Trung Đông – Hướng chiến lược mới của Nga?
- Nga chiếm vị thế trong cuộc chiến chống IS ở Trung Đông
- Nga sẽ làm thay đổi tình hình Trung Đông và thế giới
- Syria và chiến lược Trung Đông của Tổng thống Putin
- Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân âm thầm ở Trung Đông
- Vũ khí Mỹ và xung đột ở Trung Đông: Đục nước béo cò
Có lẽ sự phối hợp 4 bên giữa Iran-Iraq-Nga-Syria trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) là bước đi quan trọng hướng tới mục tiêu này.
Phát biểu tại hội nghị của Hội đồng Barents châu Âu - Bắc Cực, tổ chức tại Oulu, Phần Lan, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh nhằm hỗ trợ cho cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và tăng cường khả năng phòng thủ để đối phó với tổ chức IS, cũng như các nhóm khủng bố khác, Nga sẽ cung cấp trang thiết bị quân sự và hỗ trợ kỹ thuật cho các chính phủ có chủ quyền, trong đó có Chính phủ Iraq và Syria.
Theo các nhà phân tích, việc Nga chuyển hướng chiến lược sang khu vực Trung Đông, không chỉ nhờ lợi thế là có đông đảo đối tác chiến lược truyền thống và các nước bè bạn chiến lược - những nước từ trước đến nay luôn mang ơn Nga vì các khoản viện trợ, sự hậu thuẫn và cung cấp vũ khí, mà hiện Iran và Syria là hai nước đứng đầu danh sách các đối tác chiến lược của Nga trong khu vực.
Phi đội máy bay ném bom của Nga. |
Bất chấp khu vực phạm vi ảnh hưởng của Nga giáp với Trung Đông ngày càng thu hẹp, Nga vẫn có ảnh hưởng đáng kể ở Trung Đông - vốn tiếp giáp các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, và an ninh của Trung Đông có quan hệ mật thiết với an ninh của Nga. Do đó, chiến lược xoay trục mạnh mẽ của Nga về Trung Đông tạo thuận lợi cho việc hiện thực hóa chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin với mục tiêu chủ yếu là tái nổi lên trở thành trung tâm quyền lực độc lập của thế giới.
Xét về vị thế và chỗ đứng của Nga ở Trung Đông, Nga đã giành được vị trí đáng tin cậy mà ở đó họ đã thể hiện rằng Nga có thể đứng lên bảo vệ các đối tác chiến lược bằng cuộc can thiệp quân sự nếu cần thiết. Tuy nhiên, cuộc can thiệp quân sự của Nga vào Syria nhằm vô hiệu hóa mối đe dọa quân sự từ IS vẫn bị đánh giá là mở đường cho Nga hướng các cuộc không kích vào các nhóm đối lập ở Syria, chống lại chế độ của Tổng thống Assad, vốn nhận được sự giúp đỡ của Mỹ và các nền quân chủ vùng Vịnh. Vì lý do này mà Mỹ ngày càng lớn tiếng phản đối cuộc can thiệp quân sự của Nga.
Cuộc can thiệp quân sự của Nga vào Syria cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng các căn cứ hải quân và quân sự của Nga ở Syria như Latakia và Tartus ở ven biển phía đông Địa Trung Hải không bị đe dọa. Một số thông tin cho biết các binh sĩ của quân đội Nga đã được triển khai tại hai địa điểm này. Tartus là cơ sở trọng yếu cho sự hiện diện của hải quân Nga ở phía đông Địa Trung Hải, bao gồm một ụ tàu nổi để sửa chữa và bảo trì các tàu chiến của hải quân Nga.
Cuộc can thiệp quân sự của Nga cũng gửi tín hiệu địa chiến lược tới Mỹ và các đồng minh Mỹ trong khu vực rằng Nga giữ cam kết duy trì sự tồn tại của chế độ Assad ở Syria, và rằng nếu việc thay đổi chế độ trở nên cần thiết, thì chắc chắn không phải phe đối lập Syria được CIA tài trợ sẽ lãnh đạo tiến trình này. Nói cách khác, nếu xảy ra việc thay đổi chế độ, thì chắc chắn một chế độ thân Nga ở Damacus sẽ được thiết lập.
Với cuộc can thiệp quân sự vào Syria, Nga cũng đảm bảo rằng nước đồng minh được Nga hậu thuẫn - gồm Iran, Syria và Liban (một cách gián tiếp) - không bị phân tách bởi Mỹ và các đồng minh Arập của Mỹ bằng việc lật đổ chế độ Assad ở Syria.