Đặc nhiệm Z kháng Nhật trong Thế chiến II

Thứ Hai, 28/04/2025, 12:42

Đơn vị đặc biệt Z (ZSU) là một đơn vị đặc nhiệm chung của quân Đồng Minh được thành lập trong Thế chiến II để hoạt động đằng sau phòng tuyến Nhật ở Đông Nam Á (ĐNÁ). Chủ yếu là lính Australia, ZSU thực hiện hoạt động mật, trực tiếp, xâm nhập tầm xa, phá hoại, và trinh sát đặc biệt gồm các thành viên người Anh, Hà Lan, New Zealand, Đông Timor (giờ là Timor Leste) và Indonesia, họ thường hoạt động ở Borneo và các hòn đảo thuộc Đông Ấn Hà Lan (NEI) trước đây.

ZSU đã thực hiện tổng cộng 81 hoạt động mật ở Tây Nam Thái Bình Dương với các đội đặc nhiệm được cài cắm bằng cách nhảy dù hoặc đi bằng tàu ngầm để cung cấp tình báo quân sự và tiến hành đánh trực tiếp, chiến tranh không chính quy (chiến tranh du kích), xâm nhập tầm xa, và trinh sát mật. Mặt khác, dù bị giải tán sau chiến tranh nhưng nhiều kỹ thuật huấn luyện và phương pháp hoạt động đã được dùng trong giai đoạn thành lập các đơn vị đặc nhiệm Quân đội Australia và chúng là hình mẫu của các hoạt động du kích ngày nay. 

Đặc nhiệm Z kháng Nhật trong Thế chiến II -0
Lính biệt kích ZSU cùng với đồng đội người bản địa ở Borneo.

Những chiến dịch nổi tiếng

Cục Công tác liên quân (IASD) là một đơn vị tình báo quân sự Đồng Minh được thành lập tháng 3/1942. IASD được thành lập theo đề xuất của các lực lượng bộ binh Đồng Minh ở nhà hát Tây Nam Thái Bình Dương, tướng Thomas Blamey, và được mô phỏng theo Cơ quan Điều hành hoạt động đặc biệt (SOE) ở London. Sau đó SOE đổi tên thành đơn vị Hành động đặc biệt Australia (SOA) và đến năm 1943 có cái tên mới là Ty Trinh sát công vụ (SRD).  SRD vẫn có một số cựu sĩ quan SOE (những người đã trốn thoát khỏi Singapore) và họ trở thành hạt nhân nòng cốt của Ty Công vụ liên quân (ISD) đặt trụ sở ở Melbourne.

Tháng 6/1942, một đơn vị đột kích/ biệt kích ISD được chỉ định là Đơn vị đặc biệt/ đặc nhiệm Z (ZSU). Một số trường huấn luyện của ZSU nằm tọa lạc tại nhiều địa điểm khác nhau trên khắp lãnh thổ Australia, đáng chú ý là Trại Z tại vịnh Refuge, Trạm thử nghiệm Z (ZES) nằm gần Cairns (Queensland); Trường đặc công Fraser (FCS) trên đảo Fraser (Queensland). Một trường đào tạo khác là Đội thuyền đặc biệt đóng tại Trại vịnh Careening trên Đảo Vườn (Tây Australia)v.v...

Liên quan đến việc ra đời ZSU phải kể đến sự kiện tấn công Singapore. Năm 1943, một sĩ quan người Anh 28 tuổi là Đại úy Ivan Lyon của Cục Tình báo đồng minh (AIB) và Gordon Highlanders, người Australia 61 tuổi, và một người tên là Bill Reynolds đã vạch ra một kế hoạch táo bạo tấn công các tàu thuyền Nhật ở hải cảng Singapore. ZSU dùng tàu cá ngụy trang đến hải cảng. Ở đó họ dùng xuồng gấp để cài mìn Limpet vào tàu Nhật. Tướng Archibald Wavell đã chấp thuận kế hoạch, còn bản thân Lyon được phái đến Australia để triển khai.

