Trong thời gian gần đây, tình trạng giả danh cán bộ thuế để lừa đảo doanh nghiệp và cá nhân đang gia tăng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Các đối tượng thường tự xưng là cán bộ thuế, liên hệ với doanh nghiệp hoặc người dân, yêu cầu nộp tiền, cung cấp thông tin cá nhân hoặc thực hiện các giao dịch trái phép. Điều này không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn làm mất niềm tin của người dân vào cơ quan nhà nước, tạo ra những lo ngại về an ninh và trật tự xã hội.
Thời gian gần đây, nhiều đối tượng mạo danh là cán bộ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam gọi điện, nhắn tin cho người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) yêu cầu người dân đồng bộ dữ liệu CCCD, cập nhật thông tin trên ứng dụng VssID - BHXH số. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cảnh giác trước thủ đoạn mới của tội phạm.
Vẫn chiêu trò cũ rích, thế nhưng thời gian gần đây một số người dân ở Phú Yên tiếp tục nhận được những cuộc điện thoại di động (ĐTDĐ) mạo danh cán bộ các cơ quan tư pháp, đưa ra nhiều thông tin liên quan đến số phận pháp lý của người nghe điện thoại, rồi yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bằng thủ đoạn khoe khoang và tự giới thiệu mình là “cán bộ nhà nước”, có quen biết với nhiều người có chức vụ, quyền hạn, làm việc tại các cơ quan Trung ương, địa phương, gã đã làm quen và quan hệ tình cảm thân thiết với nhiều phụ nữ. Sau khi chiếm được lòng tin, đối tượng mới thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Lan luôn tự giới thiệu mình cán bộ Văn phòng Chính phủ, và là cháu họ một đồng chí lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, phụ trách đại diện nguồn vốn an sinh xã hội có lãi suất ưu đãi. Lan nói với các doanh nghiệp, nếu muốn vay nguồn vốn này thì Lan sẽ giúp nhưng cần đặt cọc tiền. Từ đó, Lan đã chiếm đoạt hơn 16 tỷ đồng của 6 cá nhân và doanh nghiệp.
Với 4 tiền án về các tội danh cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vừa ra tù, Khánh lại tiếp tục gây án. Với thủ đoạn đóng giả là cán bộ Công an, Kiểm sát, Toà án, Khánh đã gây ra hàng loạt vụ chiếm đoạt tiền và tài sản của người dân tại địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trị giá hàng trăm triệu đồng…
Chị T quen biết với Nhung qua các mối quan hệ xã hội và được Nhung giới thiệu mình là cán bộ Văn phòng Chính phủ, có khả năng mua xe thanh lý của các cơ quan Nhà nước với giá rẻ. Tin lời đối tượng, chị T đã chuyển cho Nhung tổng số tiền 420 triệu để nhờ mua 1 chiếc xe Camry và 1 chiếc xe Ford bán tải dạng thanh lý...
Các vụ lừa đảo bằng hình thức giả danh cán bộ cơ quan pháp luật gọi điện đe dọa nạn nhân, ép họ chuyển tiền vào số tài khoản được chỉ định nhằm chiếm đoạt thời gian qua là chiêu trò cũ nhưng nhiều nạn nhân mới. Khi đường dây tội phạm này được phát hiện, nhóm tội phạm chủ mưu ôm tiền tỉ "cao chạy xa bay", manh mối để lại chỉ là dấu vết từ số tài khoản mà nạn nhân đã chuyển tiền vào.
Mặc dù chỉ làm nghề bán hàng ăn nhưng Ngô Vân Phượng (SN 1986), ở phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mạo danh là cán bộ Văn phòng Chính phủ, có nhiều mối quan hệ có thể xin “nắn đường” dự án nhằm lừa đảo, chiếm đoạt của anh Nguyễn Ngọc T, ở quận Long Biên, Hà Nội số tiền 1,5 tỷ đồng.
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai xảy ra một số trường hợp các đối tượng lừa đảo lợi dụng sự thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin của người dân để thực hiện nhiều vụ lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hàng tỷ đồng từ các nạn nhân...
Mặc dù chỉ là thợ điện nước nhưng Nguyễn Hữu Ly (SN 1963), ở tổ 10 phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội đã bịa ra có mối quan hệ chuyên làm các thủ tục giấy tờ về nhà đất để lừa đảo hàng tỷ đồng của những người nhẹ dạ.
Theo trình báo của anh Lê Minh Thể (SN 1963, trú tổ 17, phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi), vào ngày 2-7, số điện thoại bàn 0255.823336, gọi cho anh, đầu dây bên kia một giọng nữ, giới thiệu là nhân viên bưu điện, bảo rằng anh có bưu phẩm phiếu nợ hơn 12 triệu đồng từ một thẻ tín dụng ở Hà Nội.
Ngày 21-2, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết vừa tiếp nhận đơn trình báo của Công ty CP Đầu tư xây dựng đô thị Phương Đông về việc nhóm đối tượng giả danh cán bộ Văn phòng Chính phủ lừa bán đất tại khu đô thị Phương Đông (Vân Đồn).
Công an Trà Vinh đang điều tra 5 vụ lừa đảo bằng thủ đoạn công nghệ cao chiếm đoạt4,5 tỷ đồng của các nạn nhân tại TP Trà Vinh, huyện Duyên Hải và Cầu Kè. Nạn nhân bị lừa ít nhất là hơn 90 triệu đồng và nhiều nhất là hơn 2,7 tỷ đồng.
Ngày 13-10, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Ngô Thị Thùy Dung (29 tuổi, trú phường Thạch Thang, quận Hải Châu về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bước đầu, đã xác định 16 trường hợp bị Dung lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lớn.
Trâm, Nguyên và Nhiệm tự nhận là cán bộ môi trường và lực lượng phòng cháy chữa cháy, yêu cầu kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và điều kiện phòng cháy chữa cháy và đòi tiền “bồi dưỡng” từ những chủ cơ sở kinh doanh…
Sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, Tan Shi Ren (33 tuổi, nữ) và Zhao Xiao Mei (37 tuổi, nam), quốc tịch Trung Quốc, đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của người Việt Nam qua hình thức giả danh cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật. Bị hại trong vụ án là nhiều cá nhân ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) và Hà Nội.
Hưởng và Nhứt "nổ"là cán bộ cấp cao trong quân đội, công an và đại biểu quốc hội đã được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang có nhiều quan hệ quen biết từ trung ương đến địa phương nên có khả năng xin được việc làm, mua hộ đất dự án, chạy chức vụ…
Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Kiên Giang vừa ra thông báo gửi các cơ quan về tình trạng giả danh cán bộ cơ quan nhà nước làm dịch vụ về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.