Pine Gap: Căn cứ quân sự liên hiệp của Mỹ tại Australia
Theo đó, Chính phủ Australia cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ xây dựng tại một hoang mạc cách thành phố Alice Springs 18km một căn cứ quân sự và tình báo có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin, dữ liệu thu thập bởi các vệ tinh tình báo, vệ tinh quân sự Mỹ rồi xử lý trước khi chuyển tiếp về trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ ở thủ đô Washington, trụ sở của Cơ quan Tình báo thông tin quốc gia (NSA) ở Fort Meade, bang Maryland và trụ sở của Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) ở Langley, bang Virginia.
Những thông tin và dữ liệu mà căn cứ Pine Gap tiếp nhận và xử lý đều liên quan đến các hoạt động quân sự và tình báo không chỉ của nhiều quốc gia XHCN ở châu Á mà cả của Liên Xô, các quốc gia Trung Á và các quốc gia vùng Vịnh.
Biểu ngữ đòi giải thể căn cứ Pine Gap treo ngay trên hành rào căn cứ này. |
Để bảo vệ căn cứ Pine Gap, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cho xây dựng đến hai vòng hàng rào bằng kim loại cao 4m, các đường dành cho xe quân sự tuần tra suốt ngày đêm cùng 2 đại đội gồm 160 lính sử dụng đến 10 trực thăng chiến đấu bảo vệ từ trên không và mặt đất
Theo thời gian và mức độ đối đầu, vào thời kỳ cao điểm của chiến tranh lạnh, quy mô của căn cứ Pine Gap càng mở rộng với nhiệm vụ của một căn cứ quân sự liên hiệp đa chức năng. Nếu như vào thời kỳ đầu mới thành lập, căn cứ Pine Gap chỉ có hai trạm ăngten thu nhận tín hiệu từ vệ tinh, thì đến cuối năm 1999, con số trạm ăngten đã lên đến 12.
Từ chỗ chỉ có 200 nhân viên làm việc ngày đêm (trừ lực lượng bảo vệ và hậu cần) vào năm 1969, đến năm 2005, con số này đã lên đến 1.000, toàn là nhân viên CIA, NSA và Bộ Quốc phòng Mỹ.
Chính việc Chính phủ Mỹ tiến hành bổ sung các chức năng và phương tiện, thiết bị và cả vũ khí hiện đại để có thể tiến hành một cuộc chiến tranh hạt nhân tại bất cứ nơi nào trên thế giới đã biến Pine Gap thành một căn cứ liên hiệp quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài.
Vì thế, căn cứ Pine Gap cũng trở thành mục tiêu theo dõi của các cơ quan tình báo nước ngoài và cả của những cuộc phản đối, biểu tình của các tổ chức phản chiến ở
Theo điều tra của nhà phân tích chuyên về lĩnh vực tình báo, quốc phòng Cameron Stewart làm việc cho báo The Australian và là cộng tác viên của báo The New York Time tại Australia, và dựa vào nội dung cuốn sách có tựa đề “Những tranh luận về một căn cứ bí mật” của tác giả Des Ball, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc phòng (SDSC) có trụ sở đặt tại thành phố
Ngoài các dàn ăngten, các cơ sở hậu cần, khu nhà nghỉ cho nhân viên, sân bay có thể sử dụng cho cả máy bay vận tải quân sự khổng lồ C5 Galaxy cất và hạ cánh, bãi phóng tên lửa đưa vệ tinh vào không gian, được xây dựng nổi trên mặt đất, các công trình quan trọng khác đều nằm sâu dưới mặt đất để có thể chịu được nhiều cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân của đối phương.
Trong số những công trình ngầm này phải kể đến Trung tâm Tiếp nhận, xử lý tín hiệu từ vệ tinh có diện tích 5.600m2 nằm sâu 20m dưới mặt đất. Đây là nơi 400 chuyên viên làm việc ngày đêm bên các máy tính siêu nhạy do Tập đoàn IBM nghiên cứu chế tạo theo đơn đặt hàng của Chính phủ Mỹ.
