Nguồn cung tài chính của IRGC
Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vẫn là nhân tố gây ảnh hưởng nhất quyết định đến sự ổn định chính trị cùng chính sách an ninh của Iran, cũng như bối cảnh an ninh rộng lớn hơn ở Trung Đông. Phân tích các nguồn tài trợ tài chính của IRGC để từ đó hiểu rõ hơn điều này ảnh hưởng ra sao đến năng lực và mục tiêu của tổ chức này; và nguồn tài chính này có thể được duy trì như thế nào từ trung hạn đến dài hạn?
Bài viết dưới đây xét đến những khía cạnh chính, gồm: 1. Nguồn tài chính của IRGC là gì, và chúng bền vững như thế nào trong trung hạn và dài hạn? 2. Năng lực quân sự, trách nhiệm, triển khai ở nước ngoài và ảnh hưởng của IRGC đối với các cuộc bầu cử và chính sách đối ngoại của đất nước đã làm lu mờ các lực lượng vũ trang thông thường của Iran kể từ cuộc cách mạng năm 1979. IRGC vẫn là lực lượng chính trong việc quyết định ổn định chính trị và bối cảnh an ninh của Iran ở Trung Đông năm 2024; 3.
Theo đánh giá của tạp chí Janes thì nguồn tài chính của IRGC cho đến năm 2024 khó có thể bị suy yếu đáng kể do những tình huống bất trắc trong nước và quốc tế, và những cân nhắc chính trị từ trung hạn đến dài hạn.
Khái lược về IRGC
Tiếp theo sau sự thành công của cuộc Cách mạng Iran (5/5/1979), theo lệnh của cựu lãnh tụ tối cao Ayatollah Ruhollah Khomeini, Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã được thành lập như là một cánh tay quân sự riêng biệt so với các lực lượng vũ trang của Iran. Được biết các lực lượng vũ trang thông thường của nước Cộng hòa Hồi giáo gồm có Không lực Iran (IRIAF), Lục quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIA), Hải quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIN)], IRGC được chia thành Lực lượng không gian vũ trụ IRGC (IRGCAF), Lực lượng mặt đất IRGC (IRGCGF), và Hải quân IRGC (IRGCN). IRGC cũng sở hữu 2 sư đoàn gồm: 1) Basij, là lực lượng dân quân tình nguyện bán quân sự; 2) Lực lượng IRGC-Quds (IRGC-QF), chuyên trách thúc đẩy những mục tiêu của Iran ở nước ngoài gồm cả việc phối hợp với các nhóm vũ trang phi nhà nước (NSAGs).
Khác với những lực lượng vũ trang thông thường của Iran (chủ yếu bảo vệ chủ quyền đất nước và toàn vẹn lãnh thổ), IRGC được giao trọng trách bảo đảm sự tồn tại của hệ thống chính trị, cụ thể là sau cuộc cách mạng 1979. Điều này đã được chứng minh bằng Điều 2 trong Hiến pháp của IRGC, trong đó tuyên bố rằng lực lượng này hiện diện nhằm chống lại “các nhân tố và khuynh hướng nhằm mục đích phá hoại và lật đổ nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, hoặc hành động chống lại Cuộc cách mạng Hồi giáo Iran”. IRGC cũng có ảnh hưởng đáng kể đối với việc xây dựng chính sách đối ngoại, các cuộc bầu cử và nền kinh tế của Iran thông qua những mạng lưới bảo trợ mà họ chỉ huy.
Theo dữ liệu của Janes thì về mặt tài chính, IRGC luôn nhận được khoản phân bổ ngân sách cao hơn từ chính quyền Tehran so với những lực lượng vũ trang thông thường của nước này, cũng như được trang bị tốt hơn nhiều về mặt tài sản cốt lõi mặc dù chỉ chiếm chưa tới 1/3 trong tổng số 418.000 quân nhân trong IRIAF, IRIA và IRIN.
Tính đến năm 2023, Canada, Saudi Arabia và Mỹ nằm trong số những nước coi IRGC là “tổ chức khủng bố”. Việc tiếp cận thị trường quốc tế của IRGC bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt được cho là xuất phát từ những hoạt động gây bất ổn, cụ thể là ở Trung Đông.
Những nguồn tài trợ bí mật
Theo báo cáo tháng 12/2020 của IranWire (một hãng truyền thông đặt trụ sở ở Anh) thì ngân sách 2021-2022 của Iran đã phân bổ xấp xỉ 2,3 tỉ USD cho IRGC, “tức gần 1/3 tổng số ngân sách được dùng cho mục đích quốc phòng của đất nước”. Báo cáo cho biết thêm rằng số tiền này gần “gấp 3 lần ngân sách phân bổ cho các lực lượng vũ trang thông thường của Iran”. Dữ liệu từ ngân sách quốc phòng Janes phần lớn ủng hộ ước tính khi cho rằng Tehran đã phân bổ một phần ngân sách quốc phòng hàng năm cho IRGC, từ mốc 27% (năm 2013) lên thành 37,3% (năm 2023).
