Bên trong cỗ máy bắt cóc tống tiền của IS
- IS và Taliban tranh giành lãnh địa Afghanistan bằng những hành động tàn bạo
- Lần đầu tiên, Nga không kích IS
- Bộ Quốc phòng Mỹ làm ngơ trước dịch lạm dụng tình dục trẻ em trong binh sĩ Afghanistan?
- Khi những kẻ đào ngũ lên tiếng về bộ mặt thật của IS
- Nga, Mỹ “bắt tay” chống IS
- Bên trong “bệnh viện” lấy nội tạng người của IS
Cách đây 2 năm, nhà báo Mỹ Steven Sotloff khăn gói lên đường đến thành phố Aleppo của Syria và không bao lâu sau ông bị bắt cóc. Yusuf Abubaker, người lái xe chở Sotloff, cho biết, có khoảng từ 10 đến 15 tên, tay cầm súng AK, đi trên 3 chiếc xe bất ngờ xuất hiện và bắt cóc họ. Hai người bị tách riêng ra kể từ đó. Abubaker may mắn được trả tự do vào 15 ngày sau đó.
Tháng 9/2014, IS tiết lộ một video cho thấy Sotloff bị chặt đầu. Sau đó, đến lượt nhà báo Mỹ James Foley bị giết chết trong hoàn cảnh tương tự. Tổng cộng có đến 181 nhà báo bị giết chết ở Syria từ năm 2011 - theo số liệu do Tổ chức Nhà báo Không biên giới (RWB) cung cấp. Ít nhất 29 người, trong đó bao gồm 9 người nước ngoài, vẫn còn mất tích hoặc bị giam giữ bởi IS hay các nhóm cực đoan vũ trang khác ở Syria.
“Người trung gian” Moutez Shaklab; nhà báo Steven Sotloff và Milad Al Shihaby. |
Một cựu điệp viên IS tự xưng là Abu Huraira cho biết, anh ta thường theo dõi những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông, đưa tin về cuộc chiến ở Syria và sau đó thông báo cho bọn khủng bố để sắp xếp kế hoạch bắt cóc. Ngay từ đầu cuộc xung đột, Abu Huraira từng là thành viên của nhóm nổi dậy chống chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad gọi là Quân đội Syria Tự do (FSA) và sau đó gia nhập một nhóm cực đoan địa phương có quan hệ với Al-Qaeda trước khi đầu quân cho IS.
Abu Huraira cung cấp cho báo chí rất nhiều bức ảnh chụp nạn nhân bị bắt cóc, các băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa anh ta và các thủ lĩnh IS ở tỉnh Raqqa của Syria - tất cả cho thấy rõ những vụ bắt cóc đều được lập kế hoạch hết sức cẩn thận. Abu Huraira cho biết, có nhiều người giống như anh, sẵn sàng cung cấp thông tin cho những kẻ bắt cóc. Theo Abu Huraira, IS có cả một bộ phận riêng biệt phụ trách hoạt động bắt cóc và mục tiêu chính là các nhà báo nước ngoài. Đôi khi, IS bắt cóc không nhằm đòi tiền chuộc mà chỉ vì mục đích trừng phạt nạn nhân.
Tháng 1/2014, một nhóm người bịt mặt xâm nhập Văn phòng của nhà báo Syria Milad Al Shihaby ở thành phố Aleppo với mục đích trừng phạt ông vì những bài viết về tội ác man rợ của IS. Shihaby kể lại: "Bọn chúng cướp đi mọi thiết bị điện tử trong văn phòng như camera, laptop rồi tống tôi lên xe chở đến căn cứ của chúng nằm trong một bệnh viện nhi đồng". Al Shihaby bị giam riêng suốt 13 ngày trong bệnh viện cũ ở Aleppo. Khoảng 200 người Syria khác cũng bị giam giữ tại đây.
Nhà tù giam giữ Milad Al Shihaby. |
Một số tù nhân bị hành hình do không chịu quy theo đạo Hồi. Al Shihaby kể: "Tôi bị bịt mắt suốt 10 ngày. Tôi phải cầu nguyện và thậm chí ăn uống trong tình trạng bị bịt mắt". Sau đó, Al Shihaby được bọn chúng chuyển đến một căn phòng khác rộng hơn có nhiều tù nhân hơn và được tháo băng bịt mắt. Ở đây, Shihaby nghe rõ âm thanh IS tra tấn tù nhân. Khi chiến binh FSA xuất hiện đánh bại IS ở khu vực giam giữ của chúng, Al Shihaby và các tù nhân khác mới có cơ hội chạy thoát. Hiện nay, Al Shihaby đang sống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng 6-2013, hai nhà báo Pháp Edouard Elias và Didier Francois bị bắt cóc ở Syria. Hai nhà báo chỉ được thả sau 10 tháng. Chính quyền Pháp khẳng định không trả tiền chuộc Elias và Francois theo yêu cầu của IS.
Moutez Shaklab là doanh nhân thường xuyên đi lại giữa thành phố Paris nước Pháp và Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi ông có cơ sở bán bánh mì. Shaklab chính là "người trung gian" giữa bọn bắt cóc và gia đình các nạn nhân. Shaklab cho biết, ông từng giúp sắp xếp một cuộc thương lượng với bọn bắt cóc để trả tự do cho nhà văn Bỉ Pierre Piccinin da Prata và nhà báo Italia Domenico Quirico. Shaklab nói: "Người đại diện cho gia đình họ đồng ý nộp 4 triệu USD trước sự làm chứng của tôi". Tiền được để trong một chiếc xe tải nhỏ chạy đến một tòa nhà, nơi bọn bắt cóc tiến hành kiểm tra số tiền, bọn chúng là cựu chiến binh FSA gia nhập IS.
Tuy nhiên, Shaklab cũng từng gặp thất bại trong 2 lần thương lượng với IS. Trong khi tìm kiếm một nạn nhân của bọn bắt cóc để đóng vai trò "trung gian", Shaklab tình cờ gặp một thành viên IS. Cuộc trò chuyện giữa đôi bên kéo dài chừng 30 phút. Tên IS có vẻ hung hăng và đe dọa, buộc tội Shaklab là người vô đạo. Thái độ thù địch của tên IS khiến Shaklab lo sợ và rút lui nhanh. Giới chuyên gia cảnh báo điều gây kinh hoàng nhất hiện nay không chỉ là những video của IS ghi lại cảnh hành hình các nhà báo mà hiện nay tình trạng nhiều người dân thường Syria gia nhập thế giới bóng tối và chấp nhận làm gián điệp cho IS.