Các thiết kế huy hiệu độc đáo của Cơ quan Do thám Quốc gia Mỹ

Thứ Ba, 17/02/2015, 22:30
Mụ phù thủy tóc màu tía tay cầm quả cầu lửa. Con rồng xanh 3 đầu giương vuốt quanh quả địa cầu. Một con chim ăn thịt khổng lồ xuất hiện giữa đám lửa. Nhưng, đó không phải là những nhân vật trong bộ phim kinh dị nào đó. Mà, đó là avatar hình ảnh biểu tượng trên những huy hiệu mô tả sứ mạng do thám của Cơ quan Do thám Quốc gia Mỹ (NRO).

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) tạo ra những huy hiệu được thiết kế đặc biệt cho mỗi sứ mạng của mình trong không gian, và NRO cũng làm điều đó với các vệ tinh do thám của mình.  NRO thường chuộng hình ảnh phù thủy, hải tặc, gấu nhồi bông và thiên nhãn cho các sứ mạng do thám của mình. Có lẽ với các thiết kế huy hiệu kỳ dị như thế, NRO muốn cho mọi người thấy sự "tinh ranh" của tổ chức tình báo tuyệt mật này?

Huy hiệu cho sứ mạng NROL-35 được giải thích là cây đinh ba, lửa và làn gió thổi tung mái tóc màu tía của mụ phù thủy có lẽ thể hiện 3 yếu tố - nước, lửa và gió.

Theo Robert Pearlman, nhà lịch sử không gian và người sáng lập trang web collectSPACE chuyên cung cấp thông tin liên quan đến hàng không vũ trụ, giải thích: Muốn hiểu được những huy hiệu của NRO, chúng ta cần quay về thập niên 60 thế kỷ trước và những ngày đầu của chương trình thám hiểm không gian của Mỹ.

Con rồng xanh 3 đầu tượng trưng cho 3 vệ tinh, và vị trí đầu của nó bao quanh trái đất có thể gợi ý về 3 vị trí trong thế giới thực.

Ý nghĩa của huy hiệu được cho là 5 tia sáng từ bàn tay của nữ chiến binh có đôi cánh thể hiện 5 vệ tinh từng tồn tại trong chương trình Quasar, mặt trời đang lặn tượng trưng cho sự kết thúc của chương trình Quasar.

Lúc đó, NASA cho phép các phi hành gia đặt tên cho con tàu vũ trụ của mình. Ví dụ, John Glenn - phi hành gia đầu tiên của Mỹ bay vào quỹ đạo quanh trái đất - chọn tên Friendship 7 (Hữu nghị 7) cho capsule vũ trụ Mercury. Trong khi, Gordon Cooper chọn tên Faith 7 (Niềm tin 7) cho con tàu trong sứ mạng cuối cùng của chương trình Mercury.

Huy hiệu cho NROL-66, phóng tháng 2/2011, với con bò đầu người tượng trưng cho quỷ sứ (do sự tương quan 66 và 666 tượng trưng cho dấu ấn của quỷ sa tăng). NROL-66 thực tế không là sứ mạng vệ tinh do thám, mà là một thiết bị bí mật được phóng vào không gian để chứng minh công nghệ mới.

Con chim ăn thịt trên huy hiệu cho NROL-49 có thể là chim đại bàng tượng trưng cho nước Mỹ.

Huy hiệu NROL-39, với hình ảnh con bạch tuộc được xem là sự thể hiện chính quyền Mỹ muốn kiểm soát cả thế giới.

Đến chương trình thám hiểm không gian Gemini, NASA quyết định tước đi đặc ân đặt tên này trước sự thất vọng của các phi hành gia mà thay vào đó là cho phép họ thiết kế những huy hiệu đặc biệt cho mỗi sứ mạng. Kể từ đó, huy hiệu trở thành biểu trưng cho các chuyến bay của NASA. NRO bắt đầu chương trình phóng vệ tinh do thám cùng thời gian với sự ra đời những huy hiệu đầu tiên của NASA được thiết kế.

Ý nghĩa con hổ trong huy hiệu cho NROL-9 phóng tháng 5/1999 vẫn còn nằm trong bí ẩn.

Huy hiệu cho NROL-16, phóng tháng 4/2005. Hình ảnh khỉ đột có thể hiểu là sự thống trị của Mỹ.

Năm 1960, Tổng thống Eisenhower cho thành lập NRO để tiến hành những chiến dịch do thám quốc gia và giám sát mạng vệ tinh do thám. Ngay từ đầu, các chiến dịch của NRO đã hoàn toàn nằm trong bí mật và mãi đến năm 1971 công chúng mới biết đến sự tồn tại của cơ quan này. Năm 1995, chương trình vệ tinh do thám đầu tiên của NRO mang tên Corona mới được giải mật! Pearlman cho biết: "Các vệ tinh do thám là nhân tố quan trọng trong chương trình vũ trụ của NRO ngay từ những ngày đầu tiên. Nhưng sự tồn tại của vệ tinh do thám luôn được giữ bí mật, ngay cả đến khả năng của chúng". Ngày nay, NRO đã phóng khoảng 4 - 6 vệ tinh do thám mỗi năm - bao gồm sứ mạng mới đây nhất NROL-35 với huy hiệu phù thủy tóc màu tía tay cầm quả cầu lửa. Giống như NASA, NRO cũng thiết kế những huy hiệu riêng cho từng sứ mạng do thám của họ.

Con gấu bông trên huy hiệu cho NROL-10, phóng tháng 12/2000, vẫn còn là bí ẩn.

Tên lửa trên huy hiệu cho NROL-1 có tên gọi là Atlas sử dụng trong vụ phóng tháng 8/2004, còn hình ngôi sao có thể tượng trưng cho Lầu Năm Góc, hay Bộ Quốc phòng Mỹ.

Dù nay trở thành tâm điểm dò xét của nhiều người song NRO vẫn tiếp tục tăng cường các chương trình của họ. Tuy nhiên, các thiết kế huy hiệu về sau này lại còn kỳ quặc đến mức buồn cười. Ví dụ, huy hiệu thể hiện con khỉ đột cầm lá cờ Mỹ hay những con tàu thế kỷ XVI! Một số huy hiệu khác, như là sứ mạng NROL-39 năm 2013 thể hiện con bạch tuộc khổng lồ xơi tái trái đất đã gây nên cơn bão suy đoán của mọi người.

Và, có lẽ phương châm mới của NRO là, theo suy luận của Pearlman, "tạo ra thiết kế kỳ dị hơn còn tốt hơn là để lộ các chi tiết về chuyến bay".

Thiên Minh (tổng hợp)
.
.