Cộng đồng tình báo Mỹ tăng cường gián điệp Nga
- Vì sao các cơ quan tình báo Mỹ theo dõi các tổ chức y tế toàn cầu?
- Tình báo Mỹ điều tra vụ mã độc tấn công mạng lưới điện quốc gia Ukraine
- Tình báo Mỹ “tê liệt” trước chương trình hạt nhân bí mật của Israel
Đây là một phần trong nỗ lực tái xây dựng khả năng tình báo của chính quyền Mỹ nhằm đối phó hiệu quả hơn với đối thủ Nga đang cố gắng gây dựng quyền lực toàn cầu.
Gần đây Nhà Trắng và Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI) lần đầu tiên xếp Nga đứng đầu danh sách các mục tiêu ưu tiên kể từ sau khi Liên Xô tan rã. Ngoài ra, tăng cường hoạt động gián điệp cũng là một phần trong kế hoạch tái xây dựng để cạnh tranh với Nga sau thời gian tạm lắng trong 2 thập niên.
James Comey, Giám đốc FBI. |
Vụ tấn công mạng Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) mới đây khiến Washington cảm thấy lo ngại Nga đang cố gắng phá hoại nền tảng dân chủ Mỹ cũng như tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới. Tuy nhiên, giới chức chính quyền Mỹ cũng nhấn mạnh rằng họ không có ý định đưa CIA hay bất cứ cơ quan tình báo nào khác của nước này quay trở lại thời Chiến tranh Lạnh.
Vào lúc cao điểm của Chiến tranh Lạnh, tình báo Mỹ huy động hơn 40% nhân sự và nguồn lực để theo dõi Liên Xô cũng như khối Đông Âu. Hiện nay, các cơ quan tình báo Mỹ dành tối đa 10% ngân sách cho các chiến dịch gián điệp chống Nga.
Nghị sĩ Devin Nunes, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, giải thích: "Sự thất bại trong việc hiểu biết các kế hoạch cũng như ý định của Putin là thất bại tình báo lớn nhất của Mỹ kể từ sau vụ khủng bố ngày 11-9-2001". T
rong khi đó, người phát ngôn cho ODNI Timothy Barrett cho biết: "Các cơ quan tình báo Mỹ đang tiếp tục tập trung nghiên cứu chuyên sâu về Nga để giúp chúng ta hiểu rõ thế giới quan của Putin và đang tập trung mọi nguồn lực chống lại mối đe dọa từ Nga".
Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI) James R. Clapper Jr. lập luận rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin "bốc đồng và cơ hội chủ nghĩa" - thay vì hướng đến những mục đích chiến lược kiên định - khiến cho giới chuyên gia phân tích tình báo Mỹ khó mà hiểu rõ hay dự đoán chính xác được những bước đi trong tương lai của ông. Clapper phát biểu trong cuộc phỏng vấn của hãng tin CNN hồi năm 2015: "Tôi không dám chắc Putin có kế hoạch dài hạn. Theo tôi, Putin thay đổi theo từng ngày".
Trong khi đó, một số cựu quan chức tình báo Mỹ từng tham gia những chiến dịch chống Nga không đồng quan điểm với Clapper và cho rằng thật ra những động cơ hành động của Putin là kiên định và rõ ràng.
Cụ thể, Putin biết thay đổi nước Nga để trở thành đối thủ cạnh tranh toàn cầu với Mỹ đồng thời gây mất ổn định các chính quyền phương Tây. Steven L. Hall, cựu sĩ quan CIA từng chịu trách nhiệm giám sát tình báo Nga, nhận định vụ xâm nhập mạng máy tính DNC mới đây chứng tỏ người Nga luôn cố gắng can thiệp vào chính trường các quốc gia khác vì lợi ích của họ.
Tình báo Mỹ còn gặp thách thức lớn hơn nữa trong nhiệm vụ theo dõi tổng thống Nga, bởi vì Putin là cựu sĩ quan dạn dày kinh nghiệm của cơ quan tình báo Liên Xô cũ nổi tiếng KGB nên rất giỏi dự đoán những nước cờ của tình báo phương Tây.
Hơn nữa, những thành viên thân cận của Putin trong điện Kremlin đều sử dụng điện thoại, máy tính và những thiết bị khác bảo đảm không bị người ngoài xâm nhập. Ngân sách cho tình báo Nga có lẽ không sánh bằng 53 tỷ USD mà chính quyền Mỹ tiêu tốn mỗi năm cho hoạt động gián điệp nhưng bù lại, Nga có được các nguồn chia sẻ thông tin rộng lớn tại Mỹ.
Cơ quan phản gián Nga SVR được tin là có mạng lưới gián điệp ngầm ở Mỹ với khoảng hơn 150 người và không chỉ tập trung ở Washington và trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York mà còn ở San Francisco cũng như nhiều thành phố lớn khác trên khắp nước Mỹ. Ngược lại, CIA chỉ có khoảng vài chục điệp viên hoạt động ngầm ở Nga và vài chục nhân viên khác ở các quốc gia Đông Âu. Để khắc phục yếu điểm này, trong thời gian gần đây CIA tăng cường tuyển mộ nhân sự từ trại huấn luyện ở Williamsburg bang Virginia.
Tuy nhiên, số nhân sự mới tuyển của CIA cần phải trải qua vài năm đào tạo tiếng Nga trước khi có thể bổ sung cho mạng lưới điệp viên ngầm hoạt động tại Nga. Michael McFault, giáo sư Đại học Stanford từng làm đại sứ Mỹ ở Nga cho đến năm 2014, đánh giá, người Mỹ đang ở trong cuộc chiến phản gián và thu thập thông tin tình báo không cân sức với Nga".
Cách đây 6 năm, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) phá vỡ thành công mạng lưới gián điệp Nga ở Mỹ và sau đó tiếp tục theo dõi hàng chục kẻ tình nghi khác. Thế nhưng, số đặc vụ FBI được giao nhiệm vụ theo dõi người Nga trên đất Mỹ lại chẳng là bao nếu so với đội quân điệp viên đông đảo của Moskva triển khai ở Mỹ.
Do đó, trong những năm gần đây CIA tăng cường tuyển mộ người Nga để làm gián điệp cho Mỹ. CIA thường dùng những khoản tiền lớn để chiêu mộ những quan chức cao cấp Nga du lịch đến Mỹ ngày càng nhiều.
Để đối lại, trong thời gian gần đây người Nga tăng cường chiến dịch quấy rối quan chức Mỹ làm việc ở Moskva. Như vụ việc mới đây nhất xảy ra trong tháng 6, một quan chức Mỹ thuê taxi về Đại sứ quán Mỹ ở Moskva vào đêm muộn đã bị một vệ sĩ người Nga tấn công.
Nhà ngoại giao Mỹ này được cho là một điệp viên CIA và sau đó phải bay trở về Mỹ để chữa trị những vết thương do bị tấn công. Đài truyền hình quốc gia Nga mô tả hành động tấn công của vệ sĩ Nga là can đảm với mục đích bảo vệ Đại sứ quán Mỹ trước sự xâm nhập của người lạ!