Những chiến tích bịa đặt của phi công Đức

Thứ Sáu, 23/05/2008, 10:30
Viên chỉ huy Phi đoàn 52 Bartse bị phi công V.I.Popkov hạ khai cung với các sĩ quan Hồng quân Xôviết là đã hạ hơn 250 máy bay đối phương trong một quãng thời gian ngắn. Làm sao có thể trong thời gian ngắn đó, viên phi công này xuất kích liên tục 50 lần, mỗi lần bắn rơi 5 chiếc để đạt kết quả con số 250?

Trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược, nhiều phi công Xôviết đã lập những chiến công xuất sắc, bắn rơi nhiều máy bay chiến đấu của địch. Tiêu biểu trong số đó là các phi công kỳ cựu được nhiều lần phong Anh hùng Liên Xô như I.Kojeduv (62 chiếc), A.Pocrưskin (59 chiếc), K.Evtignev (53 chiếc)...

Thế nhưng, Bộ Chỉ huy quân sự Đức đã tuyên bố rằng, những phi công tài ba của họ diệt được số máy bay đối phương còn nhiều gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần như thế. Ví như Erik Hartmann, phi công được coi là thiện chiến nhất của Đức đã hạ được tới... 352 chiếc!

Sự thật có phải vậy không?

Ngày nay các nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh đã phân tích, lý giải những “chiến công bịa” đó để bảo đảm sự chính xác của những sự kiện lịch sử.

Trước hết và chủ yếu là nhiệm vụ chiến đấu của không quân hai bên khác nhau. Nhiệm vụ chính của Không quân Xôviết do Bộ Tư lệnh không quân đề ra cho các phi công máy bay tiêm kích là phải bảo đảm hỗ trợ hiệu quả cho các trận tác chiến của máy bay ném bom hạng nặng, các máy bay cường kích, máy bay trinh thám và máy bay chở quân nhảy dù đổ bộ.

Như vậy là việc “quần nhau trên bầu trời” với địch thủ chỉ diễn ra trong tình thế bắt buộc khi máy bay đối phương tới tấn công trực diện với họ, hoặc khi chúng tấn công vào các trận địa, nơi đóng quân, kho tàng quân trang quân dụng hay hậu phương, các công trình giao thông vận tải của quân đội Xôviết.

Trong những trường hợp này dù lực lượng địch có mạnh hơn nhiều lần thì các phi đội máy bay tiêm kích của Không quân Xôviết phải “lăn xả” vào kịch chiến với Không quân Đức để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ và yểm trợ được giao, nhất là bảo vệ các “pháo đài bay” là lực lượng giải quyết kết quả của các trận đánh trên mặt đất.

Với Đức thì nhiệm vụ chủ yếu của không quân khác hẳn. Chúng thường bay bằng những “mũi tên tự do” – là những kẻ săn lùng các máy bay Xôviết mà trước hết là loại máy bay hạng nặng như máy bay ném bom, vận tải, chở quân.

Cuối cùng, trong cuộc rượt đuổi vì những thắng lợi chiến thuật trên bầu trời mà chúng đã để mất thế trận chiến lược chủ yếu trên mặt đất. Đó là thực chất của “sách lược bầu trời” của Không quân Xôviết. Và như lịch sử chiến tranh đã chứng minh, các tướng lĩnh của Không quân Xôviết đã tỏ rõ tầm nhìn xa rộng hơn đối phương rất nhiều.

Một ví dụ điển hình: V.I.Popkov là trung tướng không quân (1967), hai lần anh hùng Liên Xô (1943, 1945) đã được đánh giá là một phi công giỏi, chiến đấu hiệu quả cao không phải bằng số lượng máy bay địch bị ông bắn rơi mà bằng số lượng các máy bay ném bom, máy bay cường kích và máy bay trinh sát được ông tháp tùng bảo vệ không bị mất một chiếc nào.

Bắn rơi 3 mà ghi 36!

Nhiều tin đồn đại rằng trong cuộc chiến tranh đó, các phi công Đức đã “ghi thêm cho mình” thành tích bắn rơi máy bay đối phương. Thực chất là thế nào?

Đối với Không quân Đức, việc “khai thêm” chiến thắng là chuyện “thường ngày”. Điều này rất phù hợp với chiến lược tuyên truyền tâm lý chiến của chúng: một mặt để “động viên”, “khích lệ tinh thần” quân đội, mặt khác còn để “hăm dọa” đối phương...

Viên chỉ huy Phi đoàn 52 Bartse bị phi công V.I.Popkov hạ khai cung với các sĩ quan Hồng quân Xôviết là đã hạ hơn 250 máy bay đối phương trong một quãng thời gian ngắn.

Người ta thử tính toán: nếu vậy thì trong mỗi trận phi công này hạ không dưới 5 chiếc. Vậy, để có được “chiến thắng” đó trong mỗi trận đấu, máy bay cần phải có bao nhiêu chất đốt, bao nhiêu đạn pháo, thiết bị, bao nhiêu thời gian... và bao nhiêu máy bay của Không quân Xôviết vào thời điểm đó để cho viên phi công kia hạ được ngần ấy chiếc?

Hoàn toàn không có cơ sở với những phép toán thuần túy đơn giản như vậy. Làm sao có thể trong thời gian ngắn đó, viên phi công này xuất kích liên tục 50 lần, mỗi lần bắn rơi 5 chiếc để đạt kết quả con số 250?

Tuy nhiên, những “chiến công bịa” này Hitler không cấm, thậm chí còn giúp tuyên truyền làm ổn định tâm lý cho quân đội phát xít. Điều này được các phi công tù binh “thật thà cởi mở” khai cung ra khi bị các sĩ quan Xôviết thẩm vấn.

Giả dụ như: nếu một phân đội có 12 máy bay tiêm kích bắn hạ được 3 máy bay đối phương thì mỗi một phi công tính cho mình là 3 “trận thắng”, vị chi toàn phân đội có tất cả là 36 “trận thắng”. Sau thời gian đó không cần phải giải thích gì, trong bảng thành tích của họ “tự động” chuyển thành... 36 máy bay Xôviết bị hạ! Thật đúng là một cách “sáng tạo” thành tích kiểu Đức phát xít!

Ngày 26/8/1942, viên phi công của Đức là Vilhelm Graf, chắt nội của tướng Bismarck (1815-1898) – Thủ tướng đầu tiên của Đế chế 3 những năm 1871-1890, bị bắn rơi ở trận Stalingrad khai rằng đã hạ hơn 200 máy bay đối phương.

“Thế anh tham gia chiến tranh từ khi nào?” – người ta hỏi. “Cuối năm 1939”. “Sao, nghĩa là trong 2 năm anh đã hạ hơn 200 máy bay?”. “Chỉ ngày đầu tôi đã hạ được 9 chiếc” – viên phi công trả lời tự nhiên. Sau đó mới vỡ lẽ ra là anh ta đã hạ được một số máy bay vận tải (loại có tốc độ 160 km/giờ) không có ai đi bảo vệ, một số thì đang nằm trên các sân bay đã bị cô lập...

Thậm chí chính anh ta cũng “không nhớ được” những trận mà trong “bản thành tích bịa” của mình đã ghi

Nguyễn Hữu Dy
.
.