Mỗi năm hàng ngàn phụ nữ mất tích bí ẩn
- Cuộc sống với gái “dịch vụ”, súng mạ vàng và thú dữ của trùm ma túy Mexico
- Cảnh sát đột kích ‘siêu đường hầm’ ma túy nối liền Mỹ - Mexico
- Cảnh sát Mexico truy tìm “nhện độc” La China
- Mexico: Bắt giữ trùm ma túy bị Mỹ truy nã gắt gao
- 'Thủ đô' bạo lực với nữ giới ở Mexico
- Mexico thành lập lực lượng điều tra 43 sinh viên mất tích
- Mexico: Tái điều tra vụ 43 sinh viên mất tích
Khu vực xung quanh thủ đô Mexico City của Mexico được coi là vùng đất nguy hiểm nhất đối với phụ nữ nước này, với ít nhất 2.228 người bị giết chết ở đây trong thập niên qua.
Theo báo cáo của Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM), ước tính mỗi năm có 20.000 phụ nữ ở Mexico bị bọn buôn người bắt cóc để ép buộc vào con đường mại dâm.
Khi cô con gái Karen biến mất, hai vợ chồng Elizabeth và Alejandro biết họ sẽ không có cơ may nào được gặp lại con. Elizabeth tâm sự: "Tôi vô cùng đau khổ. Tôi tìm kiếm hết các đường phố, gọi bạn bè song không ai nhìn thấy con bé. Chúng tôi nghĩ con bé đã bị bắt cóc".
Karen mất tích hồi tháng 4/2013, lúc chỉ mới 14 tuổi. Elizabeth trình báo cảnh sát về vụ con gái mất tích sau 3 giờ tìm kiếm trong vô vọng. Nhưng người mất tích chỉ được đưa vào hồ sơ tìm kiếm của cảnh sát Mexico sau 72 giờ. Do đó, vợ chồng Elizabeth phải tự tìm kiếm thông qua mạng xã hội của con gái.
![]() |
Đôi giày của một cô gái với thông điệp: "Họ ở đâu? Chúng tôi yêu cầu công lý". |
Elizabeth kể: "Khi truy cập vào tài khoản Facebook của Karen, vợ chồng tôi rất bất ngờ khi phát hiện con gái có đến hơn 4.000 người bạn. Đúng là mò kim đáy biển, song chúng tôi cũng may mắn lần ra được một người đàn ông rất đáng chú ý. Chúng tôi tìm thấy bức ảnh chụp người đàn ông này cùng với nhiều cô gái ăn mặc hở hang và tay cầm súng. Tất cả những cô gái đều cùng độ tuổi với Karen".
Alejandro mô tả: "Người đàn ông này luôn có cách trò chuyện giống như một tên buôn lậu ma túy. Hắn tiếp xúc được với Karen vài ngày trước khi con bé biến mất". Gia đình của Karen biết rằng họ còn rất ít thời gian để ngăn chặn cô bé bị đưa khỏi Mexico. Họ gây sức ép với cảnh sát và buộc họ phải phát tín hiệu báo động và dán thông báo mất tích tại mỗi trạm xe buýt cũng như nhà tù trên khắp đất nước. Họ đưa thông tin về Karen lên truyền hình và đài phát thanh.
Cuối cùng, sự kiên trì của vợ chồng Elizabeth cũng được đền đáp. 16 ngày sau, Karen được phát hiện tại một trạm xe buýt cùng với một cô gái khác cũng được báo cáo mất tích ở địa phương khác. Điều đó cho thấy chiến dịch thông tin rầm rộ đã khiến kẻ buôn người bị động và đã thả hai cô gái.
Sau khi tìm thấy con gái, vợ chồng Elizabeth bắt đầu giúp đỡ 21 gia đình có con bị mất tích, trong đó có một số trẻ chỉ mới 5 tuổi. Hai vợ chồng kể lại trường hợp của cô bé 17 tuổi tên là Syama Paz Lemus mất tích hồi tháng 10/2014, một nạn nhân của bọn buôn người trên Internet. Syama là cô gái nhút nhát, thích trò chuyện trên các mạng xã hội, chơi game trực tuyến và nhốt mình trong phòng riêng hàng giờ với chiếc laptop cũng như thiết bị chơi game Xbox.
![]() |
Bức ảnh chụp Syama. |
Vào đêm Syama biến mất, cha mẹ phát hiện phòng riêng cô con gái trong tình trạng bừa bãi và thiết bị Xbox cùng với quần áo đã không còn. Những người láng giềng cho biết, họ nhìn thấy Syama mở cửa nhà đón một người đàn ông đội mũ trùm đầu đi taxi đến trong đêm cô bé biến mất. Một lúc sau, gã đàn ông rời khỏi nhà cùng với Syama, mang theo hai túi xách và cả hai nhanh chóng leo lên một chiếc ôtô màu trắng. Người mẹ bắt đầu cuộc tìm kiếm trên Internet song tài khoản Facebook và Xbox của Syama đã bị khóa.
Kể từ đó, cha mẹ của Syama cố gắng tìm kiếm Syama bằng mọi cách với hy vọng sẽ có được manh mối nào đó về con gái. Thế nhưng, 10 tháng sau khi Syama biến mất, họ vẫn không tìm thấy dấu hiệu nào khả quan. Tuy nhiên, cảnh sát vẫn tiếp tục điều tra về vụ Syama mất tích và cha mẹ cô gái vẫn còn nuôi hy vọng.
![]() |
Thông điệp "Không còn bạo lực chống phụ nữ" ở Mexico. |
Tháng 7/2015, Thống đốc bang Mexico cuối cùng cũng phải thừa nhận - sau nhiều năm cố tình phủ nhận - rằng bạo lực giới tính là vấn đề nghiêm trọng tại một số khu vực của địa phương này. Lần đầu tiên ở Mexico, Thống đốc bang Mexico phát đi "cảnh báo về giới tính" tại 11 trong 125 khu vực hành chính, bao gồm khu Ecatepec là nơi ở của Syama. Hành động này thúc giục các chính quyền bang phải tiến hành điều tra nguyên nhân của tình trạng bạo lực giới tính tăng cao để sau đó có biện pháp bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái.
Hiện nay, nhiều gia đình có người thân mất tích ở Mexico quay sang tìm kiếm sự giúp đỡ trên các trang mạng xã hội do thất vọng trước hành động chậm chạp của cảnh sát.