Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Armenia trong suốt 2 tuần gần đây khiến nhiều chuyên gia lo ngại sẽ có một kịch bản kiểu Ukraine hồi năm 2014. Armenia là đồng minh của Nga, vậy thì ai đứng đằng sau xúi giục người dân Erevan làm loạn?
Ngày 23/6, hội nghị theo thể thức Normande về vấn đề Ukraine đã khai mạc tại thủ đô Paris của Pháp với sự tham gia của Ngoại trưởng 4 nước Pháp, Đức, Ukraine và Nga. Tuy nhiên, những cuộc đấu khẩu trước đó một ngày giữa giới chức các nước này đã báo hiệu nguy cơ thất bại, nhất là khi tình hình ở miền Đông Ukraine ngày càng phức tạp kèm theo những tranh chấp gay gắt giữa Moskva-EU và Moskva-NATO.
Ngày 3/6 vừa qua, báo chí và các hãng thông tấn quốc tế đồng loạt đăng tải về những tuyên bố mới nhất liên quan đến nguồn gốc của tên lửa đã bắn rơi chiếc máy bay hàng không dân dụng của hãng Malaysia Airlines mang số hiệu MH17 trên bầu trời Đông Ukraine hồi tháng 7/2014. Điều đáng chú ý là tuyên bố mới này khẳng định: tên lửa bắn rơi chiếc MH17 là của quân đội Ukraine.
Chiến sự tại Ukraine bỗng tái bùng phát nghiêm trọng. Chính quyền Kiev và đồng minh Mỹ lại đổ lỗi cho Nga. Moscow cho rằng, Ukraine đã nhiều lần có những động thái làm leo thang căng thẳng trước thềm một số sự kiện quốc tế lớn. Hãng RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Điện Kremlin cáo buộc Kiev kích động giao tranh mới ở miền Đông Ukraine để gây sức ép lên EU, khi mà tổ chức này chuẩn bị đưa ra quyết định liên quan đến việc gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga.
Sau một thời gian “im hơi”, bạo lực lại tái bùng phát ở miền Đông Ukraine và chỉ trong 24h qua đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 24 người, gồm 14 tay súng của lực lượng đòi độc lập, 5 dân thường và 5 binh sĩ Ukraine, và làm hơn 100 người bị thương.
Cuối tháng 4 vừa qua, Tòa án tối cao Áo đã chính thức đưa tỉ phú người gốc Ukraine Dmytro Firtash ra xét xử đồng thời từ chối dẫn độ người này sang Mỹ. Xuất hiện trước tòa án Vienna (Áo) từ ngày 7/5, tỉ phú Firtash thẳng thừng phủ nhận có mối liên hệ với Nga, đồng thời tiết lộ nhiều thông tin về hậu trường chính giới Kiev.
Chính quyền Kiev đang cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc theo chiều hướng cực đoan vô độ bất chấp hậu quả. Khơi dậy lòng yêu nước bằng cách đổ tội cho Nga và xóa sạch dấu vết Nga tại Ukraine thay vì tìm cách giải quyết cuộc nội chiến của chính mình là cách mà chính quyền Tổng thống Petro Poroshenko đang làm.
NATO mở rộng về phía Đông là một phần không thể thiếu trong việc chuyển đổi mô hình chiến lược của NATO và chiến lược toàn cầu của Mỹ. Cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Đông Âu thay đổi nhanh chóng, Hiệp ước Vacsava hủy bỏ, Liên Xô tan rã, Chiến tranh lạnh kết thúc. NATO – sản phẩm còn sót lại sau Chiến tranh lạnh - không những không tan rã mà còn không ngừng tăng thêm thành viên mới, mở rộng thế lực. Cho đến nay, NATO đã quy tụ được 28 nước thành viên.
Hãng AFP từng dẫn lời Tổng thống Ukraine khi ông Petro Poroshenko phát biểu trên kênh truyền hình tư nhân ICTV - chừng nào còn là Tổng thống, tôi không cho phép xảy ra xung đột quyền lực, quyết chống lại những kẻ đầu sỏ chính trị và không cho phép hỗn loạn ở Kiev, cũng như bất cứ thành phố nào.
Căng thẳng chính trị ở Ukraine luôn là đề tài nổi bật trên báo chí quốc tế. Tuy nhiên, người ta lại ít đề cập đến những nhà tài phiệt có sức ảnh hưởng lớn "âm thầm" đứng sau những diễn biến chính trị của nước này. Họ là những lãnh đạo doanh nghiệp lớn và đôi khi được gọi là "đầu sỏ chính trị".
Bộ Nội vụ Ukraine ngày 15/4 xác nhận thông tin cựu thành viên quốc hội Ukraine Oleg Kalashnikov dưới thời cựu Tổng thống Viktor Yanukovich được phát hiện chết tại nhà do bị bắn.
Hãng tin Itar-Tass ngày 14/4 dẫn thông báo từ trang thông tin của Phủ Tổng thống Ukraine cho biết, Tổng thống Petro Poroshenko đã bãi nhiệm Đại sứ nước này tại Mỹ.
Trong khi cuộc khủng hoảng ở miền Đông còn chưa được giải quyết, Ukraine lại lâm vào một “cuộc chiến quyền lực mới”. Lần này, Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đang trở thành “mục tiêu tấn công hàng đầu” của các đảng đối lập với những cáo buộc tham nhũng và lời kêu gọi từ chức.
Việc Ukraine chi khoảng 100 triệu euro để tiếp tục xây dựng hàng rào điện với dây thép gai và mìn dài tới 2.000 km (thượng tuần tháng 4), dự án được coi là "bức tường Berlin" mới với Nga đang khiến Liên minh châu Âu (EU) bất bình cho dù EU ủng hộ Kiev nâng cấp các biện pháp an ninh biên giới. Bởi Ukraine đã sử dụng một phần số tiền trong gói cứu trợ kinh tế của EU cho kế hoạch này.
Trong khi cuộc xung đột vũ trang với lực lượng ly khai ở miền Đông chưa kết thúc, và nền kinh tế đang kiệt quệ, Chính phủ của Tổng thống Petro Poroshenko lại phải đối mặt với thách thức mới đến từ chính các đồng minh giàu có - các tỉ phú, nhà tài phiệt nắm giữ sinh mệnh kinh tế của đất nước.
Trong hơn một tháng trở lại đây đã có đến hơn chục nhân vật ủng hộ nước Nga hoặc có tiếng nói, quan điểm thân Nga ở Ukraine chết một cách khó hiểu. Họ tự sát, bị giết hay bị bức tử? Đây có phải là bằng chứng cho thấy mức độ lộng hành của các thành phần dân tộc chủ nghĩa Ukraine hay là kết quả của chính sách thanh lọc những thành phần thuộc chế độ cũ (thân Nga) ra khỏi đời sống chính trị tại Ukraine?
Tuyên bố hôm 26/3 của tỷ phú Igor Kolomoisky với đài truyền hình Ukraine 1+1 khiến dư luận Ukraine "dậy sóng" khi cựu Thống đốc khu vực Dnipropetrovsk cho biết, sẽ không tham chính để tập trung vào hoạt động kinh doanh và xã hội "vì lợi ích của Ukraine", bởi trong mắt mọi người, ông là một doanh nhân và không có lý do gì để thay đổi điều này.
Trong khi cố vấn Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko xác nhận thông tin về cái chết của con trai út ông Viktor Yanukovych (22/3), thì Bộ Ngoại giao Ukraine vẫn chưa xác nhận về số phận của "cậu ấm" cựu Tổng thống.