Amleto Vespa - điệp viên ở Mãn Châu
Amleto Vespa là một trong những nhà thám hiểm đích thực của nửa đầu thế kỷ 20. Phần lớn cuộc đời của Vespa đều xuất phát từ cuốn hồi ký của ông có tiêu đề “Điệp viên mật Nhật Bản: Sổ tay về chủ nghĩa đế quốc Nhật” đã được xuất bản vào năm 1938. Cuốn sách đem đến một cái nhìn sâu sắc, thú vị vào mối quan hệ giữa giang hồ tội phạm và các cơ quan mật vụ trong thời phát xít Nhật chiếm đóng Trung Hoa.
Khởi đầu hoạt động điệp báo
Chào đời trong một gia đình người Ý nghèo khổ ở L’Aquilla (vùng Abruzzo), chàng trai Vespa đã từ bỏ gia đình của mình để trở thành một người lính trong cuộc Cách mạng Mexico, nơi anh vững tay súng chiến đấu với phe nổi dậy do lãnh tụ Emiliano Zapata cầm đầu (1879-1919). Zapata là một lãnh tụ trong cuộc cách mạng Mexico, nổ ra vào năm 1910 nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Porfirio Díaz. Zapata đã thành lập và chỉ huy một lực lượng vũ trang quan trọng có tên là Quân đội giải phóng miền Nam, trong cuộc cách mạng Mexico.
Cuộc cách mạng diễn ra vào năm 1910 và kéo dài tận 10 năm. Sau khi chinh chiến ở Mexico, Vespa lên đường sang Trung Hoa vào năm 1920, tại đây ông làm cho nhà quân phiệt Mãn Châu là Trương Tác Lâm (1875-1926). Trương Tác Lâm là một nhân vật quyền lực tột đỉnh, từng giữ chức Đại Nguyên soái Lục Hải quân Trung Hoa Dân quốc từ 1927 đến 1928, đã cai trị Mãn Châu trước khi quân phiệt Nhật xâm lược nơi này.
Với một số người thì Trương Tác Lâm là liên kết chính giữa Trung Hoa và Nhật Bản khi mà ông ta đại diện cho các lợi ích Nhật ở Mãn Châu. Ngoài nguồn tài trợ nhận được từ Nhật Bản, Trương nguyên soái còn tài trợ cho các nỗ lực chiến tranh của mình thông qua buôn bán súng và thuốc phiện, những việc này trở thành trọng trách của Vespa. Sau thất bại nặng nề của Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch (1887-1975) lãnh đạo, Trương Tác Lâm đã mất quyền thống trị Mãn Châu.
Mặc dù là điệp viên xuất sắc của người Nhật nhưng khi phát giác rằng họ Trương có thể tái chiếm Mãn Châu bằng quân đội của mình, năm 1928, người Nhật đã đánh bom chuyến tàu chở theo Trương Tác Lâm khiến ông ta thiệt mạng. Cuộc chiến giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc và Trương Tác Lâm đã biến Nhật Bản trở thành đại cường ở Viễn Đông.
Trong các sự biến đó, Amleto Vespa cố gắng tránh xa tầm kiểm soát. Lãnh sự quán Ý ở Thiên Tân đã ban hành lệnh bắt và trục xuất ông vì tội buôn lậu súng và thuốc phiện. Với sự giúp đỡ từ các bạn bè Trung Quốc, Vespa đã tìm mọi cách tránh bị trục xuất bằng cách nhập quốc tịch Trung Quốc vào năm 1924. Sau cái chết của người bảo trợ Trương Tác Lâm, vận may dành cho Vespa đã xuống dốc. Trong thời gian đó, vợ của Vespa đã hạ sinh đầy đủ trai gái, chúng được đặt tên lần lượt là Italo và Guinevere.
Theo lời khai của chính Vespa thì vợ ông là một nữ bá tước gốc người Ba Lan đã theo chồng cũ sang Trung Quốc. Khoảng năm 1931, thốt nhiên người Nhật nhận ra rằng họ đã mất đi ảnh hưởng ở Mãn Châu, đến năm 1931, họ tự phá hoại tuyến đường sắt của chính mình (mặc dù bất thành) nằm gần thành phố Mukden (nay là thành phố Thẩm Dương của Trung Quốc) và dùng nó làm cái cớ để phát động xâm lược Trung Quốc.
Trở thành điệp viên của Hiến binh Nhật Bản
Sau sự biến Mukden và việc ra đời nhà nước bù nhìn Mãn Châu Quốc do người Nhật đứng sau chi phối, gia đình của Vespa đã bị quân đội Thiên Hoàng giam giữ trong lúc ông đào tẩu đến Cáp Nhĩ Tân nơi đang đặt dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Thời kỳ đó, Cáp Nhĩ Tân là thành phố lớn của Trung Quốc và cũng là trung tâm hành chính của Đường sắt Đông Trung Quốc do Liên Xô nắm quyền kiểm soát như là một phần của đại tham vọng Tuyến đường sắt Xuyên Siberia (đi từ Moscow đến Vladivostok).
