Cựu quan chức chính quyền Obama tham gia do thám Donald Trump

Thứ Năm, 15/06/2017, 18:14
Cuối tháng 5-2017, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power được phát hiện là nghi can mới nhất trong nghi án Tổng thống Donald Trump cáo buộc chính quyền Tổng thống Obama do thám ban vận động tranh cử của ông, với vai trò là người hỗ trợ tích cực cho hoạt động do thám.

Trong một thông báo ngày 31-5, Ủy ban Tình báo Hạ viện cho biết đã gửi trát lệnh đến các cơ quan tình báo của nước Mỹ gồm FBI, CIA và NSA yêu cầu "công bố sự thật" về các yêu cầu bà Power từng gửi đến các cơ quan này. Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao bà Power lại yêu cầu những thông tin mật từ các cơ quan tình báo?

Không ai hiểu lý do đó là gì. Theo tạp chí WND, với vai trò là một nhà ngoại giao của Mỹ tại LHQ, nhưng bà Power lại là một người thân cận của Tổng thống Obama, và điều này chính là một khía cạnh đáng suy ngẫm khi người ta tìm hiểu lý do vì sao Tổng thống Trump lại tố cáo người tiền nhiệm do thám ông. Hiện Ủy ban Tình báo Hạ viện đang tăng cường điều tra theo hướng bà Power có thể đã "thông đồng" với Tổng thống Obama.

Bà Susan Rice.

Việc Ủy ban Tình báo Hạ viện (do đảng Cộng hòa kiểm soát) tiến hành cuộc điều tra nhắm vào cựu Tổng thống Obama và một số cá nhân trong chính quyền của ông xuất phát từ lời tố cáo của Tổng thống Trump. Lời tố cáo đó được đưa ra vào thời điểm Thượng viện Mỹ cũng mở cuộc điều tra về các mối quan hệ mờ ám giữa các quan chức trong bộ sậu chuyển giao quyền lực của ông Trump với nước Nga. Tổng thống Trump nhiều lần tái khẳng định cáo buộc của mình và điều đó đã trở thành suy nghĩ mặc định.

Power là một trong số 7 người thuộc chính quyền Obama nhận trát lệnh đòi thẩm vấn đề ngày 31-5 của Quốc hội Mỹ, trong đó có 3 lệnh của Ủy ban Tình báo Thượng viện đòi các cơ quan tình báo FBI, CIA và NSA "công bố sự thật" về các yêu cầu tình báo gồm bà Power, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rica và cựu Giám đốc CIA John Brennan. Cả Brennan và Rice đều đã thừa nhận mình có thực hiện các hoạt động "điều nghiên" về việc các quan chức chiến dịch tranh cử của ông Trump có hiệp đồng với người Nga hay không. Còn bà Power là trường hợp mới.

Theo tạp chí WND, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Michael Flynn của Tổng thống Trump là một nạn nhân trong âm mưu do chính quyền Obama dựng nên. Bây giờ, sau khi ông Flynn đã bị sa thải, người ta mới nói rõ lại rằng, ai đó trong chính quyền Obama đã "chơi xỏ" ông Flynn, làm lộ tẩy tên ông trên báo chí và đưa nguồn nặc danh nói ông đã thảo luận "những đề tài không phù hợp" với Đại sứ Nga tại Mỹ (Sergey Kislyak), như về việc bỏ cấm vận Nga chẳng hạn. Thực tế, Flynn không có thảo luận điều gì không phù hợp với Đại sứ Kislyak, mà ông chỉ bị sa thải do nói dối Phó Tổng thống Mike Pence mà thôi.

Tháng 4-2017, bà Susan Rice đã thừa nhận trên kênh truyền hình MSNBC rằng, bà có tham gia trong vụ việc tiết lộ tên tuổi của thành viên ban vận động của ông Trump mà bà có được thông qua hoạt động do thám bí mật của tình báo nước ngoài.

Thế nhưng, một tháng sau, bà lại chối sạch, bảo mình chẳng biết gì và các hoạt động do thám bí mật đó sau khi Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Devin Nunes công khai thông tin trên báo chí. Bà Rice đã cố biện minh cho hành động của mình. Bà cho rằng không có động cơ chính trị nào trong hoạt động tình báo đó.

An Tôn (theo The Intercept)
.
.