Tại sao năm 1979 Iran tử hình Thủ tướng Hoveyda?
Quay về lại
Năm 1976, Hoveyda được bổ nhiệm làm Đại sứ Iran tại Thổ Nhĩ Kỳ và là người có công lớn trong gắn kết quan hệ ngoại giao giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong thời gian này, Hoveyda nổi lên như một chính khách Iran rất được cộng đồng quốc tế nể trọng.
Tuy nhiên, chính thái độ gần gũi các quốc gia phương Tây, nhất là Anh, Mỹ, Pháp của Hoveyda cũng đã khiến ông gặp nhiều chỉ trích từ giới tăng lữ Hồi giáo quá khích trong nước khi nhận định rằng, chính Hoveyda sẽ là mầm mống gây bất ổn tình tình chính trị của Iran khi được phương Tây hậu thuẫn để tiến hành các cải cách mang tính chất đối kháng với các chính khách đương thời vốn không ưa thích các quốc gia phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp can thiệp quá sâu vào nội tình Iran. Điển hình là vụ binh biến lật đổ Thủ tướng thân Liên Xô Mohammad Mossadegh vào năm 1953, do Mỹ, Anh và Pháp giật dây.
![]() |
Những người biểu tình đang tấn công sứ quán Mỹ tại thủ đô Tehran. |
Trong tình hình như thế, mầm mống của cuộc Cách mạng Hồi giáo bắt đầu phát triển tại
Do không muốn một lần nữa xa quê hương, Hoveyda quyết định từ chối nhiệm vụ mới mà không biết đây là quyết định mang tính định mệnh liên quan đến sinh mạng của ông. Bởi vì, chỉ đến tháng 4/1979 tại Iran đã bùng nổ cuộc Cách mạng Hồi giáo sau khi Giáo chủ Ayaytollah Khomeini từ nước ngoài quay về Iran để lãnh đạo cuộc Cách mạng Hồi giáo chống lại chế độ quân chủ độc tài được Mỹ hậu thuẫn. Khởi đầu tại thủ đô Tehran, lực lượng học sinh và sinh viên được sự hỗ trợ của Vệ binh Cộng hòa đã chiếm trụ sở Sứ quán Mỹ.
Trong thời gian có mặt tại đây, lực lượng cách mạng đã thu giữ nhiều tài liệu quan trọng, trong đó có một tài liệu được cho là của chi nhánh CIA tại thủ đô Tehran. Tài liệu này xác nhận Hoveyda từng làm việc cho CIA với tư cách là cộng tác viên làm nội gián trong ngành ngoại giao và cả trong nội các Chính phủ
Tài liệu quan trọng này liền được chuyển giao cho Cơ quan An ninh tình báo Cách mạng
Ngày 9/4/1979, một tòa án đặc biệt mở ra tại thủ đô
Mặc cho sự can thiệp của nhiều quốc gia phương Tây và cả một số quốc gia Hồi giáo và Arập nhằm cứu mạng sống của Hoveyda, cuối cùng, bản án tử hình Hoveyda vẫn được thi hành tại nhà tù Qasr ở thủ đô
Hoveyda trở thành nhà lãnh đạo Iran đầu tiên và duy nhất bị tử hình về tội phản bội tổ quốc, trong hồ sơ của Iran về sau đã xác định điều này là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý nhằm đối phó với sự tuyên truyền của phương Tây và rằng vụ tử hình Hoveyda được thổi phồng quá mức bởi một số quốc gia phương Tây, trong đó có Mỹ và Anh nhằm bao che cho tội lỗi của Hoveyda, Hoveyda xứng đáng phải nhận sự trừng phạt như thế