Thời gian tới, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật (VPPL) liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” sẽ có nhiều diễn biến mới, tiềm ẩn phức tạp. Các đối tượng sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng xuất hiện nhiều loại hình, phương thức, thủ đoạn mới, ẩn danh, không phụ thuộc vào phạm vi địa lý, lãnh thổ. Do đó, không chỉ Cục Cảnh sát hình sự mà cần sự vào cuộc của các bộ, ngành địa phương không ngừng đấu tranh với tội phạm này.
Không chỉ sớm nhận diện, đấu tranh quyết liệt với tội phạm núp bóng doanh nghiệp, công ty hoạt động “tín dụng đen”, cưỡng đoạt tài sản, lãnh đạo Bộ Công an còn chỉ đạo các cục nghiệp vụ, Công an toàn quốc tăng cường kiểm soát, nâng cao hiệu quả công tác điều tra cơ bản, xây dựng, kiến nghị những cơ chế giúp người dân thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn vay, tránh sa vào “bẫy” tín dụng của những “mầm độc”.
Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát hình sự cũng như lực lượng Cảnh sát hình sự, Công an các địa phương trên cả nước đã xây dựng, triển khai quyết liệt, hiệu quả các kế hoạch, chuyên đề phòng, chống tội phạm liên quan đến núp bóng, hoạt động "tín dụng đen", tội phạm có tổ chức.
Tối 31/12, thông tin từ Công an thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng và tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định vụ việc cho vay lãi nặng theo kiểu tín dụng đen trên địa bàn.
Với hơn 1,2 triệu lao động đến từ khắp nơi trên cả nước tìm đến sinh sống và chủ yếu làm công nhân trong các khu, cụm công nghiệp, Bình Dương trở thành mãnh đất màu mỡ cho các đối tượng cho vay lãi nặng (CVLN) thông qua các app và phát tờ rơi.
Đây là khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng khi trả lời đại biểu Quốc hội về việc có một số cá nhân, doanh nghiệp lập website, tạo ứng dụng cho vay có tên gây hiểu nhầm doanh nghiệp là công ty tài chính được cấp phép hoạt động. NHNN cũng nhận được đề nghị phối hợp cung cấp thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra đối với các vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những công ty này.
Tối muộn một ngày cuối tháng 1/2021, anh Q. với dáng người bơ phờ vì mệt và đói đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nam Định trình báo bị chủ nợ bắt, giam giữ suốt 2 ngày, ép phải liên lạc người thân trả đủ tiền mới được thả về.
Đã có quá nhiều hậu quả từ việc vay tiêu dùng nặng lãi: lãi suất quá cao khiến người vay tiêu dùng không có khả năng chi trả, khiến người vay rơi vào vòng luẩn quẩn không trả được nợ, phải tìm nhiều cách giải thoát, thậm chí bỏ ra nhà ra đi hay tìm đến cái chết.
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hải Dương ngày 9-4 cho biết, đơn vị vừa triệt phá thành công hai ổ nhóm hoạt động tín dụng đen; ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 4 đối tượng về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Trong hai vụ án này, thủ đoạn phạm tội của các bị can rất tinh vi.
Nhu cầu về tài chính cá nhân rất đa dạng, nên chỉ khi mỗi người dân hiểu về hệ lụy của tín dụng đen, biết về các dịch vụ tài chính chính thức, hợp pháp và có khả năng tiếp cận thì hoạt động tín dụng đen mới có thể được đẩy lùi- đây là một trong những mục tiêu và cũng là giải pháp quan trọng được xác định tại buổi Tọa đàm: “Phát triển Tín dụng tiêu dùng - Giải pháp đẩy lùi tín dụng đen” do Báo Đầu tư Tổ chức sáng 15-3 tại Hà Nội.
Sáng 4-3, UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức khen thưởng Đội Cảnh sát kinh tế - Công an TP Biên Hòa vì có thành tích xuất sắc trong đấu tranh triệt phá băng nhóm hoạt động tín dụng đen trên địa bàn.
Thị trường tín dụng tiêu dùng hiện có quy mô hơn 1 triệu tỷ đồng (khoảng 50 tỷ USD) nhưng mới chỉ đáp ứng chưa đến một nửa nhu cầu về vốn của người dân khiến các tổ chức cho vay “chợ đen” phát triển mạnh, gây ra bao hệ lụy.
Hoạt động trên nhiều tỉnh, thành của cả nước, với hơn 150 nhân viên - Công ty Tài chính Nam Long đã trở thành nỗi kinh hoàng của không ít người dân với gói lãi suất “cắt cổ” từ 180% đến 365%/năm. Với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Công an, Công an Thanh Hóa phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự và các đơn vị chức năng đã bóc gỡ đường dây tội phạm hoạt động tín dụng đen này.
Tình trạng cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” và đòi nợ thuê trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu bùng phát trở lại rất mạnh với đủ chiêu trò, kể cả dùng bạo lực, không những đẩy người đi vay tiền vào bước đường cùng mà còn làm mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Nếu vay 5 triệu đồng, người vay sẽ trả lãi hàng ngày là 150.000 đồng, vay 10 triệu đồng, lãi mỗi ngày là 300.000 đồng và vay 20 triệu đồng, lãi mỗi ngày là 600.000 đồng, tính bình quân tiền lãi là 30.000 đồng/1 triệu/1 ngày. Nếu cuối tháng chưa trả được tiền gốc thì khách hàng tiếp tục nộp tiền lãi mỗi ngày...
Hoạt động “tín dụng đen” thời gian qua đã làm điên đảo không ít cá nhân, gia đình. Khốn khổ thay những người trót dính vào các đường dây này. Chỉ với một số tiền vay nhỏ, nếu con nợ không trả đúng hạn, món nợ sẽ nhanh chóng phình lên gấp nhiều lần. Nếu chây ì không trả, lập tức sẽ có một đội quân “ưng, khuyển” đến tróc nợ bằng những thủ đoạn lạnh lùng, tàn nhẫn... Hơn lúc nào hết, những đường dây này cần phải bị chặn đứng.
Có thể nói chưa bao giờ thị trường “vay tín chấp, vay nóng, bốc họ”... lại hoạt động sôi động như hiện nay. Nếu ở ngoài nhìn vào thì chỉ thấy nó rất êm đềm, âm thầm, lặng lẽ. Nhưng dòng chảy ngầm này đã và đang khiến cho không ít người thất điên bát đảo, thậm chí nó còn là nguồn gốc của những vụ thanh toán theo kiểu “xã hội đen”, tiềm ẩn nguy cơ gây mất trật tự xã hội.
Thời gian qua, trên địa bàn các tỉnh, thành toàn quốc liên tiếp xảy ra tình trạng vỡ “hụi”, đặc biệt tại các vùng nông thôn, nơi đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. “Hụi”, “họ”, “biêu”, “phường”... bản chất là một hoạt động góp vốn làm ăn có tính chất tương trợ lẫn nhau đã được quy định tại NĐ 144/2006 của Chính phủ, nhưng thực tế đã và đang bị một số đối tượng chủ hụi lợi dụng, biến tướng thành việc huy động vốn nhằm chiếm đoạt tài sản...
Thời gian qua, trên địa bàn toàn quốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc các băng nhóm, tổ chức tội phạm sử dụng vũ lực giải quyết mâu thuẫn, thanh trừng lẫn nhau, gây ảnh hưởng xấu đến ANTT, gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân. Tội phạm lộng hành, nguyên nhân do đâu?