Bill Reynolds sở hữu một thuyền đánh cá dài 21,3m dọc theo bờ biển Nhật Bản tên là Kofuku Maru mà ông dùng nó để đưa người di cư rời khỏi Singapore. Lyon hạ lệnh chuyển tàu cá từ Ấn Độ qua Australia. Khi đến nơi, Bill đổi tên nó là MV Krait (theo tên một loài rắn độc ở châu Á). Trung tá G. Egerton Mott (chỉ huy Cục Trinh sát công vụ - SRD) đề xuất họ nên thử xem kế hoạch có hiệu quả hay không bằng cách thực hiện giả đột kích vào cảng Đồng Minh được bảo vệ nghiêm ngặt. Townsville (Queensland) được chọn làm địa điểm tấn công. 

Chiến dịch Bọ Cạp là một hoạt động mật nổi tiếng của SRD (ZSU). Tháng 1/1943, Trung úy Samuel Warren Carey (một sĩ quan ZSU đóng ở Trạm thử nghiệm Z ở Cairns -Queensland) đã tiếp cận tướng Thomas Blamey với đề xuất đột kích vào cảng Rabaul (New Guinea, khu vực do Nhật chiếm đóng). Một tàu ngầm với một toán biệt kích nhỏ có mặt trên tàu sẽ tham gia. Họ sẽ được thả cách Rabaul 16 km (9,9 hải lý). Từ đó họ sẽ dùng xuồng gấp quân sự Hoehn để đến hải cảng và cài mìn Limpet vào tàu địch càng nhiều càng tốt.

Tướng Blamey đinh ninh rằng ZSU sẽ bị tóm và xử tử, song ông cho phép Carey toàn quyền thực thi mọi thứ cần thiết, hoạt động này có bí danh là Chiến dịch Bọ Cạp. Cuối tháng 3/1943, Carey tập hợp một nhóm 9 người tại căn cứ ở đảo Nam Magnetie. Townsville là một hải cảng sầm uất có đủ các tàu vận tải, thương thuyền, tàu hộ tống hải quân ra vào cảng, an ninh nghiêm ngặt được duy trì trước mối họa tấn công không quân, tàu ngầm Nhật. 

Nửa đêm ngày 22/6/1943, ZSU rời đảo Magnetic và chèo xuồng qua cửa cảng Townsville có rất nhiều mìn. Những quả mìn Limpet được gắn vào 10 con tàu gồm 2 khu trục. 10 giờ sáng ngày hôm sau, mìn Limpet bị phát hiện gây nên một bầu không khí hoảng loạn chưa từng có. Carey đã bị bắt bất chấp lá thư của Blamey có những cam kết rằng những quả mìn là đồ giả, người Nhật khước từ thả Carey hay cho phép gỡ mìn. Mott có thể thu xếp để Carey được thả nhưng kèm điều kiện ông phải rời khỏi ZSU. Chiến dịch Bọ Cạp bị hủy bỏ do thiếu tàu ngầm vận tải, song Mott và Lyon đã học được những bài học quý giá từ cuộc đột kích. 

Và không thể không nhắc đến chiến dịch Đồng của Đặc nhiệm Z (ZSU), đây là một trong những chiến dịch cuối cùng ở New Guinea. Đêm ngày 11/4/1945, 8 người đã đổ bộ ở một nơi gần đảo Muschu bằng tàu tuần tra HDML. Nhiệm vụ của họ là chèo thuyền và trinh sát hòn đảo nhằm thăm dò tình trạng bày binh bố trận của người Nhật cũng như xác thực các báo cáo rằng có 2 khẩu pháo hải quân tầm xa 140 mm có mặt trên đảo. Tình báo cho thấy rằng những khẩu pháo có thể rất nguy hiểm cho kế hoạch xâm chiếm Wewak sắp tới - chúng có khai hỏa vào những vị trí được đề xuất, và dù không chặn được người Australia song chúng có thể gây đáng kể thương vong.

Bị dòng nước bất ngờ cuốn trôi, 5 chiếc xuồng gấp bị đẩy xuôi về hướng Nam khỏi khu vực đổ bộ của họ và vào bờ giữa lúc sóng biển dâng cao. Vào lúc rạng sáng, họ bắt đầu trinh sát hòn đảo và không hay biết rằng lính Nhật đã tìm thấy các thiết bị của tàu đối phương trôi dạt lên bờ biển. 1.000 lính Nhật lùng sục khắp đảo nhằm tìm kiếm đội tuần tra. Các nỗ lực liên lạc vô tuyến với tàu tuần tra HDML đều thất bại.

