Josef Mengele, bác sĩ tử thần thời Đức Quốc xã
- Henry Wirz - Cha đẻ của trại tập trung thời nội chiến Mỹ
- Những tù nhân trẻ em ở trại tập trung Auschwitz1
- Người đầu tiên bóc trần tội ác man rợ ở trại tập trung Auschwitz1
Trên con đường dẫn vào trại Auschwitz, Josef Mengele theo kể lại của một số người, hắn thường huýt sáo những giai điệu vui của một bản opera quen thuộc, điều này khác biệt với tâm trạng u ám của dòng người Do Thái bị bắt, họ đang lê bước về phía nơi được coi là địa ngục của trần gian. Josef Mengele không ngại gửi một số người Do Thái tới phòng hơi ngạt, số khác tới khu lao động cưỡng bức.
Trên chiếc bàn cạnh đó, những tên bác sĩ ở SS (trại tập trung của Đức Quốc xã) đang tiến hành những thí nghiệm kinh tởm và bệnh hoạn trên người các phạm nhân, gồm cả trẻ em, trước khi tiêm cho họ một liều thuốc độc và giết chết họ.
Trong nhiều năm liền, đã có những tin đồn cho rằng, sau khi quân đội phát xít đại bại, tên bác sĩ này đã hoạt động như một gián điệp nằm vùng cho Cục tình báo liên bang Đức.
Bác sĩ tử thần Josef Mengele. |
Tuy nhiên những hồ sơ được công bố gần đây cho thấy, tên bác sĩ bệnh hoạn này chưa bao giờ từng làm việc hay cung cấp bất cứ một thông tin gì cho BND. Mà ngược lại, chính cơ quan này đã truy nã Mengele.
Mengele sinh năm 1911 tại thị trấn Bavarian của Günzburg. Sau khi phát xít Đức bại trận, gã đã đến ẩn náu tại một trang trại hẻo lánh ở Upper, Bavaria trước khi tìm đường bay sang Argentina vào năm 1949. Sau đó, gã đã sống chui lủi ở Paraguay nhưng vẫn thường ghé qua Buenos Aires.
Vào đầu năm 1960, chính quyền Tây Đức đã yêu cầu Argentina cho dẫn độ Mengele về nước, hắn khi đó đã được xác nhận rằng, đã bị bắt. Nhưng thực tế hắn đã trốn thoát khỏi quốc gia Nam Mỹ này trong gang tấc.
Đó là những gì có thể nói về cuộc tìm kiếm Mengele mà BND phát động. Theo những thông cáo trước đó, ngoại trưởng Đức Brentano đã nói rằng, từ cuối những năm 1950, cơ quan tình báo nước này đã tiến hành những cuộc "truy tìm những tên tội phạm phát xít". Kế hoạch này nhận được khá nhiều sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế có lẽ chỉ sau cuộc truy nã Adoft Eichmann - trung tá lực lượng SS của cơ quan tình báo Israel, Mossad. Chính Brentano là người đã yêu cầu BND truy nã Megele.
Rất nhiều người Do Thái trong trại tập trung đã bị giết dưới mũi kim tiêm của Josef Mengele. |
Ngày 20 tháng 7 năm 1960, một nhân viên của BND đã gặp bác sĩ Benson, người được cho rằng đã tạo điều kiện để Mengele ẩn náu tại Argentina. Vị bác sĩ này đã từng phục vụ tại đại sứ quán Đức ở Croatia và Hungary trong thời gian chiến tranh.
Sau đó, tên này đã ra nhập nhóm những cựu binh phát xít tại Buenos Aires. Chính nhóm này đã giúp những tên tội phạm phát xít khác nhập cảnh và ẩn náu tại Argentina. Tổ chức BND đã làm việc với những nhà ngoại giao tại các đại sứ quán Đức để tìm kiếm câu trả lời tại sao Mengele lại có thể trốn thoát khỏi các cuộc truy bắt nhiều lần đến thế.
Vào năm 1961, mặc dù BND đã nhận được những thông tin từ những nguồn đáng tin cậy rằng, Mengele hiện đang sống ở Brazil, nhưng không rõ sau đó những thông tin này đã được xử lý ra sao. Vào năm 1964, khi đại sứ quán của Tây Đức ở Rio de Janeiro lại nhận được một tin báo khác rằng, tên tội phạm phát xít này đang chuẩn bị gặp hai người bạn tại biên giới Paraguay, BND đã yêu cầu cảnh sát liên bang Brazil phát lệnh theo dõi, nhưng cũng chẳng mang lại điều gì.
Sau đó, vào năm 1972, BND đã thông báo cho thủ tướng Đức ở Bonn rằng, không ai biết Mengele hiện đang ở đâu và liệu ông ta còn sống hay đã chết. Cơ quan này còn thêm rằng, họ sẽ liên lạc lại nếu "bất chợt" có thông tin mới xuất hiện. Vào những năm 80, BND cuối cùng cũng chấp nhận lời yêu cầu của Văn phòng ủy viên công tố tại Frankfurt về việc kiểm tra những nghi can cả ở Paraguay và Australia. Nhưng khi đó, Mengele đã chết từ lâu. Hắn đã qua đời tại Brazil vào năm 1979.
Bodo Hechelhammer, nhà sử học của BND, không phủ nhận rằng, ông và những cộng sự của mình đã có thể tìm được nhiều hơn những tài liệu liên quan tới Mengele. Những hồ sơ lưu trữ của BND ở Bullach, Bavaria lên tới gần 6 triệu trang. Và cho tới nay, chưa ai đã từng đọc nó. Không biết, ai đã cố tình bao che cho Mengele, chỉ biết rằng hắn sống ung dung đến hết đời mà không phải nhận một trừng phạt nào cả.