Cuộc chiến trên bầu trời kênh đào Suez năm 1956 như thế nào?

Chủ Nhật, 15/02/2009, 14:00
Ngày 26/7/1956, Gamel Abdel Nasser - Tổng thống Ai cập, tuyên bố quốc hữu hóa kênh đào Suez, châm mồi lửa cho chiến tranh Trung Đông lần thứ 2 (còn gọi là "chiến tranh kênh đào Suez"). Hành động này không chỉ kích thích Israel, nghiêm trọng hơn là đụng chạm đến lợi ích của Anh và Pháp.

Ba nước Anh, Pháp, Israel đã nhanh chóng công khai bàn bạc định ra kế hoạch, trước tiên để Israel tấn công Ai Cập, sau đó Liên quân Anh - Pháp sẽ can dự, lấy cớ để chiếm lại kênh đào Suez.

Gần đây, tạp chí "Không quân ngày nay", quân đội Pháp, bất ngờ tiết lộ một bí mật lịch sử ít người biết đến - Năm đó, Pháp đã làm trái với thông lệ quốc tế, cùng Israel định ra hành động tuyệt mật, điều động máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát và máy bay vận tải chi viện cho quân Israel, để phi công Pháp đóng giả người Israel...

"Hải tặc Pháp"

Tháng 8/1950, Tham mưu trưởng Không quân Pháp đã giao cho tướng Ruark nhiệm vụ đem 24 máy bay tốc độ siêu âm ký hiệu  "thần bí" IV, từ căn cứ không quân Dirong chuyển đến căn cứ không quân Marsay, cải trang sơn  biểu tượng "sao đại vệ" (không quân Israel), sau đó trao máy bay và cả những thông số kỹ thuật cho 24 phi công Israel đang chờ ở đây, các phi công này đã âm thầm đưa 24 máy bay qua Italia rồi bay về Israel.

Một ngày tháng 10/1956, Thượng tá Lontali, sĩ quan tham mưu chỉ huy không quân Pháp nhận lệnh tuyệt mật dẫn 2 đại đội phi công máy bay chiến đấu (50 người), theo đường biển bí mật đến cảng Haifa của Israel, sau đó phân tán  đến các căn cứ không quân Israel chuẩn bị lái máy bay tham gia tác chiến.

Tháng 11/1956, nhóm phi công liên đội bay chiến đấu số 1 không quân Pháp, từ căn cứ Saint Diejer bí mật đến Israel tham gia "chiến dịch 750". Thiếu tá phi công Wuconech sau này nhớ lại: Khi họ đến Israel, thì Israel đã tuyên chiến với Ai Cập và được giao  nhiệm vụ: "Thực hiện bảo vệ bầu trời".

Wuconech và đồng đội nhìn thấy máy bay Pháp xếp hàng trên bãi đỗ, nhưng huy hiệu và cờ Pháp ở đuôi máy bay không còn, thay vào là "sao đại vệ" còn tươi màu sơn. Cùng lúc này có người đến phát cho các phi công Pháp giấy chứng nhận thân phận mới, đổi họ và tên thuộc không quân Israel! Wuconech sau này trở thành thiếu tướng không quân Pháp, ông nói: "Lúc đó cảm thấy mình giống như hải tặc Pháp".

Tại căn cứ không quân Israel, các phi công Pháp không được đeo quân hàm. Mỗi lần trước khi bay tác chiến, các phi công Pháp thường nhận được một bức thư cổ vũ, trong đó còn đặt một xấp đôla Mỹ. Trong túi cấp cứu của các phi công Pháp  luôn có chiếc đồng hồ vàng và một ít tiền, với những thứ này, người ta có thể cho đây là phi công hàng không dân dụng Israel, đó cũng là quy định về công tác ngụy trang không thể thiếu.

Do năng lực vận tải không đủ, Israel đã yêu cầu không quân Pháp cứu viện. Nhận được sự thỉnh cầu của Israel, không quân Pháp điều 40 máy bay vận tải "phương bắc" 2501 tạm thời giúp Israel  chủ yếu chuyển thương binh ở vùng bán đảo Sinai và  lực lượng dù, vật tư, đặc biệt là đạn dược vũ khí đến tác chiến vùng sa mạc. Để bảo mật, các máy bay vận tải này của Pháp cũng phải sơn ngụy trang huy hiệu không quân Israel.

"Hành động súng kíp"

Từ giữa tháng 10/1956, Đại đội "Chim hạc" không quân Pháp, được lệnh sẵn sàng tham gia chiến dịch tuyệt mật - "chiến dịch 700" (“hành động súng kíp").

Ngày chủ nhật 28/10/1956, trung đội bay của Thượng úy Aral trên "bờ biển Vàng" nhận lệnh lái 14 máy bay chiến đấu "thần bí " IV chứa đầy vũ khí đạn dược bay đến căn cứ  Đại vệ Hamas (thuộc Israel).

