Devgru: Nhóm phát triển chiến tranh hải quân mật của Mỹ

Thứ Năm, 22/12/2022, 22:20

Nhóm phát triển chiến tranh đặc biệt hải quân Mỹ (viết tắt là DEVGRU hay còn có các tên gọi khác như Đặc nhiệm Xanh, Seal Team 6, hoặc TACDEVRON) đã trở thành mũi nhọn của cây đinh ba cho Bộ tư lệnh hành quân đặc biệt chung Hoa Kỳ (JSOC). Từ lúc thành lập cho đến giai đoạn hoạt động hiện tại, DEVGRU đã phát triển trở thành một trong những đơn vị nhiệm vụ đặc biệt đáng gờm nhất trên thế giới.

Một lịch sử bí ẩn

Sự hình thành Devgru phần lớn được xác thực bởi những “khai quốc công thần” đầu tiên của nó được biết đến bởi cái tên “Các chủ nhân Plank” cùng nhà sáng lập Richard Marcinko. Các chủ nhân Plank thực chất là 76 thành viên sáng lập – những nhà tiên phong trong các hoạt động sơ khai của SEAL Team 6.

Mặc dù nhóm ban đầu này đã lâu không còn hoạt động nhưng họ đã đặt nền tảng cho mục đích, học thuyết và chiến thuật của nhóm này. Marcinko được chọn để thành lập SEAL mới sau thất bại của Chiến dịch “Nanh vuốt đại bàng” năm 1979 nằm giải cứu 53 nhân viên trong Đại sứ quán Mỹ ở Tehran bị bắt làm con tin. Marcinko là người mê rượu, do đó các thành viên được lựa chọn cũng phải thích thứ này.

1.jpg -0
Các tay súng Seal Team 6 (Devgru) thuộc Hải đội xanh nước biển của Trung đoàn không vận đặc nhiệm 160.  Ảnh nguồn: Raven Harris.

Năm 1990, S Marcinko bị truy tố về nhiều tội danh và bị cáo buộc âm mưu lừa gạt chính phủ và thụ án 21 tháng tù. Sau khi Chiến dịch “Nanh vuốt đại bàng” thất bại, Mỹ thành lập SOCOM (Bộ Tư lệnh hành quân đặc biệt) và JSOC. SOCOM và JSOC bắt đầu tái cấu trúc các tổ chức tác chiến đặc biệt và hoạt động điều phối giữa các nhánh trong quân đội. Cũng trong năm 1979, nhóm đánh giá tác chiến đặc biệt đã khuyến nghị cần phải thành lập Đặc nhiệm chung chống khủng bố (CTJTF). Đó là nền tảng đầu tiên dẫn đến ra đời Devgru. Suốt một thời gian dài không ai biết Devgru là gì. Lúc mới thành lập nó mang tên SEAL Team 6.

SEAL Team 6 không có nghĩa là “Đội thứ 6” mà việc đánh số này nhằm đánh lừa tình báo Liên Xô bằng cách thổi phồng quá mức số lượng các đội. Người ta biết tới sự tồn tại của nó là nhờ một bài báo của tờ New York Times đăng vào năm 1984. Sau đó có thêm nguồn tin rò rỉ rằng nhóm SEAL bao gồm SEAL Team 6 đang bắt đầu tiến hành một số hoạt động mật thông qua “Chiến dịch Thịnh nộ” (hay Cuộc xâm lược Grenada) năm 1983.

Để đối phó với gia tăng căng thẳng giữa Grenada và Mỹ, đồng thời nhằm tìm cách bảo vệ an toàn cho các công dân Mỹ ở Grenada, Mỹ đã phát động một cuộc xâm lược vào quốc đảo nhỏ bé. Trong chiến dịch đó, các thành phần của SEAL (gồm SEAL Team 6) đã tham gia một loạt các hoạt động chiến thuật. Ngoài việc tiếp cận bờ biển, SEAL Team 6 cũng đã sơ tán thành công Thống đốc Paul Scoon và bắt một số kẻ tấn công vào tư dinh thống đốc cho đến khi họ được Lực lượng trinh sát thủy quân biển giải vây. Đến năm 1987, SEAL Team 6 chính thức mất tên và nhiều nhiệm vụ của nó được giao cho các đội SEAL khác. Lúc này,  Devgru được biết tới với các hoạt động chống khủng bố.

3.jpg -0
Những thành viên của SEAL Team 6 thuộc Hải đội xanh nước biển.  Ảnh nguồn: DEVTSIX.

