Nhật ký của liệt sĩ - chứng nhân chiến trường khốc liệt
07:12 26/07/2024

Trong những trang nhật ký thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, chứa chan tình yêu mãnh liệt, nỗi nhớ nhà, nhớ người thân da diết; lòng tin tuyệt đối vào Đảng, vào Cách mạng, khát vọng về ngày mai hòa bình và ý chí chiến đấu, sẵn sàng hy sinh, dâng hiến tuổi thanh xuân, cuộc đời mình cho Tổ quốc của những người lính Bộ đội Cụ Hồ. Giữa làn mưa bom bão đạn của kẻ thù, những dòng chữ viết vội trên đường hành quân, dưới ngọn đèn dầu leo lét trong đêm của những người chiến sĩ, khắc họa nên một thời hoa lửa hiển hiện chân thực...

Tập kích FULRO từ trên cao (kỳ 2)
17:40 01/07/2024

Sau ngày giải phóng miền Nam chẳng bao lâu, tổ chức phản động FULRO ráo riết tập hợp lực lượng để phục hồi tổ chức, tìm cách móc nối với các thế lực thù địch tiếp tục có những hoạt động hết sức manh động, chống phá nhà nước ta. Sợ các lực lượng Quân đội, Công an, ban ngày các đối tượng thuộc tổ chức FULRO chui sâu vào trong rừng, nhưng khi thấy địa bàn nào vắng anh em ta là chúng xuất hiện; dùng súng tấn công, uy hiếp, cướp lương thực, tài sản của người dân, ai chống cự lập tức bị giết hại dã man…

Nhiệm vụ đặc biệt (kỳ 1)
21:24 27/06/2024

Gặp lại cựu điệp viên quê gốc Quảng Nam Hồ Duy Hùng (Chín Chinh) - nhân vật trong bài viết “Tròn nửa thế kỷ phi vụ có một không hai của tình báo Việt Nam: Đánh cắp máy bay” (đăng trên Chuyên đề ANTG đầu tháng 11/2023), tôi được nghe kể thêm câu chuyện hấp dẫn về những năm tháng ông bay trong vùng trời của đất nước mình và được hít thở khí trời tự do.

Cuộc phỏng vấn Tướng de Castries
09:48 04/05/2024

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Còn sức khỏe là còn cống hiến (kỳ cuối)
17:28 01/05/2024

Ngày tháng Tư lịch sử, dưới tán dừa mát rượi, ngồi nghe người thương binh sắp 80 tuổi Nguyễn Thanh Điềm kể chuyện, chúng tôi ngẫm ra một điều, trong lịch sử chiến tranh, hiếm có điệp viên nào lại như ông. Chỉ trong một thời khắc lịch sử của dân tộc nhưng ông đã tham gia chiến đấu ở ba mặt trận với nhiệm vụ khác nhau và đầy khó khăn, thử thách nhưng nhiệm vụ nào ông cũng hoàn thành xuất sắc.

Từ tiếng nổ trên đồi A1
15:12 29/04/2024

Tiếng bộc phá ngàn cân nổ trong đường hầm dưới đồi A1 (Điện Biên Phủ) như tiếng chuông báo hiệu giờ tàn cho tập đoàn cứ điểm của quân Pháp. Nếu chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, thì tiếng nổ trên đồi A1 thực sự là âm thanh đầu tiên của sự kiện ấy.

Con nuôi người nhà… Tổng thống Thiệu (bài 1)
20:46 27/04/2024

Chưa kể biệt danh là “Tướng cướp nhí” lúc nhỏ, bên cạnh cái tên do cha mẹ đặt cho là Nguyễn Thanh Điềm (Tư Điềm), ông còn lần lượt mang 4 tên gọi khác nhau trong một thời gian dài, đó là Thục Xình, Thanh Phương, J2, D104. Với ông, mỗi cái tên là mỗi kỷ niệm gắn với những thành tích, trong đó có những đóng góp rất quan trọng trong ngày 30/4/1975 và cùng lực lượng Công an đảm bảo an ninh chính trị nhiều địa phương trước và sau ngày đại thắng.