Trong số 8 người chỉ có 1 người sống sót. Sapper Mick Dennis (một lính biệt kích dày dạn kinh nghiệm từng chiến đấu chống Nhật ở New Guinea) đã lập mưu trốn thoát trong các đợt bố ráp của lính Nhật. Ông bơi qua eo biển đến Wewak trong lúc bọn Nhật truy đuổi phía sau và đi sâu vào lãnh thổ địch và cuối cùng gặp được tàu tuần tra Mỹ vào ngày 20/4/1945. Thông tin mà Dennis mang về đã giúp ngăn chặn việc người Nhật triển khai súng thần công và ngăn ngừa quân Nhật dùng hòn đảo để chống lại các lực lượng Mỹ trong các hoạt động đổ bộ Wewak một tháng sau đó.

Trong các năm 2010 và 2013, những chuyến thám hiểm đến đảo Muschu do MIA Australia tiến hành đã dẫn đến việc tìm thấy hài cốt của 4 lính biệt kích ZSU bị thất lạc ở đó. Cuối tháng 2/2014, có tin rằng hài cốt của cựu cầu thủ bóng bầu dục hạng nhất St George, hạ sĩ Spencer Henry Walklate và binh nhì Ronald Eagleton đã được an táng vào tháng 5/2014 với đầy đủ nghi thức danh dự tại nghĩa trang chiến tranh Lae, nơi có 5 quân nhân khác thuộc Chiến dịch Đồng được an táng. 

Đặc nhiệm Z kháng Nhật trong Thế chiến II -0
Đài tưởng niệm công cộng dành cho ZSU trên quảng trường ở Cairns, Queensland, Australia.

Các hoạt động kín tiếng

Trong giai đoạn 1943 - 1945, ZSU đã tiến hành trinh sát, tấn công phá hoại sau phòng tuyến địch ở đảo Borneo cũng như huấn luyện dân sở tại những hoạt động kháng chiến. Đầu tiên là Chiến dịch Trăn được kể lại thông qua các nhân chứng vốn là lính của đơn vị này. Ngày 25/3/1945, từ trên chiếc máy bay Consolidated Liberator, Tom Harrisson nhảy dù cùng với 7 đồng đội ZSU xuống một cao nguyên của thổ dân Kelabit. Cả đám người nỗ lực giải cứu một phi công Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Borneo.

Xuyên suốt tháng 6 và 7/1945 đã có một số hoạt động trong Chiến dịch Trăn được triển khai ở Balikpapan trên đảo Borneo. Vào mùa Đông 1944 ở phía Nam New Zealand, 22 binh sĩ New Zealand đóng quân ở Trại quân sự Trentham (cách Wellington 30 km) về phía Bắc, đã được gửi tới đào tạo tại ZSU ở Melbourne (Australia).

Kế đó họ được chuyển tới Trường biệt kích Fraser trên đảo Fraser (Queensland) để học cách nhảy dù, chiến đấu phi vũ trang, thuốc nổ và học nói tiếng Mã Lai. Có 4 lính New Zealand bị thiệt mạng trong các hoạt động ở Borneo. Thiếu tá Donald Stott và đại úy McMillan được cho là bị chết đuối trong thời tiết biển động mạnh lúc thuyền cao su của họ cập bờ từ tàu ngầm USS Perch (SS-313) trong vịnh Balikpapan ngày 20/3/1945. Thi thể của họ mãi không được tìm thấy.

Chuẩn úy Houghton lên bờ bằng chiếc thuyền thứ 2 nhưng ông bị bắt 10 ngày sau đó và bị đày đọa khốn khổ trong ngục thất Balikpapan và qua đời vì bệnh tê phù vào ngày 20/4/1945. Người phát tín hiệu Ernie Myers (một điệp viên được đào tạo ở Platypus VII thuộc ZSU) đã nhảy dù xuống lãnh thổ Nhật chiếm đóng gần Semoi vào ngày 30/6/1945, song lại hạ cánh cùng 2 đồng đội khác bên trong một trại lính Nhật.

Họ đã chống cự quyết liệt, 1 người Australia trong nhóm đã bị giết, bản thân Myers bị bắt cùng với một nhà phiên dịch tiếng Mã Lai. Cả hai ông bị tra tấn suốt 3 ngày trước khi bị chặt đầu. Thi thể của họ được tìm thấy ngay sau khi Nhật đầu hàng khi Trung úy Bob Tapper (một người New Zealander khác từng làm việc với Ủy ban mồ mả chiến tranh) đã phát hiện ra hài cốt của họ. Bằng chứng từ dân địa phương cung cấp cho Ủy ban đã khẳng định người Nhật có nhúng tay, phải trả giá cho hành động tàn ác này. 