Thế kỷ 21 chứng kiến sự ra đời của các nhóm đặc nhiệm quy mô nhỏ hơn và hiệu quả hơn thay thế các đạo binh hùng hậu. Trong thời hiện đại, Devgru sẽ đối phó với những mối đe dọa khủng bố cực đoan và tinh vi nhất. Trong số các hoạt động nổi tiếng của Devgru thì nổi tiếng nhất là việc giải cứu Đại úy Phillips và triệt hạ Osama bin Laden.

Việc giải cứu Đại úy Philipps vào năm 2009 có thể không phải là hoạt động tác chiến nguy hiểm nhất của Devgru, nhưng qua đó nó giúp công chúng có cái nhìn mới về nhóm tinh hoa này và các khả năng của họ. Hải đội đỏ của Devgru hoạt động trên một khu trục hạm Mỹ đã hạ thủ 3 tên cướp biển đang bắt giữ con tin Phillips bằng hỏa lực bắn tỉa. Vụ này đã đưa Debgru thành tâm điểm chú ý mới.

Nhưng phải sau Chiến dịch “Mũi giáo thần Hải Vương” thì tên tuổi Devgru mới được biết đến rộng rãi. Chiến dịch này còn có tên gọi đại chúng là vụ tiêu diệt Osama bin Laden ngày 2/5/2011 ở Pakistan.

Các hải đội của Devgru

Tính đến năm 2015, Devgru bao gồm 1.787 nhân viên, gồm 1.342 thành viên quân sự và  445 thành viên dân sự. Có khả năng số lượng người này đã tăng lên trong những năm gần đây. Trong nhóm mở rộng này có sự tồn tại của 4 hải đội tấn công (Đỏ, Xanh nước biển nước biển, Vàng và Bạc), 1 hải đội tình báo (Đen), 1 hải đội vận tải/ phản ứng nhanh (Xám) và 1 hải đội huấn luyện (Xanh lá cây). Các hải đội này còn được gọi chung bằng cái tên Tacdevron 1 đến 5.

Hải đội đỏ của Devgru có phù hiệu là thổ dân Châu Mỹ và một chiếc rìu có nền đỏ. Mỗi thành viên trong hải đội được trang bị một cây rìu kiểu thổ dân da đỏ. Chiếc rìu này được dùng trong một số nhiệm vụ.

Hải đội xanh lá cây còn có tên là “cướp biển” do dùng phù hiệu Jolly Rogers (cờ hải tặc). Cùng với hải đội vàng, hải đội xanh nước biển đã tồn tại ở Devgru kể từ khi thành lập. Lần triển khai nổi tiếng nhất của hải đội xanh lá cây là trong trận chiến Takur Ghar (một phần của chiến dịch Anaconda) khiến 7 lính Mỹ tử trận, trong số họ có sĩ quan Petty Roberts, một thành viên của Devgru.

Hải đội vàng còn có các tên gọi là “Thập tự chinh” hay “Hiệp sĩ” có phù hiệu là con sư tử vàng. Cùng với hải đội vàng thì hải đội xanh nước biển là 2 lực lượng xung kích từ những ngày đầu Devgru được thành lập. Hải đội vàng hoạt động cùng với CIA đầu thập niên 1990 trong chương trình Omega.

Hải đội bạc là lực lượng non trẻ trong số 4 đội xung kích, ra đời năm 2008. Phù hiệu là sự thêm thắt các biểu tượng của 3 hải đội đầu tiên. Chiến dịch giải cứu nổi tiếng nhất của hải đội bạc là giải cứu nhân viên cứu trợ người Scotland, Linda Norgrove. Thật không may do một quả lựu đạn ném ra từ các tay súng của hải đội bạc mà đã làm chết hết thảy những người bắt giữ Linda bao gồm cả nạn nhân.

Hải đội đen là lực lượng chuyên trách tình báo của Devgru. Trong đội này còn có nữ nhân viên chuyên thu thập và khai thác thông tin tình báo. Hải đội xám đóng vai trò hỗ trợ cho 4 đội xung kích; họ chuyên về các hoạt động đổ bộ. Hải đội xanh lá cây cũng đáng quan tâm. Họ chuyên về đào tạo các tân binh của Devgru. Huấn luyện kỹ năng phá dỡ dưới nước (BUD/S) là một trong các bài kiểm tra tân binh mới của Devgru.

8.jpg -0
Các ứng viên SEAL tham gia một bài huấn luyện trong phần thực hành BUD/S. Ảnh nguồn: Anthony Walker.

