Tình báo Afghanistan với CIA

Thứ Ba, 29/06/2021, 22:24
Cho đến ngày hôm nay khả năng thu thập thông tin của Cục tình báo Afghanistan hãy còn khá hạn hẹp. Lý do là bởi công tác huấn luyện nhân sự hãy còn hạn chế, cũng như việc sử dụng các công nghệ mới nhất khó khăn và thậm chí còn thao tác sai. Vậy cơ quan này làm cách nào để khắc phục những yếu kém này trong phát triển của ngành?


Mỹ và Phương Tây đã làm gì ở Afghanistan?

Cục tình báo Afghanistan (AIS) chủ yếu thu thập thông tin ở các thành thị lớn và trong những khu vực được kiểm soát bởi chính phủ và điều này thường dẫn đến thái độ tự mãn hoặc khoa trương của những người ra quyết định để rồi đi đến những lỗi đánh giá nghiêm trọng. 

Tổng cục An ninh quốc gia Afghanistan (NDS) thường hiếm khi phổ biến chính xác tin tức “trong chu kỳ thông tin truyền thống” của AIS và vì vậy mà những nhà ra quyết định tình báo thường rơi vào lỗi thông tin thiếu chính xác. 

Được thành lập vào năm 2001 và phụ thuộc mạnh vào sự hỗ trợ của Mỹ, NDS đặt đại bản doanh ở thủ đô Kabul, và được hậu thuẫn mạnh bởi Đức, Anh và lẽ dĩ nhiên là Mỹ. Cần lưu ý rằng giám đốc đầu tiên của NDS là ông Mohammed Arif Sarwari, một trong những lãnh tụ của Mặt trận cứu rỗi Hồi giáo thống nhất Afghanistan (UIFSA), tức “Liên minh phương Bắc cũ”.

Điều này là chính xác vì vào năm 2015, NDS là căn nguyên khiến thành phố Kunduz rơi vào tay quân Taliban, sự thật hé lộ mọi chuyện đều do Cục tình báo Pakistan (PIS) đứng sau giật dây nhằm biến Afghanistan thành một “khu vùng sâu” hay bị biến thành bia đỡ đạn cho một cuộc đối đầu hạt nhân hoặc vũ khí thông thường từ phía Ấn Độ. 

Trớ trêu thay, PIS lại bị Mỹ lợi dụng khi nắm một lượng lớn thông tin tình báo chính xác chống lại Taliban. Thêm nữa, mối quan hệ hiện thời giữa NDS, Cơ quan An ninh quốc gia Afghanistan (NSA), Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ nước này đã cho thấy khả năng trao đổi và liên lạc tin tức giữa các cơ quan này là rất yếu kém, làm trì trệ việc triển khai các hoạt động hoặc thậm chí vô dụng. 

Trong trường hợp sự kiện Kunduz, các hoạt động rõ ràng và tích cực của Taliban bị đánh giá là kém hiệu quả hoặc không phù hợp. Không ai có cái nhìn nghiêm túc đối với nguồn tin đến từ “những nguồn đáng tin cậy nhất” trong thành phần phiến quân.

Ông Pervez Musharraf, từng tuyên bố Tình báo liên dịch vụ (ISI) luôn nuôi dưỡng Taliban nhằm gây bất ổn cho chính phủ của ông Hamid Karzai, cũng như tiến hành các hành động bạo lực chống lại Ấn Độ Ảnh nguồn: India TV.

Không cơ quan nào của AIS nghiêm túc hay nghiên cứu về các hoạt động của Taliban ở Kunduz. Tuy vậy NDS được thành lập chủ yếu từ sự giúp đỡ của CIA. Song có một vấn đề rất đáng lưu ý: tất cả các quốc gia trong khối NATO khi đã tham gia hoặc đang tham gia các hoạt động quân sự ở Afghanistan thì đều có những quan điểm rất khác nhau về vai trò của họ trong chiến tranh chống lại phiến quân, và cả trong nước này. 

Nhiệm vụ hỗ trợ kiên quyết (RSM) bao gồm từ 13.000 đến 16.000 binh sĩ của 39 quốc gia NATO, và từ những nước khác hoạt động ở các địa phương Kabul, Mazar-i-Sharif, Herat, Kandahar và Laghman, họ tập trung chủ yếu vào công tác đào tạo các lực lượng Afghanistan, cũng như tư vấn và hỗ trợ quân sự, với hy vọng rằng các lực lượng nước này sẽ giành lấy sự độc lập quốc gia. Ít nhất cho đến năm 2014, người Ý (vẫn đang giúp đào tạo cho lực lượng cảnh sát Afghanistan) đã đến nước này để không làm phật lòng người Mỹ.

