TP Huế có 1.132 căn nhà ở của các dự án (DA) bất động sản thuộc diện tồn kho. Thị trường bất động sản ở địa phương vẫn ảm đạm khi lượng giao dịch đất nền, nhà ở không tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn rất cao.
TP Huế có 1.132 căn nhà ở của các dự án (DA) bất động sản thuộc diện tồn kho. Thị trường bất động sản ở địa phương vẫn ảm đạm khi lượng giao dịch đất nền, nhà ở không tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn rất cao.
Một căn nhà ở xã hội 70m2 cũng có giá xấp xỉ 2 tỷ đồng với mức tạm tính gần 30 triệu đồng/m2. Với mức giá này thì rõ ràng đối với những người làm công ăn lương, người có thu nhập thấp đủ điều kiện được mua (thu nhập dưới 15 triệu đồng, không phải đóng thuế thu nhập) thực sự là bài toán khó. Sau một thời gian dài thiếu vắng nguồn cung, thì nay thi thoảng lại có một dự án mới “ra lò” là những tín hiệu tích cực với nhà ở xã hội. Thế nhưng, việc giá nhà ở xã hội liên tục tăng lại đang tạo ra một gánh nặng lớn đối với người có thu nhập thấp, ước mơ để sở hữu nhà vẫn xa xỉ.
Thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hòa ngày 2/7 cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hòa Nam đã ban hành quyết định quy định chi tiết về trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của cá nhân, nhưng cách xa địa điểm làm việc, được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn tỉnh này sau sáp nhập.
Ngày 25/6/2025, Tập đoàn Nam Long (HOSE: NLG) chính thức khởi công giai đoạn tiếp theo của khu nhà ở xã hội EHomeS tại khu đô thị tích hợp Nam Long II Central Lake, TP Cần Thơ. Sự kiện là minh chứng cho cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội và thực hiện phát triển bền vững của Nam Long, đồng thời hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong việc phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030.
Con số của Bộ Xây dựng đưa ra, tính từ đầu năm đến ngày 30/6, đã có khoảng 35 – 36 nghìn căn nhà ở xã hội được hoàn thành. Theo Bộ Xây dựng, dù đã rất nỗ lực song kết quả thực hiện chính sách nhà ở xã hội thời gian qua còn rất khiêm tốn. Kết quả chưa như kỳ vọng, nhưng vấn đề nóng liên quan đến trục lợi chính sách nhà ở xã hội vẫn xảy ra khi các kết quả kiểm tra, kiểm toán cho thấy không ít trường hợp được bán, cho thuê sai đối tượng. Do đó, phải làm mạnh khâu hậu kiểm để nhà ở xã hội đến được với đúng người đang cần. Đó cũng là ý kiến của chuyên gia, nhà quản lý tại Tọa đàm “Gỡ nút thắt, ngăn trục lợi chính sách nhà ở xã hội” ngày 30/6 do Báo Kiểm toán tổ chức.
Ngày 25/6, Công an TP Hà Nội đã cảnh báo về hành vi tung tin "suất nội bộ", "suất ngoại giao" nhà ở xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Công an TP Hà Nội đề nghị người dân đặc biệt lưu ý và nâng cao cảnh giác; tuyệt đối không giao dịch, đặt cọc hoặc chuyển tiền cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào rao bán nhà ở xã hội trái phép, tự xưng có "suất nội bộ", "suất ngoại giao".
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy, từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Xây dựng đã tổ chức 25 đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ các khó khăn để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội tại các địa phương, gồm: TP Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Ninh Bình, Bình Thuận, An Giang, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Kiên Giang, Nghệ An, Quảng Nam; Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ngày 20/6, tại cuộc họp giao ban quý 2 của Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Trí Đức, Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng cho biết, Bộ đang tích cực phấn đấu hoàn thành mục tiêu 3.000km đường cao tốc trong năm 2025. Bên cạnh đó Bộ Xây dựng cũng sẽ cố gắng tháo gỡ các quy định còn chồng chéo.
