Ứng dụng nhắn tin giúp giải cứu nữ nô lệ
Điều đầu tiên Otiende có thể làm là tham gia trò chuyện với nhóm phụ nữ trên qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp. Sau đó, Otiende sử dụng ứng dụng nhắn tin miễn phí này để cung cấp thông tin cho từng phụ nữ ở Libya.
Những phụ nữ này đã gặp nhau hoặc tìm thấy nhau trên mạng xã hội sau đó tập hợp lại thành một nhóm. Nhiều người trong số họ lo lắng về tương lai và cần một lối thoát do vậy Otiende và các đồng nghiệp đã cung cấp cho họ những hướng dẫn, thủ tục giấy tờ và các địa điểm cần tới để có thể chạy trốn sang Kenya với sự hỗ trợ từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Kenya cùng Tổ chức Di cư Quốc tế.
Ứng dụng nhắn tin giúp chống buôn bán phụ nữ. |
Theo Otiende, tính tới tháng 12-2016, tất cả 31 phụ nữ trên đã thoát khỏi nguy cơ bị biến thành nô lệ tình dục và đang xây dựng cuộc sống mới tại Kenya.
Trong năm 2011, Microsoft đã tài trợ 6 đợt với tổng số tiền 185.000 USD cho các nhà nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của công nghệ trong việc chống lại nạn buôn người. Cùng năm đó, Google đã tài trợ 11,5 triệu USD cho 10 tổ chức chống buôn người và chống nạn nô lệ.
Để giúp đỡ những người bị giám sát chặt chẽ và không thể truy cập ứng dụng, giáo sư Gordon Gow và sinh viên của ông tại Đại học Alberta đã chạy những quảng cáo đặc biệt trên các trang web như Backpage.com nhằm thu thập số điện thoại của các cô gái bán dâm. Sau đó, Gow gửi tin nhắn với thông tin liên lạc với Trung tâm chống nạn nô lệ tình dục cho họ.
Gow cho biết khoảng 10% trong số hơn 5.000 tin nhắn mà nhóm của ông gửi đi nhận được phản hồi, một số cô gái cảm ơn trong khi một số khác yêu cầu những trợ giúp chi tiết như giới thiệu với cảnh sát hoặc trung tâm cai nghiện.
Mỗi lần gửi tin, thường từ 100 tới 300 tin nhắn, tiêu tốn 10 USD nên theo Gow đây là phương thức thiết thực và hiệu quả để liên hệ với các cô gái. Theo Otiende, tiếp cận thành công với một cô gái chỉ là bước khởi đầu.
Ở Kenya, tổ chức của cô đang giúp đỡ những cô gái vượt biên từ Libya kiếm việc làm, nơi ở và tư vấn cho họ vượt qua những tổn thương. Những người di cư, đặc biệt là người tị nạn rất dễ bị tổn thương hoặc bị bắt trở thành nô lệ một lần nữa. "Vấn đề của chúng tôi là luôn cảm thấy mối đe dọa từ phía sau, nơi những kẻ buôn người đang rình rập", Otiende nói.
Otiende và nhóm của cô đang cố gắng đưa thông tin của cô lên mọi mạng xã hội để có thể giúp đỡ được nhiều người hơn nữa ở Kenya cũng như ở các nước khác. Mục tiêu tiếp theo là Instagram, Twitter và YouTube.