Trong tháng cao điểm kiểm tra, xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế, 20 tỉnh, TP đã kiểm tra 865 cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm; phát hiện 48 cơ sở vi phạm.
Số lượng lớn vỉ thuốc tân dược còn nguyên vẹn, trong đó có nhiều vỉ in rõ hạn sử dụng đến năm 2026, vừa được phát hiện bị vứt lẫn trong đống xà bần và rác thải sinh hoạt tại một khu đất hoang vắng ở phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng). Vụ việc đặt ra nghi vấn về hành vi tiêu hủy thuốc trái quy định, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Sáng 7/6, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết sau 3 tuần ra quân đồng loạt trong công tác kiểm tra tình trạng sản xuất kinh doanh hàng gian, hàng giả trên lĩnh vực thuốc, dược liệu, mỹ phẩm, thiết bị y tế với sự phối hợp của Công an thành phố, Sở An toàn thực phẩm và Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm thành phố, đã bước đầu thu được một số kết quả đáng ghi nhận.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, 7 mẫu thuốc tại Nhà thuốc Đức Anh (Hà Nội) đều không có thông tin số giấy đăng ký lưu hành, hoặc số giấy phép nhập khẩu. Cục yêu cầu Sở Y tế Hà Nội truy tìm nguồn gốc, phối hợp kiểm tra nhà thuốc này.
Sáng 26/5, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế phối hợp cùng Báo Tiền phong với sự hỗ trợ từ Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố tổ chức Hội thảo “Thuốc giả - hệ lụy thật: Giải pháp nào để ngăn chặn?”.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, TP phổ biến tới cán bộ, công chức, viên chức, tuyệt đối không chịu tác động, ảnh hưởng, không lợi ích nhóm trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc thẩm định, cấp giấy phép hoạt động, công bố sản phẩm trong lĩnh vực y tế trên địa bàn.
Theo Bộ Y tế, một số hoạt chất bị nghi làm giả như cefixim, cefuroxime, mebendazole, salbutamol, tetracyclin cũng đã bị phát hiện trên thị trường. Đây là những hoạt chất có nhu cầu sử dụng cao trong điều trị và do đó dễ trở thành mục tiêu làm giả.
Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế thành phố và một số sở, ngành khác tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc, sữa và thực phẩm chức năng giả.
Ngày 29/4, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội cho biết, đã khởi tố bị can đối với 9 đối tượng sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, theo khoản 3, Điều 194 Bộ luật hình sự năm 2015, có khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù.
Sau khi nhận được phản ánh về việc bán hàng, sản phẩm không đảm bảo an toàn chất lượng trên các nền tảng số như lô sữa giả, thuốc giả vừa bị phanh phui, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công thương đã yêu cầu các nền tảng số lớn về thương mại điện tử, nền tảng số trung gian gỡ bỏ hàng nghìn sản phẩm bao gồm thực phẩm chức năng, sữa.
Theo Bộ Y tế, trong số 21 loại thuốc giả bị Công an tỉnh Thanh Hoá điều tra và thu giữ, có 4 loại thuốc bị giả mạo thuốc thật, ghi nhãn giống như số đăng ký mà Bộ Y tế đã cấp phép cho thuốc thật.
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, TP kiểm tra ngăn chặn việc mua, bán thuốc thuốc kê đơn, thuốc phải kiểm soát đặc biệt không đúng quy định và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có).
Công an tỉnh Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả có quy mô cực lớn, bắt giữ 14 đối tượng, thu lợi bất chính gần 200 triệu đồng. Theo báo cáo của Sở Y tế Thanh Hoá, chưa phát hiện các sản phẩm thuốc giả tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Kết quả điều tra, khám phá vụ án đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Thuốc kháng sinh Cefixim 200 mg giả vừa được phát hiện trên thị trường Huế, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) lên tiếng cảnh báo người tiêu dùng và đề nghị Sở Y tế Thừa Thiên Huế phối hợp xác minh.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đưa ra cảnh báo đến Sở Y tế các địa phương sau khi nhận được phản ánh về việc thuốc kháng sinh Cefixime 200 giả xuất hiện tại một số cơ sở bán lẻ.
Ngày 20/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 10, TP Hồ Chí Minh cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can liên quan…
Ngày 27/12, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP Hồ Chí Minh cho biết sau khi đặt mua ngẫu nhiên trên mạng và phân tích thành phần của một loại thuốc, đơn vị đã phát hiện thuốc giả trộn trái phép tân dược…
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế ) vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương thông báo về việc phát hiện nhiều thuốc giả nhãn mác Rotexmedica sản xuất, Rotex Việt Nam nhập khẩu.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo thuốc nam gia truyền hỗ trợ điều trị u tuyến giáp giả mạo Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.