Kết cục bi thảm “vụ Watergate của Đức”
Người ta từng gọi đây là "vụ Watergate của nước Đức", khiến Thủ hiến U.Barschel bắt buộc phải tuyên bố từ chức. Đồng thời các chính khách thuộc Liên đoàn Dân chủ Thiên Chúa giáo (CPU) của ông ta đã cố ý đổ mọi tội lỗi lên đầu vị cố thủ hiến, để vớt vát chút ít uy tín còn lại trước cử tri.
Giữa các sự kiện là nguồn tin gây chấn động nước Đức về cái chết của U.Barschel tại khách sạn Beau Rivage ở Genève (Thụy Sĩ). Theo giới hình sự học thì đó đúng ra là một vụ tự tử, nhưng được người ta "xếp đặt" như là vụ án mạng hòng tạo ấn tượng cho ai đó... Xác của vị cựu thủ hiến được phát hiện bởi ký giả nổi tiếng Sebastian Cnaver của tuần báo Đức Stern xuất bản ở
Sebastian Knaver là một biên tập viên gạo cội của tờ Stern với thâm niên hơn 10 năm. Khi các sự kiện chính trị dồn dập xoay quanh U.Barschel, Ban biên tập yêu cầu Knaver phải tìm cho ra vị chính khách thất sủng ấy - đang "ở ẩn" tại Genève - và phỏng vấn ông ta cho bằng được. S.Knaver tức tốc lên đường tối 10/10/1987 từ
Khi máy bay đến
Người phóng viên kỳ cựu trở dậy lúc 5h45 sáng. Đúng 7h, anh cùng nhiếp ảnh gia Hans-Iorg Anders của Stern đi ăn sáng dưới tầng trệt khách sạn. Họ cũng được biết rằng, vị khách danh dự của hotel - Tiến sĩ Uwe Barschel - có ghi tên trong danh sách các thực khách muốn điểm tâm bữa sáng. Nhưng mãi không thấy ông ta xuất hiện... Khoảng từ 9h30 đến 12h họ đã gọi điện rất nhiếu lần lên phòng 317.
Hoàn toàn thất vọng! Knaver thử hỏi dò những người ở gần phòng Barschel, cũng như các nhân viên trực tổng đài và gác cửa, nhưng chẳng ai biết gì. Anh chỉ muốn rõ một điều đơn giản, là phải chăng U.Barschel vẫn còn ở trong hotel và chưa kịp bí mật "chuồn" đi chỗ khác mà thôi.
Khoảng 12h, Knaver quyết định đích thân tới phòng Barschel. Anh gõ cửa và hỏi to: "Có ai ở đây không?". Không thấy trả lời. Anh xoay nắm đấm và cửa tự mở ra. Knaver vào trong và trông thấy độc một chiếc giày duy nhất giữa lối vào. Quá đỗi ngạc nhiên, anh đóng cửa lại và đi thông báo cho người đồng nghiệp Anders điều mình vừa mục kích... Sau đó Knaver đến phòng của Barschel - lặp lại động tác gõ cửa cũng như gọi lớn những câu khi nãy. Vẫn không thấy trả lời!
Knaver cẩn thận mở cửa và đi vào. Trong phòng tranh tối tranh sáng. Cửa sổ mở hé khiến gió lay nhẹ những tấm rèm... Lần này Knaver mang theo máy ảnh có đèn chụp. Anh đinh ninh rằng "trong phòng chẳng có ai". Giường thì "hiển nhiên không được đụng đến vào đêm qua", nhưng trên lớp ga phủ có "hơi nhăn" chút ít - ai đó đã nằm trên đấy... Knaver chụp phòng ngủ, giường và hành lang, cũng như chỗ có chiếc giày.
Tấm ảnh cuối cùng của vị chính khách xấu số. |
Trên chiếc bàn đêm kề chỗ để điện thoại Knaver phát hiện ra 6-7 tờ giấy, với những dòng chữ do chính tay Barschel viết: "R.R. cao tới 1,8 m, tóc vàng sậm, mày râu nhẵn nhụi, mặc quần jeans, áo len xanh và áo khoác đen". Đó chính là người đàn ông mà U.Barschel đã gặp gần sân bay trước khi ông bay đi Thụy Sĩ. Kẻ đã cùng vị cựu thủ hiến "đi đi lại lại và trao đổi trong suốt nửa giờ liền" - theo nguồn tin của Cơ quan Cảnh sát hình sự Liên bang Đức (FCP).
Nhưng Stern không muốn tự đưa ra bằng chứng về một cuộc gặp gỡ bí mật ở nước ngoài giữa U.barschel với người đàn ông lạ mặt kia, mà "đơn giản đó chỉ là những điều được "vén lên" từ bút tích cuối cùng của vị cố thủ hiến". S.Knaver chụp tất cả các trang giấy theo thứ tự từng tờ một. Sau đó anh cũng phát hiện ra cuốn sách Barschel đang đọc dở của tác giả Jean Paul Sarter.
"Quyển sách này có thể giải thích điều gì đã xảy ra trong những giờ sau cùng cuối đời Uwe Barschel" - Sebastian Knaver nhận định. Chính giữa hai trang đang đọc dở là đoạn văn nói về tự do và cái chết. "Khi đang mày mò trong phòng Barschel một mình, dọc sống lưng tôi cảm thấy có một sự ớn lạnh nào đó chạy qua - S.Knaver kể.
Khi mở cửa phòng tắm, Cnaver suýt nữa... đứng tim. Trong bồn tắm đầy nước là tấm thân bất động của Uwe Barschel. Bụng ông trương phình lên, da tím tái. Một bàn tay quấn trong chiếc khăn tắm, còn tay kia đặt lên ngực... Không có bất cứ tín hiệu nào của sự sống cả. Pháp y Thụy Sĩ xác định là U.Barschel chết lúc 11h trưa. Knaver cũng kịp chụp thêm vài tấm ảnh. Hai ngày sau, những tấm ảnh này đã xuất hiện trên tờ Stern, trên truyền hình và được rất nhiều nhật báo ở châu Âu khác đăng tải.
Hơn hai thập niên đã trôi qua, "hung thủ" R.R. nào đó vẫn mất dạng và "cũng chẳng có lý do gì để kết tội kẻ ấy cả" - như kết luận của FCP. Hay đúng hơn là Uwe Barschel đã lấy sự tự vẫn để giải thoát khỏi những nỗi nhục của mình, nhưng lại cố tình khịa ra là mình "bị ám sát chết" - như một chính khách đáng thương. Đó là toàn bộ sự thật về "vụ Watergate của nước Đức" từng gây xôn xao dư luận chính trường châu Âu hồi cuối những năm 80, trước thời điểm kết thúc Chiến tranh lạnh