Sự tham gia của Ý ở Afghanistan đã mang lại “dân chủ” với một số tác động tích cực cho Ý, đặc biệt là mức độ tình báo – công nghệ. Trong khi đó nước Pháp đã giải thích cho sự hiện diện của họ ở Kabul như là một cách để kiểm soát trục trung gian của Châu Á và tránh sự bành trướng của Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Ý và cả Mỹ. 

Người Anh đến Afghanistan để chiến đấu chống lại “chủ nghĩa khủng bố”, họ xem đó là sự bất ổn tột cùng của các xã hội đa sắc tộc, nhưng đây được cho là một sự tuyên truyền khủng khiếp nhằm bóp nghẹt các tầng lớp thống trị mà lẽ ra họ được miễn nhiễm với nó.

Nói tóm lại, sự hiện diện đa dạng của NATO và các liên minh ban đầu sẵn sàng cho Cuộc chiến chống khủng bố đã không hề có ý tưởng rõ ràng và có lẽ còn không biết thực sự nó ở đâu. Trong khi đó, kể từ năm 2014, Taliban đã khởi động những chiến dịch lớn để chinh phục lãnh thổ của họ, và trên hết là “các linh hồn người Afghanistan”. 

Trong năm 2015, NATO và Mỹ đã lên kế hoạch giữ 13.000 lính và bổ sung thêm 9.800 lính Mỹ cho các hoạt động chống khủng bố. Tuy nhiên, sau đó với việc rút quân khỏi lãnh thổ Afghanistan (trùng hợp với Cuộc chiến Kunduz ) kết thúc vào tháng 12 năm 2016, chỉ còn 8.400 lính Mỹ sống sót.

Lực lượng đặc nhiệm NDS trong một buổi tập huấn Ảnh nguồn: Kabul Times.

Những thiệt hại ở Afghanistan

Ông Rahmatullah Nabil (thủ lĩnh NDS, cơ quan tình báo mới trực thuộc CIA và cả toàn thể  Afghanistan) cũng chính thức đưa ra những tài liệu chứng minh rằng đã từ lâu có những khoản ngân sách được tài trợ bởi Mỹ cho Pakistan nhằm “chống chủ nghĩa khủng bố”, chính xác là do ISI để đào tạo, tuyển dụng và hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố. 

Vào thời điểm Liên Xô (cũ) tiến vào Afghanistan, KGB và GRU đã tạo dựng ra 2 đối tác địa phương của họ lần lượt là Khadamar e-Aetelaat Al-Dawlati(KHaD) và Wazeelat e-Amniat-e-Daulati (WAD). Hai cơ quan này đã biến mất khi chính phủ Najibullah thất thủ vào năm 1992. Vấn đề trăn trở ở đây là tình báo Afghanistan thực sự đã có gì trước khi người Xôviết tìm đến?

Sau khi người Nga đặt chân lên Afghanistan, các chính phủ đầu tiên của nước này đã thành lập 4 cơ quan tình báo: Kargarano Amniyati Muasasa(KAM) hay “Cục tình báo công nhân”; Da Afghanistan da Gato de Satalo Adara (AGDA) tức “Cơ quan bảo vệ các lợi ích của Afghanistan”; và sau đó là WAD và KhAD. 

Tổng thống thời kỳ đó, Noor Tarakai, có rất ít quyền lực, trong khi chính phủ của ông Hafizullah Amin lại chắc nịch rằng cả đảng cộng sản (chính xác là Đảng dân chủ nhân dân Afghanistan) và các cơ quan phải chia làm hai, tuân theo đường lối, chính sách của các phe phái Khalq và Parcham. Khalq (có nghĩa là “quần chúng”) được Liên Xô hỗ trợ trực tiếp.

 Nó được hình thành từ người Pashtun và chiếm đông đảo trong các tầng lớp lao động. Trong khi đó Parcham (nghĩa là “lá cờ”) là nhân tố lớn nhất trong đảng với các tầng lớp thành thị cũng như tầng lớp trung và thượng lưu. Phái Parcham đã hợp nhất với phái Khalq trong Cuộc cách mạng năm 1978.

Nhưng sau đó, phái Parcham lại trỗi dậy nắm quyền sau chiến dịch của Liên Xô (cũ), cuộc đảo chính địa phương mang tên Chiến dịch Tempest 333 diễn ra vào ngày 27 tháng 12 năm 1979 khi các sư đoàn Alpha của KGB nhanh chóng tiếp quản cung điện Tajbeg và ám sát Hafizullah Amin. 

Trong khi đó chính Amin lại là người ra lệnh “hành thích” người tiền nhiệm của mình là Mohammed Taraki. Ngay trong chính quyền trung gian của Amin cũng đã có nhiều người Afghanistan bị sát hại. 

Tại thời điểm đó Liên Xô (cũ) đã can thiệp vì họ không muốn có những lệch lạc của xã hội Afghanistan thời điểm đó. Do đó mà Chiến dịch Shtorm 333 đã được tiến hành, ngoài vụ ám toán Amin, kéo dài xấp xỉ 3 tháng nhằm giải quyết dứt điểm những tồn đọng.

