Những phi vụ tình báo nổi tiếng thế giới
Các hoạt động tình báo và điệp viên đã có từ thời đại Kinh thánh. Ngày hôm nay các chuyên gia tình báo tham gia vào hàng loạt hoạt động đa dạng, gồm cung cấp các báo cáo tình báo cho các nhà hoạch định chính sách quốc gia, hoặc thu thập tình báo thông qua các phương pháp giám sát điện tử tinh vi cùng cách thức truyền thống như tình báo con người (HUMINT).
Mật vụ Sidney Reilly
Sidney Reilly hay còn có biệt danh “Át chủ bài điệp viên” là một mật vụ hết sức nổi tiếng. Sinh ra với tên thật là Rosenblum tại Nga hồi thập niên 1870, sau khi bị Cảnh vệ Sa hoàng nhắm mục tiêu vì các hoạt động lật đổ, ông đã rời nước Nga. Ban đầu ông đến Brazil và sau đó định cư ở London. Ngoại tình với vợ của một người Anh giàu có và sau cái chết bí ẩn của người đàn ông này, Sidney đã lấy người đàn bà đó và đổi tên mới là “Sidney George Reilly”.
Nhờ việc lấy tên mới và nhanh chóng lọt chân vào hàng ngũ quý tộc Anh đã tạo cho Reilly một lớp vỏ bọc hoàn hảo để chống Nga. Trước Thế chiến I, Sidney Reilly cùng các mật vụ khác đã tham gia vào hàng loạt hoạt động gián điệp. Sống cùng vợ ở St. Petersburg, Sidney Reilly đã đi khắp đế quốc Nga, làm gián điệp cho tình báo Anh.
Ông được cho là đã lấy được các kế hoạch phòng thủ của căn cứ hải quân Nga ở Port Arthur ở Mãn Châu và bán chúng cho người Nhật. Kết quả là, người Nhật đã tổ chức tấn công thành công trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật năm 1904. Trong Thế chiến I, Sidney Reilly hoạt động ngay trong lòng nước Đức, thậm chí ông còn tham gia một loạt các cuộc đàm phán với Bộ tổng tham mưu Đức trước sự chứng kiến của nhà vua Kaiser Wilhelm II.
Vào những năm cuối đời, Sidney Reilly tập trung chống lại nhà nước Liên Xô mới thành lập sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917 đã lật đổ chế độ Sa hoàng. Sau đó Sidney Reilly được cho là bị dụ bởi phản gián Liên Xô khi các điệp viên đóng giả thành những phần tử phản cách mạng lấy tên là “Sự thật, Reilly đột nhiên biến mất và có tin đồn là ông bị xử tử đâu đó trong năm 1925. Nghề nghiệp mà Reilly theo đuổi là minh chứng về cách tình báo hỗ trợ việc thực hiện những mục tiêu quốc gia.
Điệp viên kép Juan Pujol Garcia
Trong tất cả vai trò của một điệp viên tình báo thì chức năng của một điệp viên kép là có lẽ gây tranh cãi nhiều nhất. Một trong những điệp viên kép nổi tiếng là Juan Pujol Garcia. Lấy bí danh “Garbo” bởi người Anh hoặc “Alaric” bởi Đức Quốc xã (ĐQX), những chiến công đã giúp Juan Garcia được ĐQX tưởng thưởng Huy chương Thập tự sắt cũng như Thành viên của Huân chương đế chế Anh. Juan Pujol Garcia lớn lên trong thời kỳ lịch sử đầy biến động của đất nước mình.
Thập niên 1930, Tây Ban Nha trong tình trạng hỗn loạn khi chế độ quân chủ sụp đổ, sự hỗn độn của nền Cộng hòa Tây Ban Nha Đệ nhị, cùng sự suy thoái kinh tế thế giới. Năm 1936, Tây Ban Nha vướng vào nội chiến. Những người Cộng hòa đã chống lại quân đội Tây Ban Nha, dưới sự yểm trợ của phát xít Đức, Ý.
Khi Thế chiến II nổ ra, Juan Garcia đã chọn Anh làm đất nước để ông muốn chiến đấu. Ban đầu chính phủ Anh khước từ lời đề nghị giúp đỡ, vì thế Garcia liền sang Đức. Ông đóng giả là một người ĐQX tận tụy khi cung cấp cho người Đức thông tin chi tiết về các hoạt động của người Anh, rồi tuyên bố rằng mình có thể giả thương gia để sang Anh. Người Đức liền tranh thủ Juan Garcia vì thông tin tình báo của ông rất xác thực. Song người Đức không hay rằng hầu hết các báo cáo của Garcia đều là bịa đặt và lấy từ những nguồn giả tạo.
