Các nước Bắc Âu lo ngại hoạt động tình báo gia tăng
- Đức: Giám sát hoạt động tình báo của Anh và Mỹ
- Syria: Hoạt động tình báo bủa vây
- Kỷ nguyên siêu máy tính phục vụ hoạt động tình báo
Nguyên do là khu vực Bắc Âu (bao gồm 4 quốc gia trên và Icelend cùng với quần đảo Faroe) đặc biệt quan trọng về mặt địa chính trị, chiến lược trong khu vực và một số lý do liên quan đến công nghệ.
Chính quyền Thụy Điển cho biết không bao lâu sau khi báo cáo được công bố, giới truyền thông nước này hứng chịu một loạt cuộc tấn công mạng theo kiểu DDoS (từ chối dịch vụ phân tán).
Ông Antti Pelttari, Giám đốc Tình báo Phần Lan. |
Một cuộc tấn công DDoS ngày 19-3-2016 đã làm tê liệt hoạt động của 7 cơ quan báo chí Thụy Điển. Thụy Điển trở thành mục tiêu của tình báo nước ngoài bởi vì nước này có triển vọng hợp tác chặt chẽ với Khối liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Báo cáo đánh giá phản gián của Thụy Điển cũng tương tự như đánh giá của các quốc gia Bắc Âu khác.
Kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraina năm 2014, giới chức SAPO đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể hoạt động tình báo ở Thụy Điển. Các hoạt động gián điệp chính bao gồm: xâm nhập mạng bất hợp pháp, tuyển mộ điệp viên và đánh cắp thông tin lưu trữ trong thiết bị nhạy cảm như là phần cứng của quân đội.
Theo SAPO, tình báo nước ngoài rất muốn thu thập thông tin về công nghệ tiên tiến cũng như “chuẩn bị mọi thứ cho các chiến dịch quân sự chống Thụy Điển”.
Thực tế cho thấy mối lo ngại của Thụy Điển không phải không có cơ sở. Báo cáo của SAPO cũng nêu bật những mối tiếp xúc của tình báo nước ngoài với các tổ chức cánh hữu cực đoan ở Thụy Điển. SAPO còn tố cáo tình báo nước ngoài lan truyền thông tin giả ở Thụy Điển.
Trụ sở Cơ quan An ninh Đan Mạch (PET) ở Copenhagen. |
Ví dụ một thông tin giả lan truyền vào mùa xuân và mùa thu năm 2015: đó là cuộc trao đổi thư từ qua lại giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Tư Pháp Thụy Điển với chính quyền Ukraine về vấn đề chuyển giao vũ khí tiên tiến của Thụy Điển.
Tháng 1-2015, Cơ quan An ninh Tình báo Phần Lan (SUPO) lần đầu tiên công bố báo cáo đề cập đến mối đe dọa gián điệp đối với khu vực Bắc Âu. Theo báo cáo, họ muốn thu thập thông tin về mối quan hệ giữa Phần Lan với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU). Chính trị, năng lượng, thương mại Phần Lan cũng được tình báo nước ngoài lưu tâm.
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Phần Lan (MFA) ghi nhận làn sóng gián điệp mạng từ nước ngoài tấn công Phần Lan bắt đầu từ năm 2010 và lên đến cao trào năm 2013.
Trong tháng 3-2016, MFA báo cáo có 2 vụ tấn công mạng lớn nhằm vào Phần Lan. Từ năm 2009, số cá nhân người nước ngoài gia tăng mua những mảnh đất gần căn cứ quân sự và khu vực hành lang công ty viễn thông ở Phần Lan gây lo ngại cho chính quyền nước này.
Thậm chí, những khu đất gần mọi căn cứ không quân và những tuyến đường biển quan trọng cũng được người nước ngoài mua đứt. Theo Martin Hurt, nhà nghiên cứu làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Estonia (ICDS), những khu đất này được người nước ngoài mua để phục vụ cho mục đích gián điệp.
Trụ sở Cơ quan An ninh Na Uy (PST) ở Oslo. |
Tháng 4-2015, Hải quân Phần Lan phát hiện một chiếc tàu ngầm nước ngoài xuất hiện trong vùng biển gần thành phố cảng Helsinki. Giữa tháng 1 và tháng 6-2015, 12 chiếc máy bay của không quân nước ngoài vi phạm không phận Phần Lan.
Theo một số báo cáo tình báo giải mật, Cơ quan An ninh Đan Mạch (PET) cũng nêu lên mối đe dọa gián điệp công nghệ và quân sự từ nước ngoài.
Năm 2105, Cơ quan Tình báo Quân đội Đan Mạch (FE) cũng công bố báo cáo phân tích về chính sách an ninh đáng lo ngại của khu vực Bắc Âu. Báo cáo tình báo Đan Mạch cũng cảnh báo về một số nguy cơ có thể dẫn đến chiến tranh. Một chương riêng biệt trong báo cáo của FE dành để đánh giá các hoạt động tình báo và quân sự đang tăng ở Bắc Cực.
Cơ quan An ninh Na Uy (PST) cũng có báo cáo về mối đe dọa đặc biệt từ tình báo nước ngoài đối với an ninh quốc gia Na Uy. Tương tự như đối tác Thụy Điển, PST lo ngại về mạng lưới gián điệp mạng nước ngoài muốn thu thập thông tin về các cơ sở quân sự cũng như năng lượng Na Uy.
Về phần mình, Tình báo Quân đội Na Uy (NIS) đặc biệt cảnh báo về kế hoạch hiện đại hóa quân đội của các nước láng giềng.