Theo chỉ tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 27/2/2025 thì trong năm 2025 tỉnh Hà Tĩnh phải hoàn thiện 200 căn nhà ở xã hội (NOXH). Tuy nhiên, theo báo cáo gửi Bộ Xây dựng mới đây nhất, ông Trần Báu Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, chỉ tiêu nói trên giao cho Hà Tĩnh là khó khả thi.
Phải có thu nhập không quá 15 triệu đồng/tháng (nếu còn độc thân) và không quá 30 triệu đồng/tháng tổng thu nhập 2 vợ chồng (nếu đã kết hôn) mới đủ điều kiện mua nhà ở xã hội. Đây là quy định tại Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Quy định này thực tế đang bộc lộ những bất cập, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh.
Nhu cầu nhà ở xã hội đang vượt quá nguồn cung, khiến hàng trăm người dân ở Đà Nẵng phải xếp hàng từ sáng sớm để có cơ hội sở hữu căn hộ tại dự án An Trung 2 (phường An Hải Nam, quận Sơn Trà, Đà Nẵng). Thực trạng này đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc điều tiết, quản lý và triển khai chính sách nhà ở một cách bài bản, hiệu quả hơn.
Là một trong những địa phương dẫn đầu về phát triển nhà ở xã hội, hiện Bắc Giang đã phê duyệt được 14 dự án, lựa chọn xong chủ đầu tư của 14 dự án với 29.000 căn hộ. Chia sẻ tại toạ đàm “Đột phá phát triển nhà ở xã hội” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 5/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phạm Văn Thịnh chia sẻ kinh nghiệm, Bắc Giang xác định người lao động là một nguồn lực rất quan trọng để đem lại sự phát triển của tỉnh.
Theo tính toán của cơ quan quản lý nhà nước, Nghị quyết thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù để phát triển nhà ở xã hội mới được Quốc hội thông qua sẽ rút ngắn được 200 ngày thủ tục đầu tư nhà ở xã hội. Thế nhưng, tại toạ đàm “Đột phá để phát triển nhà ở xã hội” ngày 5/6 do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu cho rằng, thực tế các doanh nghiệp có thể sẽ rút ngắn được đến 3 năm.
Thủ tướng khẳng định thể chế chính sách đã ngày càng được hoàn thiện, vấn đề quan trọng là phải tổ chức thực hiện thật tốt, đảm bảo mục tiêu hoàn thành 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025.
Thủ tướng cho rằng thể chế pháp luật về phát triển nhà ở xã hội ngày càng được hoàn thiện, tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông để mọi người dân đều có thể tiếp cận nhà ở xã hội, có chỗ ở.
Rút ngắn thủ tục đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận quỹ đất là hàng loạt giải pháp tháo gỡ để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội trong Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội của Quốc hội đã chính thức được thông qua. Tại Tọa đàm "Hiện thực hóa giấc mơ nhà ở xã hội" do Bộ Xây dựng và Báo Tiền phong tổ chức ngày 30/5, các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp đều cho rằng, Nghị quyết sẽ là cơ sở để hiện thực hoá giấc mơ nhà ở xã hội cho người dân.
Đây là một trong những cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính trong Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội của Quốc hội vừa được thông qua chiều ngày 29/5. Tại tọa đàm “Hiện thực hoá giấc mơ nhà ở xã hội” do Bộ Xây dựng và Báo Tiền phong tổ chức ngày 30/5, các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp đều cho rằng, những điều chỉnh mạnh mẽ về chính sách của Nghị quyết sẽ là cơ sở để hiện thực hoá giấc mơ nhà ở xã hội cho người dân.
Chiều 29/5, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Đây là bước đi quan trọng nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, tháo gỡ kịp thời các điểm nghẽn trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời khơi thông nguồn lực đầu tư nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân, viên chức và các đối tượng yếu thế.
Chiều 27/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Câu chuyện làm sao để giấc mơ có nhà của công nhân, người lao động nghèo thành hiện thực, nhà ở xã hội đến được đúng đối tượng đã làm nóng nghị trường Quốc hội ngày 24/5 khi Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.