Theo báo cáo vào tháng 12/2020 của Iran Primer (trang web có liên kết với Viện Hòa bình Mỹ (USIP) thì những ước tính nguồn mở khác về cách Tehran phân bổ ngân sách hàng năm cho IRGC đã dao động từ 2 tỉ USD lên xấp xỉ 7 tỉ USD (theo một báo cáo hồi tháng 6/2020 của Eurasia Group, công ty tư nhân đặt tại Mỹ).
Không giống như các lực lượng vũ trang thông thường của Iran, IRGC cũng định kỳ nhận được tiền thêm từ Tehran trong thời kỳ leo thang căng thẳng với các đối thủ. Chẳng hạn như, Tehran cung cấp cho IRGC xấp xỉ 225 triệu USD sau vụ Mỹ ám sát tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng Quds vào tháng 1/2020 như là một phần của cái mà họ gọi là “biện pháp đối phó với Mỹ” (theo một báo cáo trong cùng tháng 1 của Hãng thông tấn Cộng hòa Hồi giáo (IRNA) do nhà nước điều hành).
Janes đánh giá rằng năng lực quân sự và phi quân sự của IRGC chắc chắn cho thấy rằng việc phân bổ ngân sách của Tehran đã nhận được từ những nguồn tài trợ khác, gồm cả những nguồn phi pháp. Những nguồn tài trợ bổ sung này có thể được thành những nguồn ngay bên trong Iran, và sự tham gia của các nước khác hoặc những nhân tố phi nhà nước.
Những nguồn tài trợ trong nước
Một trong những phương pháp chính giúp IRGC tạo ra doanh thu trong nước là thông qua những hoạt động của các thực thể thương mại đóng vai trò bình phong. Đứng đầu trong số những thực thể này là Khatam al-Anbiya, một hãng kỹ thuật trực thuộc IRGC, được thành lập năm 1979, chịu trách nhiệm cho các dự án về nông nghiệp, công nghiệp, hydrocarbon, y tế, bất động sản, khoáng sản, dược phẩm, xây dựng đường sá, giáo dục, và vận tải ngay trên đất Iran.
Theo một ấn phẩm công bố năm 2009 của RAND Corporation có tựa đề là “Sự trỗi dậy của Pasdaran, đánh giá những vai trò nội địa của IRGC” thì Khatam al-Anbiya (và các chi nhánh của công ty này) chịu trách nhiệm xây dựng tuyến đường sắt Tehran-Tabriz, đập nước Karkheh ở tỉnh Khuzestan (Janes), và đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên dài 900km từ Asaluyeh (tỉnh Bushehr) đến Iranshahr (tỉnh Sistan và Balochistan), cùng nhiều dự án khác.
Ngoài ra, Khatam al-Anbiya cũng chịu trách nhiệm phụ trách hoạt động của sân bay quốc tế Imam Khomeini ở Tehran. Vào tháng 9/2024, Hãng thông tấn sinh viên Iran (ISNA) có trụ sở ở Tehran đã đưa tin rằng Khatam al-Anbiya còn chịu trách nhiệm cho việc xây dựng một số nhà máy lọc dầu và khí đốt của Iran, đồng thời phát triển mỏ khí đốt Nam Pars trong vùng vịnh. Kể từ năm 2010, Bộ Tài chính Mỹ đã phỏng đoán rằng giá trị thường niên của những hợp đồng mà Tehran trao cho Khatam al-Anbiya trị giá hàng chục tỉ USD, bao gồm một hợp đồng cho 10 dự án công nghiệp dầu mỏ và hóa dầu trị giá tương đương 22 tỉ USD, tức gấp 4 lần ngân sách chính thức của IRGC, theo một bài báo do Bộ Tài chính Mỹ công bố vào tháng 6/2019.
Nguồn tài trợ cho IRGC còn đến từ Bonyard. Bonyards hay những quỹ bán nhà nước của Iran thường tham gia vào công tác từ thiện, cũng là trụ cột quan trọng thứ hai trong những nguồn quỹ phi ngân sách nhà nước của IRGC. Cũng như Khatam al-Anbiya, một số quỹ từ thiện dạng này bao gồm Bonyad Mostazafan, Bonyad Shahid va Omur-e Janbazan, có dính dáng đến IRGC và điều hành khoảng 500 công ty con “hoạt động trong các ngành công nghiệp gồm nông nghiệp, công nghiệp, vận tải và du lịch”, theo một báo cáo năm 2018 của The Arab Weekly - hãng truyền thông đặt trụ sở ở London. Mặt khác, theo một số hãng truyền thông quốc tế gồm báo cáo năm 2015 của Qũy bảo vệ dân chủ (FDD), cũng có doanh thu từ buôn bán phế liệu, tống tiền các doanh nghiệp địa phương và kiểm soát các cửa khẩu biên giới và trạm kiểm soát quan trọng.
