Tình báo Mỹ nhắm vào các chương trình khoa học công nghệ quân sự của Nhật Bản
Trong một bản báo cáo nghiên cứu về Nhật Bản gần đây, Quốc hội Mỹ tuyên bố Nhật đang "tự tin quá mức" và rất có thể thách thức "lợi ích của Mỹ". Bản báo cáo thể hiện rõ các động hướng tăng cường tiềm lực và sức mạnh về chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ của Nhật.
Quốc hội Mỹ nắm được những tin tức quan trọng đó chính là nhờ vào hoạt động tình báo của CIA, FBI và 10 tổ chức tình báo khác của Mỹ trên đất nước mặt trời mọc.
Văn phòng tùy viên quân sự Mỹ tại Nhật
Văn phòng tùy viên quân sự của Sứ quán Mỹ ở Tokyo, là cơ quan đại diện toàn quyền của Lầu Năm Góc tại Nhật. Ngoài việc xử lý về đối ngoại quân sự của Mỹ với Nhật, còn có nhiệm vụ chủ yếu là thu thập các tin tức tình báo quân sự chính trị của Nhật như: chính sách phòng vệ, động thái chiến lược, hành động tác chiến... Văn phòng có 5 sĩ quan núp dưới bình phong ngoại giao và 12 nhân viên hành chính. Tất cả sĩ quan và nhân viên không chỉ là các điệp viên chuyên nghiệp, mà còn rất giỏi tiếng Nhật.
Biện pháp thu thập tin tức tình báo của Văn phòng rất đa dạng. Trước hết họ cho rằng lấy từ nguồn thông tin báo chí hàng ngày là cách thức thu thập tin tức nhanh chóng và dễ dàng. Vì vậy, văn phòng đã xây dựng kho dữ liệu, tàng thư thông tin cung cấp các trang tìm kiếm tin tức qua nguồn công khai. Ngoài ra, Văn phòng còn thông qua mạng lưới quan hệ cá nhân với các giới quan chức, nhân viên ở Nhật để có các tin tức tình báo. Nhân viên Văn phòng thường xuyên tiếp xúc với các giới trong xã hội, nhất là giới quân sự.
Văn phòng còn có nhiệm vụ tổ chức các buổi tiệc trong sứ quán để mời các nhân sĩ cấp cao trong các giới ở Nhật đến để nghe ý kiến và qua đó thu thập các tin tức tình báo cần thiết. Các tùy viên còn sử dụng một số công ty thám tử tư của Mỹ để thiết lập các kênh liên hệ bí mật với Cơ quan Tình báo Nhật, từ đó thu thập các tin tức tình báo. Bên cạnh đó, Văn phòng còn sử dụng phóng viên các hãng thông tấn của Mỹ tại Nhật để thu thập tin tức, và các phóng viên này trước khi được phái đến Nhật đều được huấn luyện kỹ năng hoạt động gián điệp.
Văn phòng nghiên cứu Viễn Đông của Lục quân Mỹ
Văn phòng Nghiên cứu Viễn Đông của Lục quân (VPNCVĐCLQ) Mỹ với nhiệm vụ chủ yếu là thu thập các tin tức tình báo về động hướng phát triển vũ khí và khoa học công nghệ quân sự của Nhật để cung cấp phục vụ các công trình nghiên cứu, khai phá công nghệ kỹ thuật quân sự của Lục quân Mỹ. Văn phòng này thường xuyên bố trí các nhân viên nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Lục quân Mỹ đến thăm các cơ quan nghiên cứu công nghệ kỹ thuật của Lực lượng phòng vệ Nhật và thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo học thuật và hội thảo nghiên cứu. Họ cũng tiến hành các hoạt động trao đổi, giao lưu định kỳ với các cơ quan tình báo khác của Mỹ chuyên thu thập các tin tức tình báo khoa học công nghệ của nước ngoài với mục đích thu thập các tin tức tình báo khoa học công nghệ quân sự cần thiết.
Trước năm 1992, VPNCVĐCLQ Mỹ chỉ có một quan chức phụ trách chuyên môn và mỗi khi gặp dịp hoạt động quy mô tương đối lớn, phải thuê nhân viên của Phòng châu Á thuộc Văn phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ. Nhưng từ sau năm 1993, VPNCVĐCLQ nhanh chóng mở rộng và hiện tại biên chế 4 quan chức chuyên trách và 5 nhân viên nghiên cứu khoa học cùng 1 nhân viên cơ động. Hàng năm, các quan chức ở đây ít nhất về Mỹ 2 lần, báo cáo các tin tức tình báo thu được và nhận thêm nhiệm vụ mới.
Để thâm nhập vào các giới trong xã hội Nhật, VPNCVĐCLQ Mỹ đã không tiếc tài lực và vật lực xây dựng và mở rộng các mối quan hệ. Một mặt, các quan chức và nhân viên nơi đây đã thiết lập cơ chế thăm viếng theo định kỳ đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự của Nhật. Mặt khác, họ liên hệ mật thiết với các quan chức Cục Phòng vệ. Thông qua biện pháp bí mật, họ còn có mối liên hệ với một số cơ quan tình báo của Nhật và đã thiết lập cơ chế chia sẻ, trao đổi tin tức tình báo.