Cục MI.5 cũng để mắt tới các hoạt động của Garcia và sử dụng ông truyền thông tin giả cho tình báo Đức đằng sau phòng tuyến địch. Những báo cáo tình báo của Garcia về Chiến dịch Torch, cuộc xâm lược vào Bắc Phi của liên minh Anh - Mỹ đã được kiểm chứng là xác thực bởi quân Đồng Minh. Vậy nhưng báo cáo của Garcia được tạo ra như thể nó bị trì hoãn hoặc quá muộn màng để hỗ trợ Đức chống lại thế lực xâm lược.
Song người Đức vẫn cho rằng các báo cáo của Juan Garcia là đáng tin cậy và hợp lệ. Tính xác thực và độ tin cậy trong các báo cáo của Garcia khiến ông trở thành kênh lý tưởng để phát tán tình báo giả cho Đức liên quan đến cuộc xâm lược của quân Đồng Minh vào Normandy. Chiến dịch Overlord (tên mã của cuộc xâm lược D-Day) được hỗ trợ bởi một kế hoạch quân sự đánh lừa có tên là Chiến dịch Fortitude. Chiến dịch Fortitude khiến người Đức tin rằng giặc ngoại xâm sẽ đổ bộ lên Pas de Calais.
Quân Đồng Minh đã thiết lập các loại mồi nhử, căn cứ cũng như liên lạc vô tuyến nhằm hỗ trợ cho niềm tin của người Đức rằng Đồng Minh chắc chắn sẽ đổ bộ lên Pas de Calais. Ngay sau cuộc đổ bộ Normandy, các báo cáo liên tục của Garcia cho thấy rằng lực lượng ngoại xâm là một phần của kế hoạch đánh lạc hướng nhằm trì hoãn sự phản công của quân Đức. Nếu bị Đức bắt được, chắc chắn Juan Garcia sẽ bị án tử hình bằng hình thức xử bắn hoặc xử giảo.
Hợp tác tình báo giữa Edwin Layton và Joseph Rochefort
Phần lớn các tài liệu nghiên cứu tình báo ngày nay tập trung vào hợp tác giữa các tổ chức, chẳng hạn như Hợp tác Anh - Anh trước và trong suốt Thế chiến II cùng với sự thành lập Liên minh Ngũ Nhãn (FVEY) năm 1946. Liên minh FVEY (Australia, Canada, New Zealand, Anh, và Mỹ) cùng hợp tác trên bình diện toàn cầu về Tình báo tín hiệu (SIGINT). Bên cạnh đó làm việc nhóm cũng phát huy hiệu quả cao. Một trong những minh họa tuyệt vời về hợp tác theo nhóm là Edwin Layton và Joseph Rochefort. Edwin Layton (sĩ quan tình báo) và Joseph Rochefort (sĩ quan hải quân kiêm nhà phân tích mật mã) đã gặp nhau lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1929 nhằm đào tạo ngôn ngữ nhập vai. Sau đó Layton làm Tùy viên hải quân Mỹ ở Nhật Bản trong thập niên 1930, còn Rochefort đắm mình trong cơ sở Sigint đang phát triển của Hải quân Mỹ, cụ thể là tập trung vào việc giải mã các liên lạc tiếng Nhật.
Trong suốt thập niên 1930, nhiều nước như Đức, Ý, Nhật và Liên Xô tìm cách phá vỡ nguyên trạng. Tại Thái Bình Dương, Nhật Bản và Mỹ leo thang chạm trán. Layton được bổ nhiệm làm sĩ quan tình báo cho Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ chỉ 1 năm trước khi xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, trong khi đó Rochefort được chỉ định phụ trách văn phòng HYPO, tức là trạm Sigint của Hải quân Mỹ đặt ở Hawaii vào đầu năm 1941. Cả hai người tập trung vào việc đánh giá và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu chống lại mối đe dọa từ Nhật Bản. Họ cũng kiểm soát thông tin tình báo được lưu trữ tại Bộ chỉ huy hải quân ở Washington, D.C.
Trong lúc giải mật các liên lạc quân sự Nhật Bản được cung cấp cho các lực lượng Mỹ trong khu vực, họ đã bị Đô đốc Richmond K. Turner (người đứng đầu bộ phận kế hoạch chiến tranh của Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ) từ chối tiếp nhận các liên lạc ngoại giao quan trọng của Nhật Bản. Theo Layton thì những thông tin tình báo quan trọng sẽ cho phép Đô đốc Husband Kimmel (chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương) hiểu ý đồ của Nhật Bản.
Như Layton đã viết trong cuốn sách mang tiêu đề “Đô đốc Kimmel đã bị lừa”, vạch rõ chuyện đấu đá nội bộ trong việc lựa chọn thông tin và dữ liệu ngay trong cộng đồng tình báo. Sau thất bại của Trân Châu Cảng, Hạm đội Thái Bình Dương đã có chỉ huy mới: Đô đốc Chester Nimitz. Ông Nimitz đã giữ lại toàn bộ nhân viên cũ của Kimmel gồm cả Layton. Sở thích động não của Layton và trí nhớ phi thường của Rochefort đã giúp họ nhanh chóng xác định ra Midway (tên mã là “AF”) trong các liên lạc Nhật Bản, có thể là mục tiêu của trận đánh tiếp theo của người Nhật. Song Bộ chỉ huy hải quân Mỹ vẫn khăng khăng cho rằng Hawaii mới là mục tiêu thực sự của người Nhật.
