Ấn Độ và Trung Quốc trong cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân
Những tên lửa Dongfeng tầm xa của Trung Quốc mang nhiều đầu đạn, cơ động và sử dụng nhiên liệu rắn (nghĩa là chúng có thể được phóng đi mà ít gây sự chú ý). Đó là một trong nhiều lĩnh vực mà Trung Quốc đã chứng tỏ được khả năng công nghệ tiên tiến của họ. Trong tháng 1/2010, Trung Quốc đã bắn rơi một trong những tên lửa của họ bằng một tên lửa khác - một lần nữa nước này (như họ đã làm với thử nghiệm trước đó vào năm 2007) muốn chứng tỏ họ đang hướng tới một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Thử nghiệm này của Trung Quốc khiến cho Ấn Độ như ngồi trên đống lửa - trông thấy một viễn cảnh về vũ khí không gian của Trung Quốc như là mối đe dọa tiềm tàng cho sức mạnh răn đe hạt nhân của Ấn Độ. Tuy nhiên, người Ấn Độ trong thời gian qua cũng miệt mài với thế hệ mới những tên lửa tầm xa của chính họ. Ví dụ như tên lửa Agni-5 có tầm phóng xa đến 5.000-6.000km - dự kiến được tiến hành thử nghiệm đường bay vào cuối năm 2010.
Người Ấn Độ cũng đang tiến hành những cuộc thử nghiệm ngoài biển khơi đối với chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo đầu tiên của họ - Arihant - để có thể sẵn sàng triển khai cho hải quân nước này trong vòng 1 hay 2 năm nữa. Có một sự thật chắc chắn rằng Trung Quốc và Ấn Độ đều đang nghĩ đến những kẻ thù tiềm tàng khác của họ.
Sự phô diễn lực lượng tên lửa của Ấn Độ. |
Rajeswari Pillai Rajagopalan, nữ quan chức của Quỹ Quan sát nghiên cứu ở
Về phần mình, nhà ngoại giao Mỹ Charles Freeman nói ông coi sự lo sợ của Ấn Độ trước sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc là quá đáng, nhưng ông thật sự lo ngại tình hình có khả năng thúc đẩy hai quốc gia này thật sự bước vào một cuộc chạy đua vũ tranh hạt nhân hết sức căng thẳng và cực kỳ nguy hiểm.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc càng trở nên rõ ràng hơn vào đầu năm nay, khi sĩ quan lãnh đạo khoa học quân sự của Ấn Độ là V.K. Sarawat tuyên bố về những tiến bộ mới trong công nghệ tên lửa đạn đạo của nước này - có nghĩa là các thành phố của Trung Quốc và Pakistan không nằm ngoài tầm kiểm soát của tên lửa Ấn Độ! Và để trả miếng, Thiếu tướng Zhang Zhaozhong ở Đại học Quốc phòng Trung Quốc nói thẳng là công nghệ của Ấn Độ chỉ ở "mức thấp".
Ông Zhang nói: "Trong phát triển công nghệ quân sự, Trung Quốc chưa bao giờ coi Ấn Độ là một đối thủ cạnh tranh về chiến lược, và không một vũ khí nào của Trung Quốc được thiết kế đặc biệt nhằm ngăn chặn Ấn Độ".
Ông Krishnaswami Subrahmanyam, cựu lãnh đạo Cục Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ, nói rằng Trung Quốc và Ấn Độ cần đưa vấn đề vũ khí hạt nhân của hai nước đến Hội nghị về giải trừ hạt nhân, một diễn đàn thương lượng đa phương ở Liên Hiệp Quốc.
Bà Rajagopalan nói: "Tôi nghĩ đó là điều hết sức cần thiết. Nếu không những vụ đối đầu căng thẳng như thế này có thể tiến triển đến mức vượt khỏi tầm kiểm soát"