Hoạt động của các biệt đội tử thần CIA tại IRAQ
Sau một tiếng nổ mạnh làm bung cửa chính, xuất hiện nhiều người vũ trang mặc quân phục màu đen, mang mạng che mặt, tay lăm lăm súng đẩy Hassan nằm úp xuống mặt đất sau khi chụp vào đầu anh ta một chiếc túi bằng vải kín mít. Một trong những người lạ mặt ấn nòng súng vào đầu Hassan và quát: "Vũ khí giấu ở đâu? Khai ngay?".
Sau khi lục soát toàn nhà, hạch hỏi những người thân của Hassan mà không có kết quả, cả nhóm đập phá một số vật dụng mà không quên nhắn lại: "Chúng tao là Biệt đội tử thần! Hãy cẩn thận!". Cùng thời điểm diễn ra cuộc lục soát nhà của Hassan, một biệt đội tử thần khác cũng tràn vào nhà của viên sĩ quan cảnh sát Haider al-Aimib, bắn chết người này do nghi vấn làm nội gián cho tổ chức dân binh vũ trang Quân đội Mahdi chống Mỹ của giáo sĩ Muqtada al-Sadr.
Không phải mới đây mà từ trước khi Mỹ tấn công Iraq vào tháng 3/2003, CIA đã quyết định thành lập một đơn vị đặc biệt có tên gọi Lực lượng tham gia các chiến dịch đặc biệt tại Iraq (ISOF) có nhiệm vụ tuyển dụng các thanh niên người Iraq từ 18 đến 22 tuổi, đưa đến một căn cứ bí mật của CIA tại Jordanie để huấn luyện nghiệp vụ do thám, chiến đấu, bắt bớ, tra khảo và cả giết người mà huấn luyện viên đều là sĩ quan thuộc Đơn vị Hành động ngoại biên của CIA.
Theo tiết lộ của tạp chí Global Security, chỉ huy ISOF là tướng Mỹ Simeon Trombitas. Trombitas là sĩ quan cao cấp của Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ (DIA), có thời gian 10 năm làm việc cho CIA, từng tham gia xây dựng các biệt đội tử thần ở El Salvador, Guatemala và Colombia. Vào thập niên 80, các biệt đội tử thần của CIA hoạt động tại El Salvador đã giết hại gần 50.000 dân thường có cảm tình với các tổ chức du kích cánh tả. Tương tự tại
![]() |
Một đội viên biệt đội tử thần của ISOF. |
Nhiều tháng trước khi Mỹ tấn công Iraq, ISOF đã tung 300 đội viên vào hoạt động bên trong lãnh thổ nước này với nhiệm vụ chỉ điểm và nhận dạng các quan chức làm việc trong bộ máy chính quyền của chế độ Saddam Hussein, các sĩ quan quân đội và sĩ quan cảnh sát tuyệt đối trung thành với Saddam Hussein. Những nhân vật này sẽ trở thành mục tiêu phải giết chết và bắt giữ bởi ISOF.
Cuối năm 2008, quân số của ISOF đã đông đến 1.500 đội viên, được phân bổ thành 9 biệt đội mà chỉ huy đều là sĩ quan của CIA. Từ đầu năm 2004, CIA đã chuyển căn cứ huấn luyện Biệt đội tử thần đến gần sân bay quốc tế ở thủ đô
Khi thi hành nhiệm vụ, đội viên các biệt đội tử thần của ISOF mặc quân phục màu đen, mang mạng che mặt, sử dụng toàn vũ khí hiện đại do Mỹ sản xuất như súng tiểu liên cực nhanh M-16, kính sử dụng tia hồng ngoại nhìn rõ vào ban đêm, di chuyển bằng xe quân sự Humvee của quân đội Mỹ và được yểm trợ từ trên không bởi trực thăng chiến đấu Apache. Thời điểm để các biệt đội tử thần hành động là vào tối khuya với các cách hành xử thô bạo như nổ súng đe dọa, bắn bị thương một hay vài người để hù dọa, đánh đập, bắt giữ hay bắn chết người cần tìm, cướp bóc, đập phá đồ đạc trước khi rút lui. Trong vài trường hợp, đội viên các biệt đội tử thần còn đánh đập dã man cả người già, phụ nữ và trẻ con để tra khảo.
Dư luận bắt đầu tố cáo sự lộng hành của các biệt đội tử thần trên lãnh thổ Iraq sau khi xảy ra vụ nhiều đội viên ISOF tràn vào Bệnh viện Al Numan ở thủ đô Baghdad để truy bắt một chỉ huy kháng chiến người Iraq có biệt danh Đại úy Hussam. Sau khi lục soát toàn bộ bệnh viện mà không thấy đối tượng tầm nã các đội viên ISOF dưới sự chỉ huy của một sĩ quan CIA đã tập trung tất cả nhân viên bệnh viện cùng bệnh nhân lại để đe dọa, tra khảo. Trước khi rút đi các đội viên biệt đội tử thần còn đập phá một số trang thiết bị của bệnh viện.
Sự việc lên đến đỉnh điểm khi một số nhà cầm quyền Iraq còn sử dụng các biệt đội tử thần để trấn áp các phe phái chính trị hay các nhân vật đối lập sau khi xảy ra vụ ISOF triển khai một chiến dịch đặc biệt tại tỉnh Diyala và bắt giữ một số thành viên của đảng Hồi giáo Iraq, tổ chức chính trị lớn nhất của người Hồi giáo Suni tại Iraq. Ngoài ra, đội viên của một biệt đội tử thần còn bắt giữ và đánh đập Hiệu trưởng Trường đại học Diyala, bắn chết 4 trợ lý của ông này. Lý do là những nhân vật này đã chỉ trích sự yếu kém của Thủ tướng Maliki trong việc đảm bảo an ninh cho người dân
Tháng 4/2009, nằm trong kế hoạch giảm thiểu sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq của Tổng thống Barack Obama, Bộ Quốc phòng Mỹ và CIA đã thống nhất việc giải giáp các hoạt động của ISOF trước khi chính thức bị giải thể vào cuối năm 2010. Thế nhưng, từ đây đến thời điểm đó, các biệt đội tử thần của ISOF chắc hẳn sẽ còn gây ra kinh hoàng đối với người dân