Là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước, thời gian qua, trên địa bàn TP Đà Nẵng tồn tại không ít dự án có tổng mức đầu tư với giá trị lên đến nghìn tỷ nhưng… làm hoài không xong...
Là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước, thời gian qua, trên địa bàn TP Đà Nẵng tồn tại không ít dự án có tổng mức đầu tư với giá trị lên đến nghìn tỷ nhưng… làm hoài không xong...
Thực hiện Thông báo kết luận Phiên họp thứ 27 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tỉnh Quảng Bình có chủ trương giải quyết dứt điểm, kiên quyết thu hồi, loại bỏ các dự án, công trình không cần thiết nhằm tập trung cho những dự án cấp bách; nhất là lĩnh vực đất đai (kể cả các dự án, công trình giao đất, cho thuê đất có thời hạn 50-70 năm).
UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành liên quan loại bỏ chức năng nhà ở thương mại đối với lô đất 94 Lò Đúc. Ngay trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành công tác đầu tư theo hướng xây dựng không gian hiện đại về thương mại - dịch vụ.
Đà Nẵng – Thành phố không chỉ là địa điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế mà còn là lựa chọn lý tưởng để an cư lạc nghiệp, thu hút cư dân đến từ nhiều địa phương trong cả nước, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản (BĐS).
Nhiều nhà đất, công sản thuộc quản lý của UBND TP Hà Nội được chính quyền giao cho các đơn vị của thành phố thuê lại đầu tư, kinh doanh và thu lợi cho ngân sách. Nhưng trên thực tế nhiều hạng mục của các công trình này đã và đang bị sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả, gây lãng phí tài sản công. Trong đó, hầu hết các quỹ nhà chuyên dùng nằm trên “đất vàng”, các vị trí thuận tiện cho việc kinh doanh.
Vịnh đẹp thế giới Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) nằm trong Khu kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô từng được kỳ vọng là nơi thu hút nhiều dự án du lịch “triệu đô” nhằm tạo ra cú hích về phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vậy nhưng, nhiều nhà đầu tư lớn sau khi đến đây đầu tư nửa vời đã âm thầm rút đi, gây lãng phí các khu “đất vàng” ven biển, nhiều hộ dân bị thu hồi đất mất công ăn việc làm…
Sáng 12/12, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đang phối hợp với đơn vị đấu giá để chuẩn bị tổ chức đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất tại các lô “đất vàng” ở trung tâm TP Huế.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, quá trình điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu "đất vàng" 148 Giảng Võ (quận Ba Đình), TP đã loại bỏ chức năng nhà ở của 10 tòa 50 tầng.
Chỉ trong thời gian ngắn, cả hai khu “đất vàng” tại phố núi Khe Sanh đều đã được cấp, chuyển đổi bất thường về quyền và mục đích sử dụng cho các cá nhân, khiến dư luận tại địa phương bất ngờ.
Sau khi chuyển về khu hành chính tập trung tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhiều trụ sở cơ quan nhà nước tọa lạc tại những khu “đất vàng” nằm giữa trung tâm TP Huế bị bỏ hoang. Trong thời gian chờ đợi nhà đầu tư, những trụ sở này dần xuống cấp, trở nên nhếch nhác và mất mỹ quan.
Viện KSND TP Hà Nội vừa ra quyết định kháng nghị phúc thẩm vụ tranh chấp hàng trăm m2 đất “vàng” ở phố Bà Triệu (phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là vụ án thu hút sự quan tâm của dư luận trong thời gian qua.
Ngày 9/6, Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã đề nghị Công ty TNHH Thanh Thủy ngừng hoạt động và di dời toàn bộ tài sản, vật dụng ra khỏi khu vực số 5, đường Nguyễn Thái Học, phường 1, TP Đà Lạt để cơ quan chức năng tiếp nhận, giao cho cấp có thẩm quyền quản lý.
Tự nhận có quan hệ quen biết nhiều, có thể lo được việc chuyển mục đích đất sử dụng chung và gộp các sổ đỏ nhà đất tại số 296, 298, 300 phố bà Triệu, ông Lê Thế Hiển, cựu Phó Chánh Văn phòng sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã "xúi" vợ ký các hợp đồng "giả cách" với ông Nguyễn Thanh Thủy, sau đó bằng các thủ đoạn gian dối, chuyển đổi lòng vòng, ông Hiển cùng vợ đã bán khu đất trên cho người khác, chiếm hơn 300 tỉ đồng.
Sau thời gian dài khởi công, hiện có nhiều dự án tọa lạc tại các vị trí “đất vàng” ở trung tâm TP Huế xây dựng ì ạch, ngừng thi công. Trước thực trạng này, các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế kiên quyết xử lý, thu hồi những dự án vẽ trên giấy và đưa vào diện giám sát đặc biệt các dự án đã triển khai nhưng chậm tiến độ hoàn thành.
Nguồn tin của PV Báo CAND chiều 21/4 cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên vừa quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin tố giác liên quan vụ việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng và giao “đất vàng” có thu tiền sử dụng đất nhưng không thông qua đấu giá tại lô đất A2, đường Hùng Vương, phường 4, TP Tuy Hòa.
Ngày 17/4, Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã trình Sở KH&ĐT tỉnh này phương án tạo nguồn vốn để thực hiện các dự án đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương, giai đoạn 2021-2025.
Ngày 9/3, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ tranh chấp khu đất “vàng” ở phố Bà Triệu (phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là vụ án thu hút sự quan tâm của dư luận trong thời gian qua. Các cơ quan tố tụng thành phố Hà Nội cũng đã nhiều lần trả hồ sơ, đổi tội danh để làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ án.
Trương Vui, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Upexim đã đem khu “đất vàng” Hồ Tùng Mậu giữa trung tâm Sài Gòn, đi cầm cố cho ngân hàng, bán cho nhiều đối tác để chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.
Sáng 9/12, tại phiên chất vấn HĐND TP Hà Nội, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QHKT) Hà Nội Nguyễn Trúc Anh nêu quan điểm, không phải cứ xây cao tầng ở khu đất 31-35 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) mới là "điểm nhấn". Theo ông, kể cả thiết kế đô thị xuống 3 tầng ở đây thì chủ đầu tư cũng phải chấp nhận.
Trong báo cáo gửi HĐND TP trước Kỳ họp thứ 10, UBND TP thông tin chi tiết về dự án chung cư số 148 Giảng Võ (Ba Đình), trước đây là khu đất thuộc Trung tâm triển lãm Giảng Võ. Đây là dự án nhiều lần HĐND TP giám sát, đưa vào danh sách các công trình chậm tiến độ nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai…