Giải mật hồ sơ về Bộ Tình báo Iran

Thứ Bảy, 03/12/2022, 13:39

Bộ tình báo của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran là cơ quan tình báo chính của nước này. Kết quả là thành viên chủ chốt chính là Hội đồng điều phối tình báo Iran (CIC) bao gồm toàn bộ 16 tổ chức tình báo ở Iran. Thông tin về tổ chức này khá khan hiếm, song lại có một sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa 2 đối thủ là Bộ tình báo và an ninh Iran (MOIS) và tình báo của Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Các cơ quan tình báo Iran trực thuộc CIC theo các tài liệu được giải mật gần đây thì là: Bộ tình báo Iran; Tổ chức tình báo của IRGC; Tổ chức bảo vệ tình báo của IRGC; Đơn vị tình báo của Quân đội cộng hòa Hồi giáo; Đơn vị tình báo của Cảnh sát cộng hòa Hồi giáo; Tổ chức bảo vệ tình báo của Quân đội cộng hòa Hồi giáo Iran; Cục bảo vệ tình báo của Tổng tư lệnh Iran; Tổ chức bảo vệ tình báo của Bộ tổng tham mưu; Cảnh sát mạng; Cảnh sát tình báo và an ninh công Iran; Trung tâm điều tra tội phạm có tổ chức.

MOIS, một lịch sử đầy biến động

Iran thành lập MOIS vào năm 1983 như là một sự tiếp nối của Cục tình báo và mật vụ (SAVAK) của vua Ba Tư (chính xác là trong triều đại Pahlavi. SAVAK ra đời vào năm 1957 cho đến khi Thủ tướng Shapour Bakhtiar hạ lệnh giải thể nó trong đợt cao trào của Cách mạng Iran năm 1979. Trong thời hoàng kim, SAVAK có khoảng 5.000 điệp viên. Học giả người Mỹ gốc Iran từng sinh sống trong thời kỳ vua Pahlavi, Gholam Reza Afkhami, ước tính rằng SAVAK có lực lượng nhân sự dao động 4.000- 6.000 người. 

21-1.jpg -0
Lực lượng an ninh Iran.

Một điểm đặc biệt của MOIS là lãnh tụ tối cao Ayatollah Khomeini hạ lệnh rằng Giám đốc MOIS phải là một Mujtahid (hiểu là một người thông thái đủ khả năng để giải thích mạch lạc Luật Hồi giáo). Hồi cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000 đã xảy ra một vụ thanh trừng lớn ngay bên trong MOIS nhằm che đậy các bí mật xoay quanh bê bối các vụ ám sát “dây chuyền” từ năm 1988 đến năm 1998 liên quan đến các tri thức bất đồng chính kiến, những người đã chỉ trích hệ thống của Cộng hòa Hồi giáo.

Về tình hình hiện tại của MOIS. Đã có 5 bộ trưởng cầm quyền kể từ lúc cơ quan này được thành lập. Người đương nhiệm hiện tại (được bổ nhiệm trong năm 2021) là ông Esmail Khatib, một nhân vật “máu mặt” với bề dày hoạt động suốt 43 năm qua, chuyên “xử đẹp” các giáo sĩ bất đồng chính kiến, giới học giả, nhân viên an ninh và bất kỳ ai bị cho là đe dọa Cộng hòa Hồi giáo.

Một thực tế ít người biết là MOIS chỉ trả lời trực tiếp cho lãnh tụ tối cao Khameinei. Không có cơ chế giám sát từ nội các hay quốc hội, cơ quan đứng trên luật và ngân sách hoạt động của nó được xem là tối mật. Điều khiến cho MOIS khác hẳn với các cơ quan tình báo khác là ngay từ khi được thành lập hồi thập niên 1980, MOIS đã dính líu hơn 450 vụ tấn công ở nước ngoài.

Cấu trúc của CIC đặt trong MOIS là tổ chức tình báo chính của Iran. Hội đồng này tổng hợp các hồ sơ tình báo về những mối đe dọa quốc gia và dưới sự giám sát của Bộ trưởng Tình báo. CIC làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh gay gắt giữa MOIS và nhánh tình báo của IRGC – những người ra tay mà không bị trừng phạt.