Khi đến đây, Aral và các phi công Pháp nhanh chóng được đeo phù hiệu và cấp giấy chứng nhận là phi công Israel, mệnh lệnh ngày hôm sau của đội bay được truyền đạt vào lúc nửa đêm hôm trước, do một máy bay loại nhỏ của câu lạc bộ hàng không bay đêm đến cung cấp. --PageBreak--

Theo kế hoạch, Trung đội máy bay 199 không quân Israel do Thượng úy Aral chỉ huy có nhiệm vụ yểm hộ trên không chặn đánh máy bay MiG của Ai Cập. Sau đó, Aral lại nhận lệnh thực hiện công kích đối đất, mục tiêu là các toa xe lửa chuyên chở xe tăng và lực lượng xe bọc thép của Ai Cập đang điều động theo hướng kênh đào Suez. Tuy gặp pháo phòng không mặt đất của Ai Cập bắn chặn, thậm chí đạn pháo đã nổ bên cạnh, nhưng may mắn không máy bay nào trúng đạn.

Trong khi đó, biên đội bay của Thượng tá Zubau không quân Pháp trong mấy ngày đầu tháng 11/1956 cực kỳ gian nan, đảm nhiệm ngăn chặn quân Ai Cập xuất phát từ Ismailia và cảng Saiyde đến chi viện cho lực lượng xe tăng của họ ở bán đảo Sinai. Zubau còn thường phải dẫn đội bay thực hiện tác chiến ban đêm,  tập kích các đội xe chở xăng dầu đến tiếp tế cho quân Ai Cập trên tuyến quốc lộ dọc bờ biển từ cảng Saiyde đến Yafa.

Chiến sĩ ẩn hình

Sau một tuần lễ xảy ra cuộc chiến giữa Ai Cập và Israel (Israel đã được Pháp bí mật chi viện tác chiến); Anh, Pháp đã đưa thông điệp cuối cùng cho Ai Cập, yêu cầu Ai Cập-Israel ngừng chiến, đồng thời cho phép quân đội của họ đến đóng ở kênh đào nhưng bị Ai Cập từ chối.

Ngày 31/10/1956, Liên quân Anh - Pháp  tiến hành oanh tạc đối với các sân bay, doanh trại và các công trình quan trọng của các thành phố Cairo, Yalisanta, cảng Saide, Ismailia, Suez... Không quân Ai Cập bị thiệt hại nặng, giới quân sự Ai Cập khẩn cấp đem một số vũ khí trang bị quan trọng sơ tán đến cao nguyên Ai Cập và Arập Xêút; trong đó có 24 máy bay ném bom "Yak-28" (do Liên Xô lúc đó viện trợ) được chuyển đến vùng Lukosul.

Tình báo Israel biết được tình hình của Ai Cập, Thiếu tá Wuconech nhận được lệnh: dẫn đội bay đi phá hủy máy bay ném bom "Yak-28" của quân Ai Cập.

Sau khi có bản đồ và nghiên cứu phương án hành động. Wuconech quyết định dẫn 3 biên đội mỗi biên đội 4 máy bay cất cánh thực thi mệnh lệnh. Khi bay đến Lukosul, họ phát hiện máy bay ném bom "Yak" đỗ phân tán trên mặt đất, giống như ảnh đã chụp được, Wuconech chỉ huy 3 biên đội luân phiên triển khai không kích, nhiệm vụ đã tiến hành thuận lợi.

Đây là lần cuối cùng Thiếu tá Wuconche và đồng đội mang thân phận người Israel thực thi nhiệm vụ, vì sau đó lực lượng đổ bộ đường không Liên quân Pháp - Anh trong hành động "tay súng kíp mới" đổ bộ lên cảng Saiyade và Fuade cùng lúc đó, Israel - Ai Cập thực hiện đình chiến.

Theo tư liệu tổng kết, trong cuộc chiến tranh này, máy bay chiến đấu của Pháp xuất kích 308 lần; máy bay trinh sát ra quân 84 lần; máy bay vận tải 86 lần. Sau kết thúc chiến tranh, máy bay chiến đấu Pháp vẫn thực thi 38 lần bay với 50 giờ bay làm nhiệm vụ bảo vệ bầu trời.

Máy bay trinh sát Pháp còn tiếp tục bay trên bầu trời Địa Trung Hải thực hiện giám sát tình hình đối với Ai Cập, đồng thời Pháp vẫn bố trí lực lượng mặt đất ở vùng cảng Saiyade và Elgangtra tạo sự uy hiếp mới đối với Ai cập. Tháng 12/1956, toàn Liên quân Anh - Pháp rút khỏi Ai Cập; tháng 3 năm sau (1957), quân Israel rút khỏi Sinai.

Cũng theo tiết lộ, tuy chiến tranh kết thúc, nhưng xét tới tình hình đặc biệt của phi công Pháp tác chiến với tư cách khoác "sao đại vệ" Israel, Bộ Tổng tham mưu Pháp đã lệnh cho họ tiếp tục ở lại trong căn cứ Israel một thời gian và cấm liên lạc về nhà, lý do là: "Phi công không quân Pháp đang tồn tại ở Israel tuyệt đối không thể để bên ngoài biết".

Sau này, khi các phi công không quân Pháp bí mật tham gia hành động tác chiến ở Israel về nước còn nhận được mệnh lệnh ngay lập tức phải tiêu hủy toàn bộ các loại tài liệu, giấy tờ... mà người Israel đã trao cho họ trong thời gian chiến tranh

Nguyễn Mau (theo Quân sự thế giới)
.
.