Thẩm phán Anthony Kennedy sẽ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính toàn nước Mỹ?

Thứ Sáu, 04/04/2014, 19:20

Được ví như người có “quyền lực của nhà vua”, thẩm phán Anthony Kennedy dường như tỏ ra quyền lực hơn cả các tổng thống hay các thẩm phán khác trong lịch sử nước Mỹ mỗi khi đưa ra sắc lệnh cho nhiều vấn đề ở vùng đất này. Được Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm từ năm 1988, đến nay thẩm phán Kennedy (77 tuổi) với quan điểm trung lập thường xuyên trở thành người giữ lá phiếu quyết định trong nhiều phán quyết quan trọng của tòa án và Chính phủ Mỹ.

Mới đây, tòa án các quận liên bang trên khắp nước Mỹ đã yêu cầu các bang với sự khẩn trương hết sức, cần công nhận (chứ không chỉ là bao dung hơn) sự hợp pháp của luật hôn nhân đồng giới, nhất là khi Tòa án Tối cao đã tiết lộ có khả năng hiện thực hóa được vấn đề nóng này từ cuối tháng 6 năm ngoái.

Liệu tiết lộ này có khả năng trở thành hiện thực và liệu thẩm phán Kennedy có thể làm gì để khiến hôn nhân đồng tính trở thành hợp pháp trên toàn nước Mỹ?

Lá phiếu quyết định trong tay chính trị gia trung lập

Chẳng có gì là lạ khi những quan điểm chính trị trung lập phức tạp và khác người của ông lại cho phép ông nắm trong tay quyền quyết định giúp cánh tả cân bằng trong nhiều vấn đề như phán quyết 5-4, cho phép những người đồng tính kết hôn, luật cấm nạo phá thai, luật xử tử hình và những vấn đề liên bang như ngân sách chi tiêu cho các chiến dịch tranh cử và thắt chặt quyền sử dụng súng.

Năm 1996, Đạo luật DOMA (Defense of Marriage Act) ra đời, định nghĩa hôn nhân chỉ được cho phép tiến hành giữa hai người khác giới. Sau nhiều năm, khi nhiều vấn đề xã hội nảy sinh hơn, vào tháng 6/2013, Tòa án tối cao Mỹ đưa ra phán quyết 5-4, phản đối đạo luật DOMA và các cặp hôn nhân đồng tính được thụ hưởng mọi quyền lợi của liên bang như những cặp vợ chồng bình thường khác.

Được biết để đi đến kết luận này, 8 vị thẩm phán của Tòa án Tối cao đã phải trải qua một cuộc biểu quyết đầy căng thẳng trong đó có 4 người phản đối DOMA và 3 người không đồng ý. Khi được hỏi về vấn đề này, thẩm phán Kennedy cho biết Đạo luật DOMA không còn phù hợp nữa bởi vì nó vi phạm tự do và quyền được bảo vệ bình đẳng của những cặp đồng tính. Như vậy phán quyết đã được hình thành và như nhiều lần khác, thẩm phán Kennedy lại đóng vai trò của người cầm  lá phiếu quyết định.

Việc Tòa án Tối cao trong những thập niên gần đây đã tự giao cho chính họ, cơ quan hoạch định chính sách quyền lực nhất nước Mỹ quyền quyết định những vấn đề xã hội mà trước đây được giao cho những nhà lãnh đạo được các cử tri bình bầu xử lý cũng không còn lạ lẫm nữa. Thẩm phán Anthony Kennedy là người khôn ngoan, hòa đồng và bản năng chính trị trung lập của ông đối với hầu hết các vấn đề cũng như các phán quyết cuối cùng mà ông đưa ra, vì thế luôn chiếm được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia phân tích bao gồm cả những nhà thủ cựu bên cánh hữu lẫn  những người theo chủ nghĩa dân chủ tự do của cánh tả.

Năm 2013, ở vụ yêu cầu bãi bỏ đạo luật cấm các cặp đồng tính kết hôn (Luật DOMA), lúc đó, quan điểm của thẩm phán Anthony Kennedy và 4 thẩm phán theo trường phái dân chủ tự do đã cho rằng, điều luật đó không phục vụ bất kỳ một mục đích pháp lý nào và nếu như nó được Quốc hội khuyến khích thì cũng chỉ là bức bình phong, ngăn chặn sự phát triển của một nhóm hoạt động chính trị quá khích khác. Thế nên, sau khi bị bác bỏ, chính phủ đã phải cung cấp cho các cặp đồng tính tại những bang có luật hôn nhân đồng tính được thông qua những đặc quyền giống như các cặp hôn nhân truyền thống khác.

Như vậy có thể nói, nỗ lực bãi bỏ Luật DOMA chính là bước tiền đề cho cuộc chiến giành bình đẳng của các cặp đồng tính trong đó những người đồng tính không đơn độc mà đứng về phía họ còn có các chính trị gia như thẩm phán Kennedy.