Tất cả các chính trị gia theo chủ nghĩa cải cách và những thành viên an ninh trong chính phủ Iran đều chỉ trích IRGC vì đã bành trướng hoạt động tình báo của mình. Thêm nữa, bản chất chia rẽ của những tổ chức này và khước từ làm việc cùng nhau đã khiến Cục tình báo Iran trì trệ do các nguồn lực không được phân bổ hiệu quả.

21-3.jpg -0
Lực lượng an ninh Iran đang sử dụng 2 loại súng tiểu liên tự chế Heckler và Koch MP5 .

Nguyên Bộ trưởng Tình báo Mohammad Reyshahri cho rằng một cơ quan trung ương sẽ phụng sự tốt hơn dưới sự giám sát của lãnh tụ tối cao. Vì lý do bảo mật nên thông tin liên quan đến khí giới của MOIS hết sức khan hiếm.

Những tài liệu tuyệt mật được rò rỉ gần đây đã hé lộ một số vũ khí mà các điệp viên MOIS hiện đang sử dụng, bao gồm: Các loại súng tiểu liên Heckler và Koch MP5; các loại súng tự sản xuất trong nước như loại súng ngắn bán tự động Glock 17 (Iran không có giấy phép sản xuất loại súng này); dòng súng trường AK-103 dùng trong các lực lượng đặc nhiệm của Iran.

Ngoài ra MOIS còn là một trong những cơ quan tình báo lớn nhất Trung Đông với 30.000 thành viên. Công tác tuyển dụng thông qua các cơ quan hiện có hoặc từ các trường đại học chuyên biệt về an ninh. MOIS nhận ứng viên đông gấp 3 lần so với khả năng và rồi loại bỏ từ từ thông qua một loạt các bài tập cam go.

Các hoạt động nổi tiếng của MOIS

MOIS sẵn sàng thanh trừng bất kỳ thành phần bất đồng chính kiến người Iran nào, cả trong và ngoài nước. Ngày 14/11/2019, một nhân vật chống đối chính quyền Iran tên là Massoud Molavi Verdanjani bị bắn chết trên một tuyến phố ở thành phố Istanbul.

Nạn nhân Massoud Molavi Vardanjani (sinh năm 1986) từng là cựu thành viên của Tổ chức tình báo Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Nhân vật này bị hạ sát bởi chính MOIS. Trước đó, kênh điện tín Black Box của Verdanjani phơi bày thông tin về tham nhũng tài chính và tội ác của các cơ quan tình báo Cộng hòa Hồi giáo, nhắm thẳng trực tiếp vào lãnh tụ tối cao Seyed Ali Khamenei và con trai ông là Mojtaba Khamenei.

Kể từ sau khi Molavi Verdanjani bị giết hại, kênh điện tín này không cập nhật gì thêm nữa. Hai nhà ngoại giao Iran tham gia vào vụ ám sát. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu rằng, Mỹ cam đoan chính nhóm đứng đằng sau vụ ám toán Molavi Verdanjani phải chịu trách nhiệm cho nhiều vụ ám sát những nhà bất đồng chính kiến trước đó ở Thổ Nhĩ Kỳ. 

Nhóm người Iran sau đó đã bị cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ tóm gọn. Ngoài ra, MEK cũng thường xuyên nhận các vụ giết người có chủ đích của MOIS vì bản chất của tổ chức này cũng là một nhóm bất đồng chính kiến tương đối có tổ chức. MEK là tên viết tắt của Tổ chức Mojahedin Nhân dân Iran (PMOI, MEK hay MKO). MEK chủ trương lật đổ Chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Iran và tự thiết lập chính phủ của riêng mình.

Cách giải thích cách mạng Hồi giáo của MEK hoàn toàn tương phản với Hồi giáo bảo thủ của các tăng lữ truyền thống cũng như các phiên bản phổ biến của lãnh tụ tối cao Ayatollah Khomeini phát triển ra trong thập niên 1970. Do đó MEK trở thành tổ chức chống đối chính trị lớn nhất và tích cực nhất của Iran.

