Người đứng đầu cơ quan tình báo Serbia từ chức dưới áp lực của phương Tây?

Thứ Năm, 30/11/2023, 18:58

Một vụ bê bối lớn vừa xảy ra ở Serbia: Giám đốc Cơ quan Thông tin và An ninh Serbia (BIA) Aleksandar Vulin đệ đơn từ chức. Về lý do từ chức của mình, Aleksandar Vulin nói rằng đây là điều kiện của các nước phương Tây, và ông sẵn sàng hy sinh sự nghiệp của mình vì lợi ích của đất nước.

Tại sao chính khách an ninh giàu kinh nghiệm lại không làm hài lòng các cố vấn phương Tây và phe đối lập ở Serbia?

Aleksandar Vulin bắt đầu sự nghiệp chính trị vào năm 2012 tại văn phòng về các vấn đề Kosovo và Metohija. Hai năm sau, ông lãnh đạo Bộ Lao động và Xã hội, và năm 2017 ông chuyển sang khối an ninh. Ba năm liền, Aleksandar Vulin lãnh đạo Bộ Quốc phòng, sau đó giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ; còn cuối năm 2022, ông đứng đầu các cơ quan tình báo Serbia.

Các đại sứ phương Tây đã nhiều lần ám chỉ ông phải từ chức. Phe đối lập thân phương Tây, thống nhất dưới khẩu hiệu “Serbia chống bạo lực”, cũng đòi hỏi điều đó. Sau thảm kịch tại trường tiểu học mang tên Vladislav Ribnikar ở Belgrade, các cuộc biểu tình quy mô lớn đã liên tục diễn ra. Tuy nhiên, khẩu hiệu của những người biểu tình, như thường lệ, nhanh chóng chuyển sang khẩu hiệu chính trị: trong đó có vấn đề từ chức của Aleksandar Vulin. Họ cũng yêu cầu cách chức một bộ trưởng khác thân Nga mà phương Tây không ưa - Bratislav Gasic.

Người đứng đầu cơ quan tình báo Serbia từ chức dưới áp lực của phương Tây? -0
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic.

Ở phương Tây, Aleksandar Vulin không được yêu mến. Là người phản đối gay gắt sự hội nhập Euro-Atlantic và các giá trị do thế giới văn minh đặt ra, trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã hành động vì lợi ích của đất nước và không giấu giếm những quan điểm không phù hợp với các giá trị của phương Tây.

Thay vì tiếp thu các cấu trúc và giá trị châu Âu, Aleksandar Vulin đề nghị xây dựng “thế giới Serbia” riêng. Với tư cách là người đứng đầu Bộ Nội vụ, ông kịch liệt phản đối dòng người di cư bất hợp pháp vào đất nước từ Trung Đông và ra lệnh cấm các cuộc tuần hành dưới lá cờ cầu vồng trên đường phố Belgrade trong khuôn khổ của EuroPride (sự kiện quốc tế toàn châu Âu dành riêng cho cộng đồng LGBT).

Aleksandar Vulin là một trong số ít chính trị gia châu Âu đã dũng cảm gọi sự vật bằng tên của nó và làm việc hoàn toàn vì lợi ích của nhân dân. Ông là người bạn chân thành của Nga, vì thế được gọi là “Người thân Nga số 1” của Serbia và trở thành nghi can của những vụ bê bối gián điệp lớn.

Người đứng đầu cơ quan tình báo Serbia từ chức dưới áp lực của phương Tây? -0
Ông Pyotr Nikitin.

Những điệp viên Điện Kremlin

Tháng 12/2021, trên báo chí Serbia bất ngờ tràn ngập các bài viết về tình bạn giữa người đứng đầu Bộ Nội vụ Serbia và Thư ký Hội đồng An ninh Nga. Các nhà báo cáo buộc cơ quan của Aleksandar Vulin đã tổ chức nghe lén cuộc hội thảo của các đại diện tổ chức “Open Russia”, diễn ra tại Belgrade vào tháng 5 cùng năm. Không chỉ giới truyền thông địa phương tham gia chiến dịch chống lại Aleksandar Vulin: thông tin lan truyền rất nhanh trên hệ thống các ấn phẩm cấp tiến của Nga.

Trong khi đó, sự hợp tác giữa các cơ quan của Nga và Serbia diễn ra hoàn toàn công khai trong khuôn khổ các cuộc tư vấn về “cách mạng màu”, và Serbia không phải là quốc gia duy nhất tổ chức các cuộc tư vấn đó. Nhưng hiệu quả mong muốn đã đạt được: Bộ trưởng Serbia được mệnh danh là “điệp viên Điện Kremlin”.

