100 USD (khoảng 2,5 triệu đồng)/ tô phở, điều mà người viết thật sự ngạc nhiên không phải là giá cả mà ở câu nói của Peter Cường Franklin, người sáng lập và làm bếp trưởng tại Anan Sài Gòn, nhà hàng 1 sao Michelin: "Quy tắc ngầm của phở là: Đừng đùa với phở". Đúng, đừng đùa với phở. Phở Việt đã trở thành một danh từ trong từ điển Oxford của nước Anh.
AI (trí tuệ nhân tạo) đang đi vào cuộc sống của mỗi quốc gia, mỗi con người và biến những điều không tưởng thành hiện thực một cách nhanh chóng, giúp giải phóng sức lao động của con người. Tuy nhiên, sự thâm nhập như vũ bão ấy của AI đang gây ra những lo ngại rằng sự phát triển của AI có thể đánh dấu sự kết thúc của loài người nếu những kẻ xấu nhúng tay vào; giảm thiểu rủi ro của AI nên là ưu tiên toàn cầu bên cạnh các rủi ro quy mô xã hội khác như đại dịch và chiến tranh hạt nhân. Một cuộc đua kiểm soát AI đang thực sự bắt đầu.
Năm 2021 là năm thứ hai đại dịch COVID-19 hoành hành, thế giới đối mặt với những làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng hơn, gây nhiều tổn thất hơn khi một loạt biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện.
Trong hơn 2 thế kỷ qua, nhiều nhà khoa học đã chủ động tìm hiểu con đường lây nhiễm của nhiều căn bệnh khác nhau để rõ hơn về chúng. Bài viết kịch tính dưới đây của nữ tác giả Theresa Machemer, bà là một nhà văn tự do sinh sống ở Washington DC. Những bài viết thuần túy của bà xuất hiện đều đặn trên tạp chí National Geographic và kênh video khoa học SciShow.
Cố Thủ tướng Anh William Gladstone từng nói, sắc xanh dương hẳn có một lai lịch rất khác thường trong lịch sử phát triển của nhân loại. Xuyên suốt thời cổ đại, những bản thảo của Hy Lạp, kho tàng văn học hay kinh thánh từ Trung Quốc đến Do Thái đều chưa từng đề cập đến từ chỉ màu này. Vài bản chép tay gọi tên sắc xanh dương chỉ được tìm thấy trong những tàn tích của nền văn minh Ai Cập cổ đại, để rồi từ đó hé mở vô số những bí ẩn về màu xanh đầy quyến rũ, trở thành cảm hứng nghiên cứu của khoa học hiện đại.
Một nghiên cứu mới cho thấy, những người khai phá Mặt trăng, sao Hỏa đầu tiên để định cư, họ có thể tận dụng các hang dung nham của núi lửa dưới lòng đất để ở, tránh được các cuộc tấn công từ thiên thạch, sóng bức xạ.
Phim về chiến tranh, nói về con người và hệ lụy của tình yêu bị chiến tranh tàn phá, văn học và điện ảnh thế giới đã nói nhiều. Một số phim của Việt Nam cũng khai thác thành công tới tối đa mặt bi kịch của con người ở lĩnh vực tình yêu trong chiến tranh...
Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn gọi là Thế chiến I, là một trong những cuộc chiến tranh khốc liệt và quy mô nhất trong lịch sử nhân loại và cũng là sự kiện lịch sử có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.
Ngày 18-8, tổ chức Kofi Annan Foundation đã phát đi thông báo ông Kofi Annan, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ), đã qua đời tại bệnh viện ở thành phố Bern, Thụy Sĩ, do bệnh nặng, hưởng thọ 80 tuổi. Cuộc đời ông được đánh dấu bởi sự cống hiến hết mình cho tổ chức LHQ, cho sự nghiệp gìn giữ hòa bình thế giới bằng trí tuệ của nhà ngoại giao xuất chúng.
Cách đây đúng 235 năm, vào đầu tháng 6-1783, một nguồn tin lan truyền làm rung chuyển "kinh thành ánh sáng" Paris của Pháp quốc: ở phía nam đâu đó gần Avignon, một khối cầu nhân tạo khổng lồ đã bay từ dưới đất lên trời, trông như một "con tàu khói" giữa biển mây.
Người nghèo tiêu gì? Người giàu tiêu gì? Đã tưởng đây là câu hỏi không nhất thiết phải đặt ra, hiểu theo nghĩa thông thường, song thực sự nó lại vẫn cứ là một câu hỏi có tính cập nhật và then chốt trong đời sống con người ở thế gian này.
5 năm sau thành công vang dội trên toàn thế giới của bộ phim tài liệu “Home” về chủ đề môi trường, khí hậu với 600 triệu người xem, đạo diễn Yann Arthus-Bertrand tiếp tục giới thiệu trước công chúng dự án mới mang tên “Nhân loại”.
Nhân dịp Tổng thống Hòa Kỳ Barack Obama thăm Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ, Nhà khoa học Lê Văn Tuấn – Tổng đại diện Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh về triển vọng hợp tác, hội nhập quốc tế cũng như giá trị Nhân văn của Việt Nam với bạn bè năm châu.
Vào năm 1921, tại kho lưu trữ của Hoàng gia Phổ người ta đã tìm được các bản vẽ bằng tay, tạo ra một sự lôi cuốn lớn đối với giới khoa học thời đó. Tác giả của bản tài liệu cổ này là nhà sáng chế Melchior Bauer sinh ngày 19-10-1733.