“Làm thế nào để biết sữa đủ an toàn và tinh khiết?” là trăn trở của người tiêu dùng tại Việt Nam, đặc biệt là các bậc phụ huynh.
“Làm thế nào để biết sữa đủ an toàn và tinh khiết?” là trăn trở của người tiêu dùng tại Việt Nam, đặc biệt là các bậc phụ huynh.
Từ ngày 10/5, giá điện bán lẻ bình quân tăng 4,8%. Với mức điều chỉnh này, người tiêu dùng sẽ phải trả bao nhiêu tiền điện mỗi tháng?
Chỉ với vài cú click chuột, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được hàng loạt sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm, sữa, đồ uống... với giá “rẻ không tưởng” trên mạng xã hội. Nhưng phía sau những con số hấp dẫn ấy là nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng sản phẩm, sức khỏe người tiêu dùng khi trào lưu buôn bán hàng “cận date” (gần hết hạn sử dụng) đang tràn lan, khó kiểm soát.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối. Nhờ sự hỗ trợ của các ứng dụng tích hợp tính năng quét QR, người tiêu dùng dễ dàng nắm rõ hơn thông tin về sản phẩm, hàng hóa. Ứng dụng mã QR cũng được coi là giải pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp quản lý quy trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, xây dựng uy tín thương hiệu.
Sau khi đạt đỉnh 83.000 đồng/kg, đến đầu tuần này, ngày 17/3, giá thịt lợn hơi bắt đầu giảm nhẹ.
Liên quan đến vụ việc kẹo rau củ Kera dậy sóng trên mạng xã hội gần đây, ngày 15/3, Bộ Công Thương cho biết, Bộ đã khẩn trương vào cuộc, tiến hành kiểm tra, xác minh.
Những thay đổi về thói quen mua sắm và sự phát triển của khoa học, kinh tế - xã hội đã đặt ra các yêu cầu mới về trách nhiệm cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng.
Vào cuối tháng 12/2024, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định tờ trình Chính phủ về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán điện. Trong đó, Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc.
Nắm bắt tâm lý giảm cân trước và sau Tết của nhiều chị em, xu hướng giảm cân nhanh chóng đã trở thành cơn sốt trên các nền tảng mạng xã hội. Một trong những sản phẩm thu hút sự quan tâm đặc biệt là những loại kẹo giảm cân, được quảng cáo rầm rộ với những lời hứa hẹn như “giảm cân nhanh chóng, hiệu quả ngay tức thì, không cần tập thể dục hay ăn kiêng”.
Năm 2024, thương mại điện tử (TMĐT) vượt mốc 25 tỷ USD, tăng trưởng 20% so với năm 2023, chiếm 9% tổng mức hàng hoá tiêu dùng và 2/3 giá trị kinh tế số Việt Nam, giúp Việt Nam giữ vững vị trí Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới.
Lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ thị trường và liên tiếp phát hiện xử lý rất nhiều vụ việc vi phạm về hàng giả. Tuy nhiên, hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT), hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn tồn tại và xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường nội địa với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó lường, nhất là trên thương mại điện tử (TMĐT).
Thực phẩm chức năng giả, hoặc hàng xách tay, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xâm nhập thị trường, được quảng cáo trên mạng xã hội như “thần dược”, sai sự thật khiến người tiêu dùng bị đánh lừa. Nắm bắt nhu cầu thị trường, nhiều đối tượng còn sản xuất thực phẩm chức năng giả, đánh vào tâm lý muốn giảm cân nhanh chóng của khách hàng nên đã cho chất cấm vào thực phẩm chức năng.
Trong thời gian gần đây, thị trường Việt Nam xuất hiện nhiều loại máy lọc nước tạo kiềm với giá cả khác nhau, từ vài triệu đến cả trăm triệu đồng. Các nhà sản xuất và đại lý phân phối quảng cáo rằng những thiết bị này có khả năng chữa trị hàng loạt bệnh lý như ung thư, tiểu đường, tim mạch, và thậm chí còn có tác dụng làm đẹp da.
Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) vừa đánh giá kết quả rà soát và tình hình thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học. Trong đó, chất lượng xăng sinh học E5RON92 trong nước được đảm bảo, chưa có khiếu nại nào của người tiêu dùng liên quan đến mặt hàng này.
Hàng loạt cơ sở “khoác áo” thẩm mỹ viện quốc tế mọc lên nhan nhản, ngang nhiên hoạt động dù chưa được cấp phép, chưa đủ các điều kiện hoặc lén lút hoạt động vượt quá các danh mục được phép. Bằng những chiêu trò dẫn dụ khác nhau, các cơ sở này đã khiến cho không ít khách hàng phải ôm hận khi thực hiện các dịch vụ làm đẹp “chui”, với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng nhưng không đạt được kết quả như ý.
Tại nhiều siêu thị, trung tâm thương mại, hàng Việt nói chung và sản phẩm OCOP (Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) nói riêng đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, để các sản phẩm này có thể đứng vững trên thị trường, đi xa hơn trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ đang là vấn đề được cơ quan chức năng, doanh nghiệp (DN) quan tâm.
Tiên phong theo số hóa, nỗ lực để từng trải nghiệm của khách hàng được nâng cao mỗi ngày, TPBank hái “trái ngọt” khi liên tục lọt Top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.
Gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều xe đạp điện giá siêu rẻ không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhái các thương hiệu lớn được bày bán tràn lan. Mặc dù cơ quan chức năng đã xử lý, bắt giữ rất nhiều nhưng dường như tình trạng này không hề giảm. Những sản phẩm chưa được kiểm định đó sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với người tiêu dùng.
Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thịt nhập khẩu của người tiêu dùng ngày càng được đáp ứng dễ dàng hơn khi mặt hàng này được nhập khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, ngoài số lượng thịt nhập khẩu bán trong các hệ thống cửa hàng có thương hiệu thì một lượng thịt nhập khẩu không nhỏ đang được tiêu thụ qua kênh thương mại điện tử, chủ yếu là trang web, facebook… với mức giá khá chênh lệch.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trong đó dành riêng Chương III quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.