Vài ngày sau khi quân Nhật xâm lược Trung Quốc, thành phố Cáp Nhĩ Tân đã thất thủ hoàn toàn. Vespa đã thương lượng nhằm đổi lấy tự do cho gia đình mình và chấp nhận làm đặc vụ cho Hiến binh Nhật (Đội quân cảnh của đế quốc Nhật Bản hoạt động từ 1881 đến 1945. Lực lượng này lấy mẫu từ đội quân cảnh của Pháp với quyền hành cảnh sát khi thi hành công vụ của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, Bộ Nội vụ Nhật Bản, và Bộ Tư pháp Nhật Bản), người Nhật muốn lợi dụng sở trường của Vespa khi ông có những kết giao tốt với giới giang hồ Mãn Châu.
Mặc dù bản thân ngưỡng mộ trùm phát xít Ý - Benito Mussolini - nhưng Vespa lại không thích người Nhật cùng sự thống trị của họ ở Mãn Châu, cũng như chỉ trích không ít trong cuốn sách của mình, nhưng Vespa khẳng định rằng mình bị ép buộc để làm việc cho Hiến binh chứ không thích gì. Vespa được người đứng đầu quân cảnh Nhật ở Trung Quốc (trong cuốn hồi ký của ông thì nhân vật này thường được gọi bằng cái tên là “Hoàng tử Nhật Bản”) giao nhiệm vụ biên soạn các báo cáo về những công dân quốc tế giàu có ở Cáp Nhĩ Tân. Thời đó, Cáp Nhĩ Tân là thành phố thương mại đa văn hóa ngay biên giới Nga, Trung. Ngoài người Trung Quốc chiếm đa số thì dân cư của Cáp Nhĩ Tân còn có sự hiện diện của người Do Thái, người Nga, người Đức và thậm chí có cả người Mỹ. Người Nhật muốn có một báo cáo tình báo về ngoại kiều tại Cáp Nhĩ Tân khi đó tràn ngập gián điệp.
Họ cũng muốn tịch thu tài sản của các thương gia giàu có và dùng nó vào nỗ lực chiến tranh kể từ khi chính phủ Nhật ra tuyên bố rõ ràng rằng thuộc địa Mãn Châu cần phải có nền kinh tế tự cung tự cấp. Trong các nhiệm vụ đó, Vespa chịu trách nhiệm chiêu nạp các thành viên du đãng để phá hoại tuyến đường sắt Liên Xô trong khu vực. Trong cuốn sách của mình, cựu điệp viên Vespa khẳng định người Nhật đã nắm quyền buôn bán thuốc phiện và thực hiện những hoạt động tội phạm khác, chẳng hạn như kinh doanh thân xác gái điếm và cờ bạc trong suốt thời gian cai trị Mãn Châu, và sản xuất thuốc phiện đã tăng vọt trong giai đoạn 1932 - 1937.
Trong báo cáo tình báo của Vespa có viết: “chỉ riêng Cáp Nhĩ Tân đã có 172 động điếm, 56 tụ điểm hút thuốc phiện, và 192 cửa hàng chuyên bán ma túy đủ loại. Vespa lưu ý rằng người Nhật đang tiến hành chính sách xuất khẩu thuốc phiện thông qua các tàu hải quân chạy đọc theo bờ biển Trung Quốc và trên các con sông lớn của lục địa này.
Lãnh sự quán Nhật tại các thành phố của Trung Quốc không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của quân đội Nhật nhưng cũng nhúng tay vào buôn bán ma túy. Bên cạnh lý do tài chính rõ ràng cho nỗ lực chiến tranh, người Nhật cũng nhắm mục đích làm mất nhuệ khí của dân tình bằng cách đẩy họ vào con đường nghiện hút. Họ muốn xoa dịu người Trung Quốc và chuyển hướng không để họ chống lại sự cai trị độc tài của quân phiệt Nhật.
Mặc dù tình hình có vẻ được cơ cấu tốt, song trên thực tế, lợi nhuận từ kinh doanh ma túy được chia trong số 5 cơ quan an ninh Nhật đang hoạt động ở Mãn Châu (họ được gọi chung là Vệ binh Hoàng gia Mãn Châu Quốc, là một đơn vị tinh nhuệ, có khả năng hoạt động đặc biệt) của lực lượng vũ trang Mãn Châu được thành lập vào năm 1933. Lực lượng này được giao nhiệm vụ chỉ huy bảo vệ Hoàng đế Phổ Nghi, hoàng gia và các thành viên cấp cao của chính quyền dân sự Mãn Châu Quốc. Nơi đồn trú và trụ sở chính của họ đóng ở thủ đô Tân Kinh, liền kề với Cung điện Hoàng gia).
