Sẽ không bao giờ tìm ra sự thật vụ ám sát cựu Thủ tướng Hariri?
Hành động này được coi là sự trả đũa cho cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình nhà nước của Nga, Russia Today, theo đó người được phỏng vấn là một nhà báo Mỹ đã buộc tội chính cựu Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney đã ra lệnh tiến hành ám sát ông Hariri.
Ngày 14/2/2005, đoàn xe của cựu Thủ tướng Liban Rafic Hariri bất ngờ bị tấn công tại Beyrouth. Theo tạp chí Der Spiegel, các cuộc điều tra của Tòa án đặc biệt về vấn đề Liban đang hướng mũi dùi về phía lực lượng Hồi giáo Hezbollah trong vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafic Hariri. Thông tin này ngay lập tức được các hãng thông tấn và báo chí phương Tây trích đăng lại trong khi Ngoại trưởng Israel, Avigdor Lieberman, yêu cầu Liên Hiệp Quốc phải ra trát bắt giam quốc tế đối với thủ lĩnh của Hezbollah, Hassan Nasrallah.
Những thông tin trên được đưa ra 2 tuần sau khi nhà báo Mỹ Wayne Madsen khẳng định trên kênh truyền hình Russia Today của Nga rằng vụ ám sát ông Hariri đã được chỉ đạo bởi Phó tổng thống Mỹ thời bấy giờ là ông Dick Cheney. Thông tin này đã không được các hãng thông tấn và báo chí phương Tây và Chính phủ
Hai lời cáo buộc trên, một của nhà báo Wayne Madsen và một của Der Spiegel, không chỉ trái ngược nhau mà còn khác xa hoàn toàn so với những thông tin chính thức của cuộc điều tra về cái chết của ông Hariri.
Theo đó, 13 kẻ khủng bố Hồi giáo dòng Sunni, hiện đang bị cầm tù tại Liban, đã thú nhận tiến hành vụ ám sát trên. Diễn ra vào đúng thời điểm chiến dịch vận động bầu cử tại Liban đang bước vào giai đoạn nước rút, những lời buộc tội trên sẽ không có đủ thời gian để bị bác bỏ trước ngày 7/6 là thời điểm diễn ra cuộc bỏ phiếu.
Bài báo đã châm ngòi cho những cuộc tranh luận mới về nguyên nhân cái chết của ông Hariri sẽ được Spiegel đăng trên số báo sắp phát hành. Tuy nhiên, nó đã được đăng trên trang web của tạp chí này, nhưng lại là phiên bản tiếng Anh.
Hiện trường vụ ám sát Thủ tướng Hariri ngày 14/2/2005. |
Việc lựa chọn hình thức đăng tải này chứng tỏ rằng bài báo không nhằm tới độc giả là người Đức mà là dư luận quốc tế và người Liban. Tác giả bài báo, Erich Follath, là một nhà báo nổi tiếng đã có hơn 30 tuổi nghề, đặc biệt về các đề tài chính trị quốc tế.
Follath nổi tiếng từ năm 1985 sau khi cho ra mắt cuốn sách viết về các cơ quan tình báo của
Spiegel là một tạp chí được thành lập năm 1947 bởi lực lượng chiếm đóng người Anh sau khi Hitler bị đánh bại. Sau đó, tờ báo này được giao cho nhà báo Rudolf Augstein điều hành. Đến khi Rudolf Augstein mất, năm 2002, cơ cấu quản lý tờ báo được tổ chức lại. 1/4 cổ phần tờ báo thuộc về gia đình Augstein, 1/2 thuộc về ban biên tập, phần còn lại do Tập đoàn Bertelsmann nắm giữ.
Nên biết, Tập đoàn Bertelsmann có quan hệ mật thiết với NATO và chính tập đoàn này là nhà tổ chức chính Hội nghị thường niên về an ninh tại
Trở lại phát hiện của nhà báo Erich Follath trong vụ án Hariri. Theo tác giả bài viết, từ một tháng nay, Tòa án đặc biệt về vấn đề Liban đã có trong tay những thông tin mới nhưng không phổ biến vì sợ bị chính trị hóa và gây ảnh hưởng tới bầu cử Quốc hội tại Liban.
Tuy nhiên, một trong những thành viên của tòa án này đã cho phép nhà báo Follath xem những thông tin được đóng dấu mật trên. Và Erich Follath còn thêm rằng việc công bố bài báo của mình sẽ khiến Hezbollah thua trong đợt bầu cử tới. Tuy nhiên, việc Tòa án đặc biệt về Liban để lộ thông tin đang đặt ra một vấn đề nghiêm trọng về tính công minh của cơ quan tư pháp này.