Thế nhưng, trái tim của Pine Gap lại là một nhà máy điện hạt nhân, cũng nằm sâu dưới mặt đất, sản xuất năng lượng không chỉ để cung cấp cho toàn bộ hoạt động của căn cứ Pine Gap, trong trường hợp bị đối phương tấn công, mà còn tiếp năng lượng cho các lò phản ứng trên các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ.
Để làm nhiệm vụ này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cho đào một đường hầm dài 1.800km từ căn cứ Pine Gap đến căn cứ hải quân North West Cape của Hải quân Mỹ ở vùng biển phía nam Australia.
Dưới thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, nhằm chuẩn bị cho việc triển khai chương trình quân sự có tên gọi “Chiến tranh giữa các vì sao”, Bộ Quốc phòng Mỹ còn bí mật xây dựng tại căn cứ Pine Gap các hầm chứa tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa đánh chặn.
Tại đây, vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cho xây dựng hệ thống truyền năng lượng điện từ qua sóng vô tuyến có tên gọi ELP.
Hệ thống ELP gồm một ăngten cao 200m được đặt ngầm trong lòng đất có thể tiếp sóng điện từ đến các vệ tinh tình báo, vệ tinh quân sự của Mỹ hoạt động ngoài không gian, gây nhiễu thông tin thu và phát của vệ tinh tình báo đối phương cũng như làm nhiễu sóng thông tin được phát bằng sóng vô tuyến của một quốc gia hay cả một khu vực.
Ngoài các nhiệm vụ trên, Pine Gap còn có chức năng của một trung tâm thử nghiệm các vũ khí bí mật bên ngoài lãnh thổ Mỹ. Nhiều nhân chứng cho biết đã trông thấy những vật thể hình đĩa bay trên vùng trời Pine Gap vào ban đêm. Giáo sư Des Ball nhận định đó có thể là những đĩa bay nhưng không lý giải được mục đích của việc thử nghiệm này.
Tuy hiện diện suốt một thời gian dài trên lãnh thổ
Có chức năng của một trung tâm phát hiện và đánh chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa của đối phương bên ngoài lãnh thổ Mỹ, căn cứ Pine Gap đã phát huy hiệu quả khi phát hiện kịp thời các cuộc phóng tên lửa loại Scud của quân đội Iraq dưới thời Saddam Hussein vào lãnh thổ Israel và Arập Xêút khi xảy ra chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất vào năm 1991 và phát tín hiệu khởi động hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot.
Được xem là mục tiêu bị đối phương tấn công bằng vũ khí hạt nhân khi xảy ra chiến tranh hạt nhân trên thế giới, căn cứ Pine Gap là đối tượng bị nhiều tổ chức xã hội, tổ chức nhân quyền và tổ chức phản chiến yêu cầu giải thể vô điều kiện.
Khởi đầu bằng một cuộc biểu tình đông đến 300 người, toàn là phụ nữ, đòi giải thể căn cứ Pine Gap, ngay bên ngoài căn cứ này, vào tháng 7/1986. Tiếp đến là cuộc biểu tình quy mô lên tới hàng ngàn người gồm đủ mọi thành phần xã hội, trong đó có nhiều nghị sĩ Quốc hội, vào năm 2002, cũng đòi giải thể căn cứ Pine Gap.
Và gần đây nhất là cuộc biểu tình suốt 15 ngày của Tổ chức CAW (Những người Công giáo chống chiến tranh) cô lập lối ra vào của căn cứ Pine Gap vào tháng 12/2005.
Vào ngày 2/6/2007, tại thành phố Canberra của Australia đã mở phiên tòa lần thứ 4 để xét xử Edward Crasswick và Terry Spackman, 2 đồng lãnh đạo của CAW, về tội gây cản trở hoạt động quốc phòng quốc gia.
Tổ chức CAW cho rằng căn cứ Pine Gap sẽ trở thành mục tiêu bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học của đối phương một khi chiến tranh hạt nhân xảy ra và khi đó chính người dân