Bên cạnh những hoạt động/ chiến dịch đặc biệt thì trang thiết bị mà lính ZSU sử dụng cũng rất được quan tâm. Theo đó SRD (sau này là ZSU) đã sử dụng một số tàu cho các hoạt động mật ở Đông Nam Á. Trong giai đoạn 1944-1945, SRD đã kiểm soát 4 tàu đánh cá dài 20m được đóng tại xưởng đóng tàu hải quân ở Williamstown (bang Victoria). Những con tàu này được tinh chỉnh động cơ mạnh hơn và thay đổi cấu trúc phần thượng tầng nhằm biến chúng thành giống như những con tàu đang hoạt động tại các vùng biển ở ĐNÁ. Chúng được gọi là tàu lớp Rắn.

Sau đó lại có thêm 2 chiếc khác được đóng nhưng chưa kịp hoàn thành đưa vào phục vụ trong chiến tranh.  Trong các tàu mẹ thì những con tàu Rắn này hoạt động song song với tàu mẹ. SRD dùng 2 tàu trong số đó là HMAS Anaconda và HMAS Rắn Chúa, cả 2 tàu gỗ động cơ cùng dài 38m. Có 2 tàu thứ 3 được hạ thủy - AV 1358 (Greenogh) - nhưng không được SRD dùng trong chiến tranh.

Với 14 thủy thủ đoàn, những con tàu này được vận hành bởi sự kết hợp giữa Hải quân hoàng gia Australia và quân đội Australia với 1 trung úy hải quân nắm quyền chỉ huy cùng một đại úy quân đội làm sĩ quan chỉ huy. Chúng được đưa vào biên chế chính thức và được trang bị 2 động cơ diesel 300 - 320 mã lực cùng 1 khẩu súng Oerlikon 20mm cũng như một số súng máy nhỏ hơn. Trong số tàu lớp Rắn được phục vụ có ít nhất 3 chiếc chở theo điệp viên Z với xuồng gấp quân sự Hoehn trong các vùng địch chiếm đóng nhằm phục vụ việc trinh sát hoặc đột kích quy mô nhỏ.

Sau chiến tranh, tàu Anaconda vẫn hoạt động cho đến tháng 11/1946 khi nó được bán và cải tạo thành tàu đánh cá. Chưa rõ số phần tàu Rắn Chúa mặc dù có tin là nó vẫn còn ở Borneo sau chiến tranh. Tuy vậy 6 chiếc tàu lớp Rắn cùng với tàu Krait được bán cho Cục quản lý dân sự Anh ở Borneo. Tàu MV Krait được phục hồi năm 1964 và dùng cho các mục đích huấn luyện và giải trí bởi lực lượng Biên phòng tình nguyện hải quân hoàng gia Australia. 

Di sản còn lại    

Có một đài tưởng niệm công cộng dành cho ZSU trên quảng trường ở Cairns. Nó được chuyển từ căn cứ hải quân HMAS Cairns và tái hạ đặt vào 26/10/2007. Những người có mặt tại buổi lễ là những thành viên ban đầu của ZSU là George Buckingham, John Mackay và khi đó là chỉ huy Tác chiến đặc biệt thuộc Lực lượng phòng vệ Australia, Thiếu tướng Mike Hindmarsh. Ngoài ra ZSU là một trong những lực lượng đặc nhiệm được tưởng niệm tại đài tưởng niệm công vụ hàng không đặc biệt thuộc trại quân sự Papakura ở New Zealand.

Hiệp hội ZSU (một nhánh của đơn vị này) đã bị giải thể vào tháng 3/2010 do số lượng thành viên giảm và cuộc tuần hành ANZAC cuối cùng ở Sydney của Hiệp hội này. Những bảng tưởng niệm ZSU được đặt trên mỗi cột đèn trên cầu tàu mới ở Rockingham (Tây Australia). Tháng 7/2023, cụ Ken O'Brien, người từng phục vụ trong ZSU đã tổ chức sinh nhật tròn 100 tuổi của mình ở Hobart (Tasmania, Australia).

Văn Chương (Tổng hợp)
.
.