Những nguồn tài trợ nước ngoài
Theo ấn phẩm năm 2009 được công bố RAND Corporation, thì Khatam al-Anbiya và Bonyads liên quan đến IRGC đã mở rộng hoạt động của họ kể từ cuối thập niên 1990 và đeo đuổi những hợp đồng xây dựng đường sắt, đường sá, nhà ở, ngoài việc điều hành các trại gia súc “ở Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi và Nam Á, cũng như Nga và các nước thành viên của Liên Xô cũ”. Chẳng hạn như, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã trao hợp đồng trị giá 30 triệu USD cho công ty con Bonyad Mostazafan từ năm 2004 nhằm xây dựng một tuyến đường dài 37 km tại rặng núi Hajar ở phía Đông.
Một báo cáo năm 2021 trên trang web liên quan đến Hội đồng kháng chiến quốc gia Iran (NCRI, liên minh các nhóm chính trị chống đối Cộng hòa Hồi giáo Iran), ước tính rằng những hoạt động như vậy đã mang lại biên lợi nhuận 200-300% cho IRGC và có thể chiếm đến 12 tỉ USD doanh thu hàng năm. Janes không thể xác định độc lập những ước tính như thế này thông qua tình báo nguồn mở.
Theo một số thông báo của Bộ Tài chính Mỹ mà lần công bố gần đây nhất là vào ngày 17/9/2024, thì những hoạt động thương mại như vậy thường được thực hiện bởi các cá nhân, những thực thể thương mại và các ngân hàng dựa trên những nước hàng xóm của Iran bao gồm Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ và đã tạo ra doanh thu hàng trăm triệu USD từ việc bán hàng hóa của Iran cho các nhân tố nhà nước và phi nhà nước. Điều này bao gồm việc bán hàng hóa và đặc biệt là vũ khí cho các thành viên của Trục kháng chiến như Syria, Hamas, dân quân Iraq do Iran hậu thuẫn, Ansar Allah, Hezbollah...
Bộ Tài chính Mỹ lưu ý vào ngày 17/9/2024 rằng những mạng lưới như này đã tạo ra “hệ thống ngân hàng ngầm” cung cấp cho Iran quyền truy cập vào hệ thống tài chính quốc tế, đồng thời cho phép nước ngoài che đậy các hoạt động giao dịch với khách hàng hải ngoại. Trong một báo cáo hồi tháng 8/2023, Elliptic (một công ty phân tích blockchain có trụ sở tại Vương quốc Anh) đã báo cáo rằng IRGC cũng chuyển sang giao dịch tiền điện tử nhằm trốn tránh các lệnh trừng phạt quốc tế và nhận thanh toán. Thực vậy, một báo cáo vào tháng 10/2020 của Radio France Internationale (RFI) đã lưu ý rằng Ngân hàng Trung ương Iran đã tung ra các hướng dẫn về việc quản lý và trao đổi tiền điện tử cho những mục đích xuất, nhập khẩu.
Thêm nữa, việc bán dầu và khí đốt bất hợp pháp của IRGC được thực hiện thông qua “hạm đội tàu đen” của họ có sự tham gia của những hoạt động liên tàu để đổ dầu nhằm “làm trung gian, giấu các giao dịch chuyển tiền và đổi tên lô dầu nhằm che giấu nguồn gốc Iran, khiến cho nó có vẻ như đến từ một nước thứ 3”, theo một bài viết đăng vào tháng 5/2024 của Radio Free Europe/Radio Liberty (RFE/RL). Do dầu khí của Iran được mức trợ cấp rất nhiều nên chắc chắn IRGC được thừa hưởng lợi nhuận rất cao.
Năm 2016, theo một trang web có liên kết với NCRI đã báo cáo rằng IRGC đặc biệt thành công trong việc thu hút giới tinh hoa tài chính vào các công ty con và nhà thầu phụ của mình, điều này chắc chắn sẽ bao gồm việc tiếp quản các mạng lưới nhà bảo trợ đã từng tồn tại ở Iran từ năm 1979 trong triều đại của nhà vua Mohammad Reza Pahlavi và đặt dưới quyền của các lực lượng vũ trang tại thời điểm đó. Sau đó, chắc chắn IRGC đã sao chép những mạng lưới bảo trợ này trong các lĩnh vực kinh tế nhằm củng cố sức mạnh tài chính của mình.
Dù vẫn chưa rõ ràng về sự phân chia chính xác doanh thu giữa các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế của IRGC, nhưng tạp chí Janes đánh giá rằng nguồn thu này chiếm một phần đáng kể trong chi tiêu của IRGC tính đến năm 2024, xét đến số lượng các nguồn thu nhập cùng mạng lưới ngân hàng ngầm khổng lồ trên toàn cầu của Tehran.