Hẳn nhiều người còn nhớ, các nhà điều tra Liban với sự trợ giúp của Ủy ban Điều tra Liên Hiệp Quốc và những phần mềm máy tính tối tân nhất đã kiểm tra 90 triệu cuộc liên lạc điện thoại vào thời điểm diễn ra vụ tấn công khủng bố tại Beirut. Họ nhận thấy rằng có rất nhiều số thuê bao trả trước đã được kích hoạt vào ngày hôm đó và nhiều cuộc gọi đã được thực hiện trên tuyến đường có đoàn xe của cựu Thủ tướng Hariri.
Sau này chỉ còn vài số thuê bao được sử dụng. Và những người nhận các cuộc gọi từ những thuê bao này lại là 4 vị tướng của Liban, những người này được giới truyền thông phương Tây cho là thân
Dựa trên sự suy luận đó, Trưởng đoàn Ủy ban Liên Hiệp Quốc, Detlev Mehlis, đã ra lệnh bắt 4 vị tướng trên ngày 30/8/2005 và buộc tội Syria liên quan tới vụ ám sát cựu Thủ tướng Hariri. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm rưỡi bị cầm tù, những nghi can này đã được thả vì thiếu bằng chứng buộc tội. Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sau đó đã lên án việc bắt giam này và cho đó là hành động tùy tiện không thể chấp nhận.
Có thể tòa án này còn phát hiện một cuộc gọi khác xuất phát từ điện thoại của kẻ khủng bố tới số máy cô bồ nhí của Abd al-Majid Ghamlush, một thành viên trong tổ chức Hezbollah, từng được huấn luyện tại Iran.
Trong Hezbollah, Abd al-Majid được đặt dưới quyền của Hajj Salim, người chỉ huy một nhóm trung thành chỉ nghe mỗi lệnh của Hassan Nasrallah. Salim có thể là đầu não của vụ ám sát ông Hariri và thủ lĩnh Hezbollah, Hassan Nasrallah, là người đã ra lệnh. Vấn đề là nếu phương pháp điều tra của Tòa án đặc biệt về Liban đã bị cho là sai lầm trong trường hợp bắt giữ 4 vị tướng của Liban thì tại sao người ta lại thấy nó đúng khi kết tội Hezbollah?
Theo giới phân tích, điều đó không còn quan trọng nữa vì hướng điều tra nhắm vào
Ngay cả Ủy ban Liên Hiệp Quốc về điều tra cái chết của cựu Thủ tướng Hariri cũng có nhiều điều phải bàn. Từ khi được thành lập cho đến nay, ủy ban này đã trải qua ba đời chủ tịch. Vị Chủ tịch đầu tiên là người Đức, ông Detlev Mehlis. Vụ bê bối tạo nhân chứng giả năm 2006 đã khiến vị chủ tịch này mất chức.
Kế đến là Serge Brammertz, người Bỉ và Daniel Bellemare, người
Ông Mehlis là công tố viên hoạt động cho CIA tại Tây Đức trước khi chuyển sang làm việc cho WINEP, một chi nhánh của tổ chức vận động hành lang cho
Với cùng một nhóm nhóm điều tra, Nick Khaldas cũng sử dụng lại những phương pháp điều tra cũ và theo đuổi cùng mục tiêu rất xa rời sự thật: tố cáo các quốc gia đối đầu với Mỹ và
Vấn đề không chỉ dừng lại ở lý lịch của Mehlis và cộng sự của ông ta mà nó liên quan tới Tòa án đặc biệt, những tiết lộ thông tin của cơ quan này cho báo chí và sự thiếu thiện chí trong việc theo đuổi các hướng điều tra mà cơ quan này có.
Trong 3 năm, Detlev Mehlis và các phương tiện truyền thông phương Tây liên tục tố cáo Syria dính dáng tới vụ ám sát cựu Thủ tướng Hariri. Họ đã "đẻ" ra nhân chứng Mohammed Al-Siddiq. Nhân vật này cuối cùng đã được rút lại sau khi người ta phát hiện những mâu thuẫn trong lời khai của y. Sau khi tị nạn tại Pháp, người này đã đào thoát một cách thần kỳ trước sự bao vây của Cảnh sát Pháp.
Nhờ liên hệ với người thân trong gia đình y, tình báo
Như vậy có thể thấy những "phát hiện" kiểu như bài báo của Spiegel sẽ còn rất nhiều, nhưng sự thật về vụ ám sát Thủ tướng Liban Hariri có lẽ sẽ không bao giờ được phơi bày