Những cú lừa "bình dân", tuy số tiền chiếm đoạt một lần không nhiều nhưng nếu áp dụng với nhiều người thì số tiền mà những kẻ lừa đảo chiếm đoạt được cũng là một con số không nhỏ. Lừa đảo bán bia giá rẻ là một trong kiểu lừa mới hiện nay…
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, theo thông tin từ Công an TP Hồ Chí Minh, gần đây trên địa bàn thành phố xuất hiện thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả mạo nhân viên Lotte Cinema tuyển cộng tác viên làm nhiệm vụ online.
Muốn tiếp tục đầu tư kinh doanh nhưng nhiều người gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng do vướng nợ xấu. Biết được tâm lý “bế tắc” mà nhiều người gặp phải nên một số đối tượng xấu đã lợi dụng điều này để đăng tin, quảng cáo về “dịch vụ xóa nợ xấu ngân hàng”. Tuy nhiên đại diện Trung tâm thông tin tín dụng Việt Nam khẳng định, đây thực chất chỉ là chiêu trò lừa đảo.
Sau thủ đoạn "con cấp cứu ở bệnh viện", trên địa bàn Hà Nội lại tiếp tục xuất hiện chiêu thức lừa đảo mới nhắm tới đối tượng phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó, một số trường học, trung tâm Tiếng Anh cũng gửi cảnh báo tới phụ huynh về hiện tượng “bắt cóc trẻ em” trên địa bàn.
Ngày 2/6, Công an tỉnh Bình Dương phát thông báo cảnh báo người dân về thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức tham gia vào các ứng dụng trò chơi đổi thưởng, dụ dỗ đầu tư ngoại hối trên các sàn giao dịch giả.
Ngày 3/3, Công an thị xã Tân Uyên (Bình Dương) phát thông báo cảnh báo về thủ đoạn bán vàng 14k thành 18k sau khi trên địa bàn xuất hiện một số vụ lừa kiểu này.
Sau khi TP Hồ Chí Minh siết chặt các biện pháp phòng chống dịch, người dân hạn chế tối đa ra đường, thì việc mua hàng online đã trở thành nhu cầu chính. Với ưu điểm, ngồi ở nhà mua được “cả chợ”, nhiều người đã rơi vào tình cảnh mếu máo khi gặp phải “đội quân” lừa đảo chuyên nghiệp, bài bản, có hệ thống trên các “siêu thị mạng”.
Đối tượng khai nhận đã mua điện thoại và sim rác, mua tài khoản Facebook ảo tên Nga Pham, rồi dùng Facebook này đăng bài tặng iPhone 12 Pro Max và gửi tin nhắn đến hàng loạt nạn nhân để lừa đảo...
Mua hàng rồi trả lại tiền, tặng quà khi tham dự, mua hàng, đổi hàng hóa đã cũ lấy hàng hóa mới… là những chiêu trò lừa đảo gắn mác “tri ân” khách hàng đang xảy ra tại nhiều vùng quê, đặc biệt vào dịp cuối năm. Nạn nhân phần lớn là người già, phụ nữ, thậm chí còn có cả cựu chiến binh.
Sau khi huy động tiền góp vốn của nhà đầu tư với lãi suất cực cao, Trịnh Anh Minh dùng tiền của nhà đầu tư để "trang bị" cho mình một vỏ bọc đại gia hoành tráng như mua nhà, mua "siêu xe" và bộ sưu tập đồng hồ đắt tiền...
Sau 1 tháng trò chuyện qua mạng Facebook, người đàn ông có tên nước ngoài đề nghị hỗ trợ chị Nguyễn 20.000 USD và một phần quà có giá trị. Người đàn ông nói, để nhận được số tài sản này, chị Nguyễn phải làm theo yêu cầu của nhân viên giao dịch...
Là những người đã hoặc đang công tác trong những cơ quan Nhà nước cùng chung một chiêu trò là "nổ" có nhiều mối quan hệ với những nhân vật là quan chức ở địa phương hay người đứng đầu một ngành nào đó, nên có thể xin được việc làm với điều kiện có tiền để... lót tay.
Quảng cáo hàng hóa “trên trời” nhưng thực tế hàng khách nhận được lại kém chất lượng; nhận tiền đặt cọc của khách rồi người bán hàng tắt điện thoại, khóa Facebook và “lặn mất tăm”… những chiêu lừa cũ nhưng vẫn có nạn nhân mới.
Công an huyện Đại Từ, Thái Nguyên đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi của Vũ Văn Mạnh (35 tuổi), trú thôn Mỹ Am, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, Thái Bình - đối tượng mạo danh các cán bộ công chức nhà nước để lừa người dân mua hàng thanh lý rồi chiếm đoạt tiền. Mạnh gây án từ năm 2011 nhưng khi hết hạn điều tra vẫn không tìm ra tung tích đối tượng. Anh ta đã sa lưới khi mang chiêu lừa quay lại “địa bàn cũ”…
Ngày 3-5, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50), Công an TP Hà Nội cho biết, quá trình xác minh đã có 3 nạn nhân bị Trương Thị Thu Thảo (21 tuổi), trú tại quận Bình Thạch, TP. Hồ Chí Minh lừa đảo chiếm đoạt tiền thông qua thủ đoạn bán vé máy bay giá rẻ.
Theo thống kê, mỗi năm, lực lượng chức năng khởi tố, điều tra hàng trăm vụ án, bắt giữ hàng trăm bị can có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng Internet. Trong đó, các hành vi lừa đảo trong thương mại điện tử chiếm khá đông.
Báo CAND có bài “Dựng kịch bản trục lợi lòng nhân ái” viết về các vụ việc xảy ra trên địa bàn Hà Nội. Thật ra, hiện tượng này còn xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn, trong đó có TP Hồ Chí Minh. Cao thủ hơn là những chiêu thức đánh vào lòng thương hại khi đưa hình ảnh trẻ sơ sinh, người khuyết tật ra đường để “kiếm tiền”.
Bài học nhãn tiền về vụ huy động vốn với lãi suất cao do Phan Thị Hồng thực hiện từ năm 2003 đến năm 2008 ở phố núi Pleiku, Gia Lai và sau đó tuyên bố vỡ nợ hơn 100 tỷ đồng đến nay vẫn còn dai dẳng nỗi đau chưa lành vì nhiều gia đình “tan gia bại sản” mà chưa thể lấy lại được. Thế nhưng không hiểu sao, nhiều người dân phố núi này lại tiếp tục bị cuốn theo một cuộc chơi mới đầy rủi ro, bất trắc.
Thời gian gần đây, theo phản ánh của một số người dân, họ hay nhận được tin nhắn hoặc điện thoại của người tự xưng là cháu, họ hàng của giám đốc một công ty xổ số nói về việc cho con số để đánh đề và đánh lô chắc chắn sẽ trúng.