Cuộc săn lùng gián điệp đã được nâng lên một cấp độ mới khi Nga bắt đầu Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina. Các tổ chức phi lợi nhuận và các phương tiện truyền thông của Serbia đưa tin rằng với sự trợ giúp của Aleksandar Vulin, có gần 4.000 điệp viên Nga đã thâm nhập vào các cơ quan của Serbia.

Người đứng đầu cơ quan tình báo Serbia từ chức dưới áp lực của phương Tây? -0
Ông Cedomir Stoijkovic.

Sự tuyên truyền đạt đến đỉnh điểm khi “Nhóm OKTOBAR” (Tháng Mười)  liệt Bộ trưởng Bộ Y tế Serbia Danica Gruicic, Tổng biên tập tờ “Evening News” (Tin chiều) Milorad Vucelic và một số nhân vật nổi tiếng khác của Serbia trong lĩnh vực chính trị và truyền thông vào danh sách các điệp viên. Hơn nữa, người thành lập nhóm, luật sư Cedomir Stojkovic, đã khởi tố một vụ án hình sự chống lại người đứng đầu cơ quan an ninh Serbia và đưa ông ta ra truy cứu trách nhiệm. 

Những người lưu vong Nga tham gia “Nhóm OKTOBAR” cũng góp phần không nhỏ vào việc từ chức của Bộ trưởng Serbia. Họ coi nghĩa vụ của mình là giúp đỡ “những người anh em Serbia”. Họ thành lập các tổ chức trên mạng xã hội, trong đó họ kêu gọi người Serbia tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ; bản thân họ cũng tích cực tham gia vào các cuộc biểu tình đó và thậm chí đăng ký tư cách pháp nhân riêng của mình để tổ chức các cuộc biểu tình - “Hiệp hội Dân chủ Nga”.

Người đứng đầu cơ quan tình báo Serbia từ chức dưới áp lực của phương Tây? -0
Ông Marko Duric.

Giới lưu vong Nga và các nhà ngoại giao Hà Lan

Mùa hè năm nay, tại sân bay “Nikola Tesla” ở Belgrade, Pyotr Nikitin, một trong những người sáng lập “Hiệp hội Dân chủ Nga”, đã gặp chuyện rắc rối: trở về từ một khu nghỉ dưỡng ở châu Âu, ông bị từ chối nhập cảnh vào nước này. Tại cửa khẩu, Pyotr Nikitin nhận được thông báo rằng, theo quyết định của Bộ Nội vụ Serbia, ông là mối đe dọa đối với an ninh của Serbia. Pyotr Nikitin không bao giờ che giấu quan điểm của mình - ông đến Serbia để “thay đổi dư luận xã hội” và mở rộng tầm mắt cho người Serbia.

Nhà sáng lập “Hiệp hội Dân chủ Nga” không liên lạc với Đại sứ quán Nga. Thay vào đó, ông đề nghị các nhà ngoại giao Hà Lan giúp đỡ. Tại sân bay “Nikola Tesla”, Pyotr Nikitin đã tổ chức một cuộc họp báo và nói với các nhà báo Serbia rằng đích thân Aleksandar Vulin đứng sau lệnh cấm ông nhập cảnh. Theo Pyotr Nikitin, Moscow không thích việc ông thành lập “Hiệp hội Dân chủ Nga” ở Serbia và  đã yêu cầu người đứng đầu Cơ quan Thông tin và An ninh  Serbia “giải quyết vấn đề”.

“Tôi không ngờ rằng Serbia có thể vi phạm các quyền công dân cơ bản theo cách này”, - ông Pyotr Nikitin phát biểu với các nhà báo.

Quả thật, với quyết định của mình, Bộ Nội vụ không vi phạm quyền của ai mà chỉ tuân thủ bộ luật về người nước ngoài, theo đó, những người gây ra mối đe dọa đối với trật tự công cộng ở Serbia (mà đây chính là những gì văn phòng của Pyotr Nikitin đã làm), không những có thể bị hạn chế nhập cảnh mà thậm chí còn có thể bị hủy bỏ giấy phép cư trú. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao nước ngoài đã can thiệp với văn phòng của Tổng thống Aleksandar Vucic và Pyotr Nikitin vẫn được phép vào nước này.

Sau Pyotr Nikitin, Vladimir Volokhonsky, người đồng sáng lập “Hiệp hội Dân chủ Nga”, cũng bị tấn công. Ở Serbia, ông nhận được giấy phép cư trú một năm. Tháng 4 năm nay, ông nộp đơn xin gia hạn, nhưng đến tháng 7 bị từ chối chính thức. Lý do: Vladimir Volokhonsky cũng bị coi là mối đe dọa đối với an ninh của Serbia.

