Ðã đến hồi “cấp bách”?
- Ý tưởng hòa bình với CHDCND Triều Tiên của Tổng thống Hàn Quốc
- Nhật phản đối việc Hàn Quốc ngỏ ý đối thoại quân sự với Triều Tiên
- Hàn Quốc trình làng radar khiến giới quân sự kinh ngạc
Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Choo-suk phát biểu tại một cuộc họp báo: "Chúng tôi muốn tổ chức các cuộc đàm phán với CHDCND Triều Tiên vào ngày 21-7 tại Tongilgak để ngăn chặn tất cả hoạt động thù địch gây căng thẳng ở đường ranh giới quân sự".
Ông Suh không nói rõ các hoạt động thù địch là gì, nhưng trong quá khứ Seoul thường lên án hành động tuyên truyền bằng loa phóng thanh của Bình Nhưỡng, trong khi CHDCND Triều Tiên chỉ trích các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Việc Seoul ngỏ lời muốn nối lại đàm phán được nhìn nhận là dấu chỉ về một chính sách hòa hoãn với người anh em phía Bắc của Tổng thống mới nhậm chức Moon Jae-in. Khi lên nắm quyền hồi tháng 5 vừa qua, ông Moon đã cam kết mở kênh đối thoại với láng giềng miền Bắc, trong khi vẫn duy trì lệnh trừng phạt về kinh tế.
Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Choo-suk. |
Theo tờ Rodong Sinmun, báo chính thức của Đảng Cộng sản Triều Tiên, hôm 15-7 đã đăng một bài bình luận rằng động thái trên của Tổng thống Moon dường như là tín hiệu tốt.
Tuy nhiên, có những đồn đoán khác về đề nghị đàm phán của Seoul. Việc này xuất phát từ câu chữ của Tổng thống Moon cách nay một tuần, khi cho rằng việc đối thoại với CHDCND Triều Tiên đang trở nên “cấp bách hơn bao giờ hết”.
Tại sao cấp bách? Hãng tin Sputnik ngày 17-7 dẫn lời báo Asahi (Nhật Bản) cho biết, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken nói rằng cán cân quyền lực ở Triều Tiên có thể sắp thay đổi.
Ông Blinken không nói rõ thay đổi như thế nào, cũng không nêu cơ sở để dẫn tới suy đoán này, nhưng cho rằng đây chính là lý do khiến Mỹ, Hàn và Nhật đang gấp rút tìm giải pháp để đối phó. Và một trong số đó là tiến hành đàm phán.
Tuy nhiên, để Bình Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán có vẻ là điều hơi khó khăn. Cho đến nay, CHDCND Triều Tiên đã nhiều lần từ chối tham gia vào tiến trình đàm phán với Hàn Quốc, trừ khi Seoul bàn giao 12 tiếp viên nhà hàng nước này đào tẩu sang miền Nam hồi năm ngoái.