Huấn luyện gian khổ

Huấn luyện SEAL là một trong những chương trình đào tạo khắc nghiệt nhất trong quân đội Mỹ với mức độ thất bại cao hơn với với tất cả các nhà quân sự khác. Có một số điều kiện tiên quyết nhằm tuyển lựa tân binh mới cho Devgru: Ít nhất 21 tuổi, từng là thành viên tích cực của nhóm SEAL hoặc nhóm Phương tiện di chuyển dưới nước của SEAL (SDV), đã làm việc cho SEAL ít nhất 5 năm, từng tham chiến ít nhất 2 lần. Tỷ lệ thành công sau đào tạo là 25%.

Tất cả các thành viên SEAL đều phải hoàn thành 2 phần huấn luyện gian khổ nhất: BUD/S và Hell Week. Trong đó BUD/S, hiểu nôm na là Phá dỡ căn bản dưới nước và yêu cầu học viên phải có các yêu cầu thể chất sau: bơi 1.000m trong 20 phút hoặc ít hơn, chống đẩy cơ thể ít nhất 70 lần trong 2 phút, 10 lần kéo xà không giới hạn thời gian, gập bụng ít nhất 60 lần trong 2 phút, và chạy 4 dặm trong 31 phút hoặc ít hơn.

Các học viên SEAL được dạy kỹ năng lặn, lặn tấn công, điều kiện thể chất khắc nghiệt, chiến tranh trên bộ, kiểm tra bơi và điều kiện tinh thần. Về Hell Week (tuần địa ngục). Tuần thứ 3 của huấn luyện BUD/S là những bài kiểm tra ngặt nghèo về thể chất và tinh thần của các ứng viên SEAL. Các học viên chỉ ngủ đúng 4 tiếng trong suốt 5 ngày rưỡi, liên tục trong các môi trường ẩm ướt và lạnh lẽo.

Các sĩ quan giám sát bắt ứng viên phải di chuyển liên tục không cho phép họ có thời gian nghỉ ngơi, buộc họ phải sống trong tình trạng hạ thân nhiệt, cực kỳ thiếu ngủ và cả hoa mắt. Nếu sống sót trong thời gian này, các tân binh SEAL sẽ trở thành thành viên tích cực và sẵn sàng nộp đơn vào Devgru. Nếu được lựa chọn, các tân binh sẽ được gửi tới Hải đội xanh lá cây để tiếp tục kiểm tra, học tập và được đánh giá trong suốt 6 tháng. Ước tính không đầy 50% số tân binh vượt qua các bài thử thách của Hải đội xanh lá cây.

10.jpg -0
Các thành viên của Hải đội xanh nước biển sử dụng súng trường Noveske.  Ảnh nguồn: Raven Harris.

Các loại vũ khí của Devgru

Rất khó biết đầy đủ kho vũ khí của Devgru, tuy vậy cũng có thể kể ra những hạng mục đáng quan tâm như sau: Súng trường tấn công gồm các loại M4A1, Mk18, HK416, SR16 và Noveske. Một trong những loại súng carbin nổi tiếng được các đội Devgru và SEAl sử dụng là Súng thu chiến đấu tầm gần (CQBR) Mk 18. MK 18 được nhiều đơn vị trong SOCOM sử dụng. Hiện đang có phỏng đoán rằng MK 18 đang được nâng cấp đường ray như loại súng trường M4A1-URGI. Ngoài ra còn có các loại súng tiểu liên như HK MP7 và SIG LVAW.

Trong kho vũ khí tầm xa của Devgru còn có một số loại súng trường chính xác có thể kể đến như: TAC-50, TAC-338, súng trường bắn tỉa SEAL, súng trường cho mục đích đặc biệt Mk12, Mk13, SR 25/Mk11. Trước khi tái cấu trúc thành hải đội tình báo, các thành viên Hải đội đen chính xác là đã dùng những loại vũ khí chính xác tầm xa. Các đội Devgru cũng dùng 2 loại súng máy trong tác chiến là Mk46 và Mk48, chúng đóng vai trò quan trọng trong khả năng di chuyển mục tiêu của Devgru.

Thêm nữa là các dạng vũ khí phụ trợ. Devgru sử dụng chủ yếu các loại súng lục Sig Sauer P226R, HK45CT và Glock19. Và không thể không nhắc đến các loại vũ khí đặc biệt của Devgru như súng phóng tên lửa, súng phóng lựu và súng trường chống vật liệu gồm 2 loại súng trường không giật Carl Gustav M3 và M4; AT4; M72 Law; Javelin; M203; M320; M79. Trong số các loại súng phóng lựu nổi tiếng nhất của Devgru là loại súng phóng lựu M79 bắn một phát có biệt danh “Súng hải tặc”.

Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp)
.
.