Theo một số nguồn tin, họ đã thông qua một kế hoạch mang tên STRIDE cung cấp các tin tức tình báo quan trọng về khoa học kỹ thuật của Nhật cho Cục Tình báo khoa học kỹ thuật quốc gia của Mỹ, các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ của Mỹ; và dường như mọi hoạt động về khoa học kỹ thuật của Nhật đều được phản ánh trong kế hoạch này.
Hai văn phòng và một trung tâm về khoa học kỹ thuật
Đó là Văn phòng Khoa học kỹ thuật môi trường có trụ sở trong Sứ quán Mỹ tại Nhật, thuộc Cục Đông Á - Thái Bình Dương của Quốc hội Mỹ, do 7 chuyên gia kỹ thuật và 4 nhân viên hành chính đảm nhiệm.
Để bảo đảm sự liên hệ với các giới trong xã hội Nhật, 4 nhân viên hành chính đều là người Nhật. Các chuyên gia kỹ thuật đều là điệp viên, có trình độ chuyên môn cao, tinh thông tiếng Nhật. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là thu thập các tin tức tình báo khoa học công nghệ của Nhật, đặc biệt là động hướng phát triển khoa học kỹ thuật hạt nhân của Nhật nhằm ngăn chặn Nhật nghiên cứu, phát triển và mở rộng vũ khí hạt nhân.
Tiếp đó là, Phòng châu Á thuộc Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ tại Tokyo phụ trách việc thu thập những tin tức về thành quả mới nhất trong nghiên cứu, phát triển công nghệ của Hải quân Nhật. Cơ quan này do 4 quan chức, 1 học giả và 5 nhân viên khác đảm nhiệm. Các quan chức của Văn phòng thường xuyên duy trì mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với giới xuất bản khoa học kỹ thuật của Nhật, cũng như các cá nhân của chính phủ, các tổ chức, đoàn thể chuyên nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong ngành nghề của Nhật.
Thủ đoạn thu thập tin tức tình báo của Văn phòng cũng rất đa dạng. Ngoài các tài liệu, văn bản, giấy tờ về khoa học kỹ thuật công khai, Văn phòng còn thường xuyên phái người đi thăm các nước và khi cần thiết trực tiếp đứng ra tổ chức các hội thảo nghiên cứu khoa học kỹ thuật, mời các học giả đến tham dự và chớp thời cơ để thu thập các tài liệu thông tin quan trọng.
Sau 2 văn phòng trên là Trung tâm Khoa học kỹ thuật Viễn Đông của Lục quân Mỹ. Trung tâm đặt tại một căn cứ của quân Mỹ ở Tokyo, trực thuộc Bộ Tư lệnh tư liệu Lục quân Mỹ, do một viên sĩ quan chỉ huy, 13 nhân viên kỹ thuật và 19 nhân viên hành chính đảm nhiệm. Các nhân viên kỹ thuật đều là những chuyên gia giỏi, được lựa chọn rất kỹ và cứ 5 năm thay đổi một lần.--PageBreak--
Các tổ chức tình báo khác của Mỹ tại Nhật
Tại Nhật còn có 5 tổ chức tình báo khác của Mỹ cũng tích cực triển khai các hoạt động. Đầu tiên kể đến “Phân đội đặc biệt số 1” của Không quân Mỹ đồn trú tại một căn cứ không quân của Bộ Tư lệnh số 5 của Mỹ tại
Hai là, Văn phòng Khoa học kỹ thuật Quốc phòng: Cơ quan này trực thuộc Văn phòng Hỗ trợ phòng vệ Nhật - Mỹ nằm trong Sứ quán Mỹ tại Nhật. Nhiệm vụ chủ yếu là thu thập các tin tức tình báo về công nghệ cao của khu vực châu Á nói chung và Nhật Bản nói riêng. Ngoài ra, Văn phòng còn điều hòa mối liên hệ giữa các cơ quan kỹ thuật của Bộ Quốc phòng Mỹ và Cục Phòng vệ Nhật, thúc đẩy việc chuyển giao các ngành nghề công nghiệp quốc phòng và công nghệ cao của Nhật cho Mỹ.
Ba là, Văn phòng
Bốn là, Văn phòng khai thác, phát triển hàng không vũ trụ châu Á. Văn phòng này gồm 3 nhân viên nghiên cứu có kinh nghiệm, kiến thức sâu về chuyên ngành, tinh thông tiếng Nhật, gồm một số nhân viên kỹ thuật và 1 nhân viên hành chính. Nhiệm vụ chủ yếu là giám sát, theo dõi các hoạt động khai thác, phát triển trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của Nhật, nhất là những kỹ thuật, công nghệ thiết yếu đối với quốc phòng. Ngoài việc thông qua các loại báo chí, tài liệu xuất bản công khai tại Nhật để có các tin tức tình báo, các nhân viên của Văn phòng còn tham gia có lựa chọn các hội nghị và hội thảo và có các chuyến thăm định kỳ giới học thuật và khoa học của Nhật để có các tin tức tình báo.
Cuối cùng là chi nhánh Cơ quan Giám sát tài chính khoa học quốc gia của Mỹ tại