Khi Mỹ giải mật các liên lạc Nhật Bản thì mới rõ ký hiệu “AF” có nghĩa là sự cố chưng cất nước, từ đây kế hoạch tấn công sắp tới của người Nhật là Midway đã được xác thực. Kết quả là Layton và Rochefort đã giúp lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay Mỹ (gồm 3 tàu USS Yorktown, USS Enterprise và USS Hornet) vào vị trí và tấn công các lực lượng Nhật đang tiến đến. Những nỗ lực của Layton và Rochefort là hết sức quan trọng nhằm thiết lập nền tảng cho hỗ trợ tình báo trong một chiến trường hoạt động phức tạp.
Công trình phân tích tình báo của Reginald Victor Jones
Có một nhân vật chủ chốt đảm nhiệm vai trò nhắm mục tiêu trong các hoạt động tình báo, đó là nhà vật lý người Anh, British physicist Reginald Victor Jones. Trước khi Thế chiến II nổ ra, Jones làm việc cho Bộ Không quân Anh và bắt tay vào việc cải thiện năng lực phòng không của Anh chống lại Không quân Đức. Ông đã chứng kiến sự ra đời của các công nghệ mới như radar, thiết bị liên lạc và vũ khí. Chiến lược không quân của ĐQX được tạo ra để khuất phục nước Anh. Độ chính xác của các cuộc ném bom của quân Đức được yểm trợ bằng thứ công nghệ mới mà Chính phủ Anh chưa rõ. Ông Jones trở thành nhà khoa học đầu tiên được bổ nhiệm vào bộ phận tình báo của Bộ Không quân Anh nhằm mục đích hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật.
Thông qua việc thu thập tình báo từ máy bay Đức bị bắn hạ, ông Jones quả quyết rằng người Đức đang sử dụng một hệ thống dẫn đường được biết đến với tên mã “Knickebein” dùng chùm sóng vô tuyến để chỉ đạo máy bay đến mục tiêu của chúng. Ông Jones cũng nhận dạng tần số vô tuyến mà Đức đang sử dụng và từ đó phát triển ra cách gây nhiễu các chùm tia vô tuyến đó, đồng thời đánh lạc hướng oanh tạc cơ Đức.
Sau này, ông Jones tập trung vào nghiên cứu tình trạng phòng không của Đức. Những nỗ lực tình báo của ông đã hỗ trợ việc đánh bom chiến lược của quân Đồng Minh cũng như yểm trợ cho cuộc xâm lược D-Day. Ông Jones từng phát biểu: “Sự tương quan bộ não là có liên quan, hệ thống tình báo giống như một mạng lưới trung lập rộng lớn, nơi thông tin được thu thập, lọc, sắp xếp và liên kết trước khi có thể áp dụng vào hành động”.
Reuven Shiloah, David Ben-Gurion và Mossad
Mossad (Cơ quan tình báo của Israel) được nhắc đến vì tác động của nó đối với thế giới tình báo. Được sáng lập bởi David Ben-Gurion vào năm 1949, giám đốc Mossad đầu tiên là ông Reuven Shiloah. Năm 1948, nhà nước Israel với sự phản đối mạnh mẽ từ các nước láng giềng Arab. Trong giai đoạn hỗn độn này, các tổ chức tình báo Israel bắt đầu nổi lên dưới sự quản lý của Mossad. Nói cách khác, Mossad là sự hợp nhất của các tổ chức tình báo quân sự nước ngoài và nội địa của Israel.
Một đặc điểm đáng lưu ý là các đặc vụ tình báo nước ngoài của Israel làm việc ở Châu Âu không sẵn lòng phục vụ các thủ lĩnh tình báo trong nước do sự khác biệt về quan điểm và văn hóa. Đầu thập niên 1950, chiến tranh Lạnh nóng lên và chiến tranh Triều Tiên đang diễn ra, giới lãnh đạo Israel dưới thời Thủ tướng David Ben-Gurion lo ngại các nước Arab sẽ lợi dụng hai siêu cường Mỹ, Liên Xô đang tập trung vào chiến tranh Triều Tiên và sẽ tấn công Israel.
Trước tình hình thời cuộc, Thủ tướng David Ben-Gurion đã liên lạc với người bạn thân Reuven Shiloah (người đã có kinh nghiệm tình báo từ trước đó) đứng ra làm giám đốc Mossad. Ông Shiloah đã đứng ra mạnh tay xử lý các điệp viên Mossad ở nước ngoài để họ tập trung về một mối. Shiloah cũng triệt để cải tổ cấu trúc căn bản của Mossad bằng cách thống nhất cộng đồng tình báo Israel và thiết lập liên lạc quốc tế với các cộng đồng tình báo nước ngoài.