Nên biết trong thời của ông Hafizullah Amin chủ yếu dùng tin tình báo của AGSA, và cả KAM, 2 cơ quan này cùng nhận được hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo của CHDC Đức và Liên Xô (cũ). Tuy nhiên, sự thay đổi giữa các nhóm dân tộc ít người khác nhau là chìa khóa để hiểu về hoạt động tình báo Afghanistan trước khi Mỹ và NATO đến. 

Vào tháng Giêng năm 1980, KAM được thay thế hoàn toàn bằng KhaD. Hơn nữa, KHaD nằm ngoài sự quản lý của Bộ Nội vụ, và chịu sự quản lý bởi Khalq, người mà sau đó trở thành Bộ trưởng An ninh quốc gia. 

Các giám đốc Cục tình báo Afghanistan (AIS) đều báo cáo trực tiếp với KGB, và đến năm 1987, AIS đã tuyển dụng được 30.000 nhân viên và quan chức và hơn 100.000 người cung cấp tin được trả lương. Mỗi yếu tố của AIS đều có ít nhất 1 cố vấn KGB đứng sau họ. 

Từ năm 1983 đến năm 1993, cơ quan tình báo ISI (Pakistan) do một sĩ quan người Anh thành lập với sự hậu thuẫn của CIA, đã phái  90.000 Mujahideen chiến đấu chống Liên Xô (cũ) ở Afghanistan.

Trong xuyên suốt thời thập niên 1980, KHaD đã thực hiện nhiều vụ hành quyết bí mật. Khoảng 60.000 người Afghanistan đã được chuyển đến Liên Xô (cũ) từ năm 1980 và 1984. Cũng trong các năm đó, có khoảng 10.000 sĩ quan KHaD tham gia khóa đào tạo đặc biệt của KGB. 

Trong một tài liệu cũ, CIA cũng đã ước tính rằng tổng phí tổn mà Liên Xô (cũ) đã đổ ở Afghanistan là hơn 15 tỷ ruble, thêm 3 tỷ ruble không trực tiếp đồn trú ở Kabul. KHaD cũng tạo ra các lực lượng dân quân bộ lạc ở biên giới, trong khi KGB tự tổ chức các bộ lạc nội bộ chủ yếu là để phá hoại và phát tán tin giả. 

Tuy nhiên sau khi Liên Xô sụp đổ và người Mỹ xuất hiện, một cơ quan tình báo mới toanh của Afghanistan đã ra đời: NDS, với đội ngũ nhân sự gồm các cựu điệp viên KHaD và phiến quân Mujahideen.

Văn phòng nghiên cứu quốc hội Mỹ (CRO) tính toán rằng đã chi tiêu 1.600 tỷ USD ở Afghanistan và Iraq chỉ cho “cuộc chiến chống khủng bố”. Ảnh nguồn: Georgetown.edu .

Một cơ cấu tình báo yếu chuyên môn

Đội ngũ nhân viên của Tổng cục an ninh Afghanistan (NDS) chủ yếu được lấy từ các bộ lạc hoặc đảng phái đơn giản. Họ không có các trung tâm huấn luyện nghiêm túc và không thể kiểm tra thường xuyên các mạng lưới chỉ điểm của mình. 

Bên cạnh đó, người Mỹ cũng chi bộn tiền ở Afghanistan: Văn phòng nghiên cứu quốc hội Mỹ (CRO) tính toán rằng đã chi tiêu 1600 tỷ USD ở Afghanistan và Iraq chỉ cho “cuộc chiến chống khủng bố”. 

Riêng AIS tiêu tốn của Mỹ tới 6,4 tỷ USD mỗi 2 năm. Nghịch lý ở chỗchi tiêu mỗi năm tăng đều nhưng kết quả chả thấy khả quan. Mỗi năm Trung Quốc chi 70 triệu USD cho chính phủ Afghanistan nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực chống khủng bố.

Trung Quốc cũng gây sức ép lên chính quyền Kabul để buộc Afghanistan phải chấp nhận một hệ thống định vị vệ tinh thay vì dùng GPS do Mỹ phát triển và triển khai. Khi lên cầm quyền vào năm 2014, Tổng thống Ashraf Ghani đã sử dụng ảnh hưởng của Trung Quốc với Pakistan nhằm tránh nước này hỗ trợ cho Taliban, cũng như đảm bảo nguồn đầu tư của Trung Quốc vào Afghanistan. 

Năm 2016, Trung Quốc từng nói sẽ chi 100 triệu USD cho Afghanistan xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng phục vụ cho Sáng kiến Nhất đới nhất lộ, song đến nay lời hứa mới chỉ dừng trên giấy.

Phan Bình (Tổng hợp)
.
.