Và một lần nữa, các phương tiện truyền thông tự do Serbia lại đồng loạt viết rằng các cơ quan an ninh Serbia gây áp lực đối với các nhà hoạt động dân chủ dưới ảnh hưởng của Điện Kremlin.

Người đứng đầu cơ quan tình báo Serbia từ chức dưới áp lực của phương Tây? -0
Ông Aleksandar Vulin.

Trừng phạt và doạ dẫm

Dù sao, từ mùa hè năm nay, sự quan tâm của phương Tây đối với ông Aleksandar Vulin đã tăng lên rõ rệt. Vào tháng 7, Giám đốc Cơ quan Thông tin và An ninh Serbia rơi vào danh sách trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ. Theo giả thuyết chính thức - vì dính vào các vụ tham nhũng. Tuy nhiên, ngay tại Serbia, người ta chưa hề nghe nói về hành động tham nhũng của Aleksandar Vulin, và một số quan chức cấp cao của Serbia, kể cả tổng thống, đã trực tiếp tuyên bố rằng những biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Giám đốc Cơ quan Thông tin và An ninh Serbia là quyết định hoàn toàn mang màu sắc chính trị.

Hơn nữa, Tổng thống Aleksandar Vucic đã chia sẻ những thông tin thú vị - quyết định này liên quan trực tiếp đến quan điểm thân Nga của Aleksandar Vulin và sẽ không có biện pháp trừng phạt nào đối với ông, nếu Aleksandar Vucic kiên quyết không áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga.

“Tôi được thông báo rằng nếu tôi đồng ý với các biện pháp trừng phạt chống Nga thì ở Serbia, các biện pháp trừng phạt sẽ không được áp dụng đối với bất kỳ ai”, - Tổng thống nói trong một lần phát biểu trước nhân dân.

Bình luận về việc xin từ chức của mình, Aleksandar Vulin công khai xác nhận rằng Serbia đang phải đối mặt với phương pháp ưa thích của những người bạn nước ngoài - dọa dẫm. Ông giải thích: “Mỹ và EU muốn lấy đầu tôi làm điều kiện tiên quyết để không áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Serbia”.

“Việc từ chức của tôi sẽ không thay đổi chính sách của Mỹ và EU đối với Serbia, nhưng nó sẽ tạm thời làm chậm lại các yêu sách mới. Họ không nhận được các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, không đạt được sự công nhận Kosovo, nhưng nhận được một cái đầu của người Serbia.

Tôi từ chối tham gia phong trào chống Nga và chống Serbia, tôi sẽ không ngừng quan tâm đến nước cộng hòa Serbia và sự tồn tại của nó, cũng như không ngừng tin tưởng vào sự thống nhất tất yếu của người Serbia và việc xây dựng một thế giới Serbia. Tôi sẽ không từ bỏ chính sách trung lập quân sự và đoàn kết với Nga. Đây là một chiến thắng nhỏ đối với Mỹ và EU, nhưng là một chiến thắng lớn đối với tôi, bởi vì tôi đã chứng minh rằng Serbia và nhân dân Serbia xứng đáng với bất kỳ sự hy sinh nào”.

Đến lượt mình, Tổng thống Aleksandar Vucic nói rằng áp lực đối với Aleksandar Vulin đã xuất hiện rất rõ từ khi ông được bổ nhiệm chức Giám đốc Cơ quan Thông tin và An ninh Serbia. “Aleksandar Vulin chưa bao giờ là điệp viên Nga. Điều này không có gì nghi ngờ”, - Tổng thống nhấn mạnh.

Rời khỏi cương vị của mình, Aleksandar Vulin nhấn mạnh rằng những lời đe dọa của các đối tác phương Tây của Serbia sẽ không dừng lại ở đó, và cái đầu của ông rõ ràng sẽ không đủ trước áp lực ngày càng tăng của họ.

Theo các nguồn tin của giới chính trị địa phương, đóng vai trò không nhỏ trong việc từ chức của Aleksandar Vulin là Marko Duric, đại sứ đương nhiệm của Serbia ở Washington, một chính khách trung thành với tổng thống, nhưng khác với Aleksandar Vulin, ông không thân Nga, mà thân phương Tây. Cách đây vài tuần, trên các phương tiện truyền thông của Serbia, thậm chí còn có tin đồn rằng ông sẽ trở thành giám đốc tiếp theo của Cơ quan Thông tin và An ninh Serbia.

Trần Đình (Tổng hợp)
.
.