5 cơ quan này thường xuyên gây chiến lẫn nhau khi mà tiền thường không được dùng cho chiến tranh mà chuyển hướng sang lợi ích cá nhân của các quan chức. Cuốn hồi ký của Amleto Vespa chứa đựng bằng chứng cho thấy các đặc vụ Nhật Bản đã được chỉ thị để ngăn chặn những khiếu nại và kiến nghị từ phía dân tình sở tại đến tay các thành viên của Ủy ban quốc tế do người Anh cử đến. nhằm điều tra Sự biến Mukden (âm mưu ngụy tạo bằng cớ để xâm lược Trung Quốc của quân đội Thiên hoàng).
Ủy ban đó có tên gọi là Ủy ban Lytton (hay Báo cáo Lytton đề cập đến những phát hiện của Ủy ban Lytton, được Hội Quốc Liên ủy thác vào năm 1931 trong nỗ lực đánh giá Sự biến Mukden, được sử dụng nhằm biện minh cho việc đế quốc Nhật Bản chiếm giữ Mãn Châu) được chủ trì bởi Bá tước đệ nhị Lytton của Vương quốc Anh. Vậy nhưng sau đó Ủy ban Lytton đưa ra kết luận rằng Sự biến Mukden không liên quan đến cuộc xâm lược và rằng các lực lượng Nhật nên rút khỏi Mãn Châu vì họ không có quyền chiếm đóng hợp pháp và thiết lập sự hiện diện trên đất Trung Hoa.
Vespa còn chứng kiến và mô tả một sự kiện đặc biệt khác liên quan đến thành phố Cáp Nhĩ Tân, đó là vụ bắt cóc và cái chết của Simeon Kaspe bởi các thành viên quân phiệt bán vũ trang Nga vào tháng 8/1933. Simeon Kaspe là con trai của một chủ khách sạn gốc người Do Thái ở Cáp Nhĩ Tân với một người Pháp. Kaspe bị bắt cóc và đòi tiền chuộc bởi các thành viên của tổ chức Rodzaevsky (có thủ lĩnh là Konstantin Vladimirovich Rodzaevsky (11/8/1907 - 30/8/1946) là lãnh đạo của đảng phát xít Nga. Rodzaevsky cũng là tổng biên tập của Nash Put.
Sau khi quân Bạch Vệ trong Nội chiến Nga thất bại, Rodzaevsky và những người theo ông đến lưu vong ở Mãn Châu vào năm 1925. Rodzaevsky bị Bộ Dân ủy nội vụ Liên Xô (NKVD) xử hoặc quay lại Liên Xô và bị tử hình). Người Nhật đã giấu nhẹm thông tin dù có khả năng theo dõi Kaspe vì những mối quan hệ với người Nga sống ở Cáp Nhĩ Tân - họ đều chống lại Liên Xô, những người này chủ yếu là tàn quân của quân đội Bạch Vệ bị đánh bại trong Nội chiến từ 10 năm trước.
Người Pháp mạnh miệng khuyên cha của Kaspe không nên trả số tiền chuộc 100.000 đô la Mỹ khi họ đang tiến hành điều tra. Khi áp lực ngoại giao quốc tế gây sức ép buộc chính phủ Nhật phải bắt giữ bọn bắt cóc, thì tổ chức Rodzaevsky đã xử tử Simeon Kaspe. Những kẻ thủ phạm bị bắt giữ ngay sau đó và một phiên tòa giả tạo được dựng lên. Sau một chuỗi hoạt động luận tội, những kẻ thủ ác được ân xá. Lệnh ân xá được can thiệp bởi chính thủ lĩnh đảng phát xít Nga, Konstantin Rodzaevsky, khi người này cho rằng vụ giết người là một hành động chính trị chống lại chủ nghĩa cộng sản (thực tế thì vô nghĩa).
Trong cuốn hồi ký của mình, cựu điệp viên Amleto Vespa còn kể nhiều trường hợp tương tự có liên quan đến giới chức Nhật Bản và các thành viên trong giới giang hồ thực hiện hàng loạt hành vi tống tiền, ám sát, bắt cóc… Amleto Vespa qua đời năm 1941 trong những hoàn cảnh còn chưa rõ ràng. Giả thuyết cho rằng có thể vì cuốn hồi ký chứa quá nhiều bí mật của Vespa mà người Nhật đã bắn chết ông.