Hành trình tìm hạnh phúc của một cựu binh Mỹ
09:25 31/03/2024

Sau nhiều nỗ lực, ông Thomas Wilber cũng tái bản cuốn sách “Tù binh bất đồng chính kiến - Từ Nhà tù Hỏa Lò đến nước Mỹ hôm nay” vào tháng 3/2024. Cựu sĩ quan Hải quân Mỹ cho ra đời đứa con tinh thần này dưới tên mới “Tù binh Mỹ vì  hòa bình: Cuộc chiến trong lòng nước Mỹ” như một cách để góp thêm tiếng nói đưa sự thật về cuộc chiến mà cha ông, Trung tá Walter Eugene Wilber từng trực tiếp tham gia cách đây nửa thế kỷ.

Sự hy sinh thầm lặng của các nữ điệp viên Liên Xô
14:10 14/03/2024

Ngày Quốc tế Phụ nữ vừa qua đi, cũng là dịp để tưởng nhớ các nữ anh hùng trên “mặt trận vô hình”. Cho đến nay, tiểu sử của nhiều nữ điệp viên Liên Xô vẫn được coi là bí mật quốc gia.

Tháng ngày bên Bác
10:07 09/02/2024

Thiếu tướng Phan Văn Xoàn, nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ sinh năm 1924, tham gia Cách mạng từ năm 1940, khi mới 16 tuổi. Ông hoạt động trong lực lượng Công an từ năm 1953 đến khi nghỉ hưu - năm 1992. Niềm hạnh phúc lớn lao, phần thưởng lớn nhất của đời ông là được trực tiếp làm cảnh vệ bảo vệ Bác Hồ trong suốt gần 10 năm cuối đời của Bác (1960-1969).

Bác Hồ chúc Tết đêm Ba mươi
06:03 09/02/2024

Sinh thời, cứ vào dịp đêm Ba mươi Tết, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại đi thăm và chúc Tết nhân dân. Kinh nghiệm dân gian “Giàu nghèo Ba mươi Tết mới hay”, nên qua cảnh chuẩn bị đón Tết ở mỗi nhà, Người muốn hiểu được đời sống của nhân dân một cách sâu sát hơn.

Chiến công bắn rơi F-111A tại bãi sông Hồng
08:47 07/02/2024

Trung đội tự vệ Nhà máy cơ khí Mai Động (Hà Nội) - đơn vị có mặt trong Liên đội tự vệ Hoàn Kiếm - Hai Bà Trưng góp công bắn rơi chiếc máy bay “cánh cụp cánh xòe” F-111A trong đêm 22/12/1972. Đã qua 51 năm, những chiến sĩ tự vệ của Hà Nội năm xưa vẫn có dịp ôn lại chiến công hào hùng đó vào mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Những người hùng thầm lặng của tình báo Liên Xô
21:00 01/02/2024

Đất nước Liên Xô đã sản sinh rất nhiều nhà tình báo kiệt xuất, bằng chiến công thầm lặng của mình, họ đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng của nhân dân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Mặc dù vậy, tên tuổi và chiến công của họ hiếm khi được nhắc đến trên báo chí và các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Nhân Ngày Tình báo 19/12/2023, Đại tá an ninh Viktor Sokolov bồi hồi nhớ lại các đồng nghiệp cũ của mình.

Chinh phục tấm “Căn cước rồng xanh” (kỳ cuối)
12:14 16/01/2024

Sau Tết Mậu Thân 1968, địch hoàn hồn và bắt đầu phản công. Để quân ta không còn nơi bám trụ, ở vùng ven, địch liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân càn quét, đánh phá ác liệt. Trong nội thành, địch củng cố và tăng cường lực lượng, nhất là cảnh sát các loại, bố ráp, lùng sục khắp các phường khóm, liên gia.

Khóa học lạ đời ở mật khu Hố Bò (kỳ 1)
08:01 11/01/2024

“Để hoạt động được trong vùng địch kiểm soát gắt gao, ngoài tinh thần dũng cảm, mưu trí,... mỗi cán bộ chiến sĩ quân báo, biệt động khi đó phải tạo vỏ bọc hợp pháp, phù hợp với nhiệm vụ cấp trên giao. Điều kiện tiên quyết hàng đầu để thực hiện công việc này là phải có giấy tờ tùy thân do chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ cấp. Để có được những loại giấy tờ này, ta chỉ có cách duy nhất là làm giả thôi”.

Người xưa xây cầu qua sông
14:22 30/10/2023

Chắc nhiều người nghĩ rằng, thời xưa người dân chưa có đủ điều kiện để làm cầu vượt sông, nên chủ yếu phải đi thuyền, đò. Nhưng thực tế, từ thời Lý, người Việt đã có thể xây được cầu bắc qua những con sông nhỏ.