Nhiều trở ngại trên tiến trình đem bình đẳng đến với các cặp đồng giới

Tuy nhiên, đó cũng chính là thời điểm 4 chính trị gia thủ cựu phản đối gay gắt, họ tiến hành một cuộc công kích đối với ông Kennedy rằng ông và những người ủng hộ trường phái dân chủ tự do đã đi quá xa. Họ bức xúc cho rằng: "Đây là sự xác nhận thẩm quyền xét xử tối cao đối với những người đại diện cho nhân dân trong Quốc hội và cơ quan hành pháp. Điều này khiến người ta mường tượng ra rằng Tòa án Tối cao đứng trên đỉnh cao nhất của chính phủ".

Tòa án dự định căn cứ vào phán quyết ngày 26/6/2013 đối với vụ Hollingsworth v. Perry (về việc một cặp đồng tính phản bác Dự luật California 8 - dự luật cấm những người đồng tính kết hôn), để đưa ra phán quyết cuối cùng xem 33 tiểu bang hiện vẫn đang phủ nhận quyền của các cặp đồng tính sẽ phải công nhận những quyền gì. Nhưng các thẩm phán khác đã tìm cách gạt việc này sang một bên, cho rằng Tòa án tối cao nên để cho các đại diện của các bang địa phương, những người có quyền bác bỏ đơn phúc thẩm tự xử lý.

Trong khi đó, thẩm phán Scalia dự đoán rằng trong vụ United State v. Winsor (vụ bác bỏ Luật DOMA), sự bất đồng quan điểm ở các tòa cấp thấp hơn, cho thấy quyết định của đa số là đồng thuận và rằng họ sẽ bật đèn xanh đòi các bang phải công nhận hôn nhân đồng giới. "Với việc công bố đích danh những nhân vật nào phản đối hôn nhân đồng giới và cho rằng đó là kẻ thù đối với đạo đức loài người, đa số người ủng hộ đã trang bị kỹ lưỡng để đối đầu với những thách thức nhằm  đấu tranh loại bỏ những hạn chế mà người đồng tính khi kết hôn phải gánh chịu".

Thế nhưng, thẩm phán Kennedy lại cho rằng vụ Winsor đã gieo rắc một sự khó hiểu khi lúc thì lên án các chính khách phản đối hôn nhân đồng tính, lúc thì ca ngợi vai trò trung tâm của các bang trong việc định nghĩa về hôn nhân truyền thống. Lúc này câu hỏi đặt ra là, ông Kennedy sẽ đưa ra phán quyết như thế nào nếu vấn đề hôn nhân đồng giới trở lại trước tòa một lần nữa, vào năm 2015 hoặc 2016? Trong khi ông đang đứng trước không phải 1 mà là 3 quyết định quan trọng về hôn nhân đồng tính đồng thời vẫn phải để mắt đến các cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý.

Trong bối cảnh nước Mỹ vẫn còn đang phân vân trước tỉ lệ đồng thuận - phản đối xấp xỉ 50-50 về vấn đề hôn nhân đồng giới. Kể cả khi những người đồng tính đang ở mặt đúng đắn của vấn đề, có thể dư luận và các chính trị gia vẫn cứ chọn theo nửa sai kia, đơn giản là để đi theo chủ nghĩa dân chủ tự do - nơi có nền tảng chính trị vững chắc và đồ sộ hơn.

Về lâu dài, hệ thống pháp luật Mỹ có thể sẽ thiết lập toàn diện những căn nguyên dẫn đến hiện tượng hôn nhân đồng tính, để từ đó có thể đưa ra những phán quyết hợp tình hợp lý hơn. Còn hiện tại, ngay trong nội bộ tòa án, vẫn có tới một nửa số vị thẩm phám cho rằng đây là việc làm phản dân chủ, không hợp pháp và không có bất cứ nền tảng hiến pháp nào bênh vực từ trước tới giờ. Do vậy,  mọi hành động mà nhóm các thẩm phán căn cứ theo các nhánh hành pháp và lập pháp của nước Mỹ đều là chưa công bằng.

Nếu một bang nào từng kiện các cặp đồng tính, lập tức đó có thể bị coi là phi hiến pháp. Nhưng giải pháp tốt nhất đối với vấn đề này đó là trông đợi vào sự tiến bộ của nền dân chủ chứ không phải sắc lệnh đồng ý ngay lập tức của tòa án.

Mặc dù cuộc chiến của những người đồng tính với định kiến xã hội và của những chính trị gia như thẩm phán Kennedy với tổ chức của mình vẫn còn chưa ngã ngũ; nhưng, những người đồng tính Mỹ giờ đây lại có quyền tiếp tục hy vọng khi họ đang chiếm được ưu thế trong tiến trình đòi quyền bình đẳng hôn nhân và nỗ lực khiến những người bình thường phải công nhận họ bằng cả lý trí và tình cảm

Hoàng Cúc (theo Dailybeast)
.
.