Sau khi vua Pahlavi thoái vị, MEK từ chối tham gia cuộc trưng cầu dân ý của Cộng hòa Hồi giáo Iran diễn ra vào tháng 3/1979, dẫn đến việc lãnh tụ Khomeini ngăn cản thủ lĩnh của MEK là Massoud Rajavi và các thành viên khác của MEK ra tranh cử. Đến năm 1981, chính quyền Iran cấm MEK và bắt đầu một cuộc đàn áp quy mô lớn đánh vào các thành viên và những người ủng hộ MEK khiến cho tổ chức này quay sang hoạt động ngầm. 

21-2.jpg -0
Các tổ chức hoạt động ngay bên trong Hội đồng điều phối tình báo Iran (CIC).

Năm 2018, cảnh sát Bỉ đã ngăn chặn một nỗ lực dùng chất nổ để tấn công vào cuộc tuần hành của MEK tại Pháp. Một điệp viên MOIS đã bị bắt giữ. Đến năm 2019, cảnh sát Albania bắt giữ 2 điệp viên MOIS đang tham gia vào một âm mưu bán quân sự nhằm chống lại những người bất đồng chính kiến MEK tại nước này.

MOIS cũng thường xuyên bắt sống hoặc “thanh trừng” cái gọi là các điệp viên hải ngoại, như vào ngày 20/4/2022, MOIS tuyên bố đã bắt giữ 3 điệp viên Mossad nằm vùng hoạt động tại Iran. Vụ này được giải mật như sau: 3 điệp viên Mossad bị bắt giữ từng làm việc cho Mossad tại tỉnh Sistan Baluchestan (Đông Nam Iran). Chi nhánh của MOIS tại tỉnh biên giới này tuyên bố rằng 3 điệp viên Mossad đã tham gia vào việc vận chuyển thông tin và tài liệu mật ra khỏi Iran. Tuy nhiên tuyên bố không nêu rõ quốc tịch của 3 điệp viên, những người bị bắt giữ là theo trát tòa án.

Theo các nhà quan sát an ninh thì đang có một mạng lưới điệp viên rộng lớn thay mặt cho Mossad hoạt động ở Iran. Tháng 10/2022, IRGC tuyên bố đã bắt giữ những kẻ phá hoại có ý đồ xâm nhập và phá hoại cơ sở hạt nhân Fordow. Việc này xảy ra chỉ 1 ngày sau khi IRGC tuyên bố chịu trách nhiệm vụ tấn công vào “trung tâm chiến lược” của Israel ở thủ phủ Erbil của người Kurd (Bắc Iraq).

Vụ tấn công bao gồm hàng chục tên lửa đạn đạo nhằm trả đũa cho 2 thành viên IRGC bị sát hại trong một cuộc không kích của Israel tại ngoại ô Damascus (Syria). Sau vụ Israel sát hại nhà khoa học hạt nhân Iran, Mohsen Fakhrizadeh (vào tháng 11/2020 ở ngoại ô Tehran) khiến leo thang căng thẳng giữa 2 nước. Kể từ đó cơ sở hạt nhân ngầm Natanz (miền Trung Iran) được bảo vệ nghiêm ngặt.

Nhân sự kiện Ngày quân đội quốc gia, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cảnh cáo nước ông sẽ táng thẳng vào “trái tim” Israel nếu như có bất kỳ hành động đe dọa nào dù là nhỏ nhất chống lại Tehran. Trong sự kiện đó, lần đầu tiên Iran cho trưng bày hàng loạt vũ khí sản xuất nội địa bao gồm các hệ thống tên lửa, máy bay không người lái, tăng và các khí tài quân sự khác.

Phát biểu tại cuộc mít tinh có sự tham dự của các quan chức hàng đầu Iran, Tổng thống Raisi tuyên bố: “Thông điệp Iran gửi tới Israel là nếu như quý vị muốn tìm kiếm bình thường hóa quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực thì quý vị phải biết rằng mọi hành vi dù là nhỏ nhất đều không qua khỏi con mắt tình báo, an ninh và quân đội của chúng tôi”.

Nguyễn Thanh Hải  (Tổng hợp)
.
.