#kháng chiến chống mỹ

Người ở lại - chuyện bây giờ mới kể (bài 4)
08:40 04/09/2024

Bên cạnh việc tổ chức cho hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc đúng tinh thần Hiệp định Genève, nhận định về khả năng địch phá hoại Hiệp định, thượng tuần 9/1954, Bộ Chính trị đã ban hành thêm chỉ thị về tình hình, nhiệm vụ và chính sách mới, vạch rõ: “Nhiệm vụ của Đảng ở miền Nam trong giai đoạn hiện tại là lãnh đạo đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đồng thời phải lãnh đạo nhân dân chống những hành động khủng bố, đàn áp, phá cơ sở của ta, bắt bớ cán bộ ta và quần chúng cách mạng, tấn công của địch, giữ lấy quyền lợi quần chúng giành được trong thời kỳ kháng chiến, nhất là ở những căn cứ địa và vùng du kích của ta”.

Còn sức khỏe là còn cống hiến (kỳ cuối)
17:28 01/05/2024

Ngày tháng Tư lịch sử, dưới tán dừa mát rượi, ngồi nghe người thương binh sắp 80 tuổi Nguyễn Thanh Điềm kể chuyện, chúng tôi ngẫm ra một điều, trong lịch sử chiến tranh, hiếm có điệp viên nào lại như ông. Chỉ trong một thời khắc lịch sử của dân tộc nhưng ông đã tham gia chiến đấu ở ba mặt trận với nhiệm vụ khác nhau và đầy khó khăn, thử thách nhưng nhiệm vụ nào ông cũng hoàn thành xuất sắc.

Ký ức của các cựu biệt động Nha Trang  về trận đánh ở 36 Duy Tân năm 1967 (Kỳ 2)
08:39 28/04/2024

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.