Nhà ngoai giao Bồ Đào Nha đã cứu 30 ngàn dân tị nạn Do Thái
Aristides de Sousa Mendes sinh ngày 19/7/1897 trong một gia đình quý tộc giàu có theo đạo Thiên Chúa tại thành phố Cabanas de Variato, cách thủ đô Lisbonne của Bồ Đào Nha 350km. Sau khi tốt nghiệp Đại học Coimbra, ông vào làm việc trong ngành ngoại giao rồi được cử đến công tác tại Zanzibar ở châu Phi, sau đó sang Mỹ, Brazil và dừng chân tại thành phố Bordeaux của Pháp vào năm 1938 với chức vụ lãnh sự Bồ Đào Nha.
Vào tháng 5/1940, khi phát xít Đức tràn sang thôn tính nước Pháp, hàng đoàn dân cư trốn chạy, trong đó có người Do Thái, đã đổ xô về thành phố
Sáng ngày 16/6/1940, gượng ngồi dậy trên giường bệnh, ông khẳng định: “Từ nay, tôi sẽ cấp chiếu khán cho tất cả, không phân biệt quốc tịch, màu da hay tôn giáo gì hết”. Sau đó ông lao vào làm việc không biết mệt mỏi. Được sự giúp đỡ của người thân và Jacob Kruger, một giáo sĩ Do Thái người Bỉ mà Sousa Mendes cưu mang cả gia đình, ông đã cấp hàng ngàn chiếu khán chỉ trong vòng có vài ngày.
Ông ký suốt từ 8h sáng ngày hôm trước đến 3h sáng hôm sau. Trong số dân tị nạn gốc Do Thái được cấp chiếu khán có một số nhân vật nổi tiếng như Charles Oulmont, nhà văn và là giáo sư Đại học Sorbonne, một số viên chức cao cấp trong Chính phủ Bỉ đang sống lưu vong tại Pháp, nhà văn Julien Green, nhạc sĩ dương cầm Norbert Gingoli...
Một gia đình được nhà ngoại giao Sousa Mendes cứu khỏi phát xít Đức. |
Trong khi đó, ở thủ đô Lisbonne, chính quyền Bồ Đào Nha bắt đầu tỏ ra lo lắng. Antonio de Oliveira Salazar, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, đã ra lệnh cho tất cả sứ quán của Bồ Đào Nha ở nước ngoài không được cấp chiếu khán cho người tị nạn gốc Do Thái và cả dân tị nạn sống ở các nước Đông Âu đang bị Đức Quốc xã chiếm đóng.
Ngày 22/6/1940, nước Pháp đầu hàng phát xít Đức. Chính phủ Bồ Đào Nha đã cử hai phái viên đến
Viên phó lãnh sự giải thích rằng, theo lệnh của Chính phủ Bồ Đào Nha, ông không còn cấp chiếu khán nữa. Sousa Mendes liền nói: “Tôi vẫn còn là cấp trên của anh”, rồi lấy con dấu của viên phó lãnh sự, ký hàng loạt chiếu khán mới rồi đóng dấu vào. Theo nhiều người kể lại, Sousa Mendes ký chiếu khán bất cứ chỗ nào, cho dù đang đứng ở cầu thang hay ngoài đường phố.
Bị buộc đi tiếp, khi đến đồn biên phòng Hendaye, ông trông thấy những người tị nạn cầm chiếu khán do ông cấp ở
Đó chỉ là những dòng chữ viết trên tờ giấy trắng với nội dung: “Nhân danh Chính phủ Bồ Đào Nha, yêu cầu chính quyền Tây Ban Nha để cho người mang giấy này được tự do quá cảnh qua lãnh thổ”.
Khi về đến Bồ Đào Nha, Sausa Mendes ngay lập tức bị đình chỉ công tác và phải đối mặt với tòa án về tội bất tuân thượng lệnh. Hồ sơ bút lục của phiên tòa bị niêm phong lâu nay (vì nêu lên quan điểm bài Do Thái của Salazar), được tìm thấy vào năm 1998, đã nghị án buộc tội Sousa Mendes làm ô danh đất nước Bồ Đào Nha trước chính quyền Tây Ban Nha và cả quân chiếm đóng Đức Quốc xã. Sousa Mendes đã tự bào chữa rằng, ông chỉ hành động vì mục đích duy nhất là cứu đồng loại thoát khỏi cái chết cận kề.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, Aristides de Sousa Mendes yêu cầu được phục hồi quyền lợi nhưng chính phủ của Salazar vẫn không tha thứ cho ông. Cuộc sống của Sousa Mendes lâm vào cảnh túng quẫn.
Ông phải bán hết tài sản, nhiều bạn bè bỏ rơi ông, vợ ông qua đời vào năm 1948 do không đủ tiền chữa bệnh, còn gia đình buộc phải phân ly sống trong cảnh khốn khó và tuyệt vọng. Cho đến lúc qua đời vì bạo bệnh vào ngày 3/4/1954 trong một bệnh viện dành cho người nghèo khó tại thủ đô Lisbonne, Sousa Mendes chỉ được khâm liệm trong một bộ áo quần bằng vải thô.
Mãi đến năm 1966, tại