Rod Barton và vai trò CIA trong cuộc chiến Iraq
Thanh tra vũ khí Rod Barton đã giao cho CIA đảm đương phần lớn trách nhiệm về cuộc xâm lược Iraq. Thực chất Rod Barton đã làm những gì khiến Mỹ phải quyết tâm xâm lược Iraq?
Bài viết này được công bố vào ngày 24/5/ 2021. Tác giả bài viết, Stephen Mills, giảng viên danh dự cao cấp tại Trường khoa học chính trị và xã hội tại Đại học Sydney, ông cũng từng là người viết diễn văn cho cựu Thủ tướng Australia, Bob Hawke.
1. Là con trai của một nhà hóa công nghiệp từ miền Bắc nước Anh (người đã mang cả gia đình mình đến Australia) vào năm 1957, Rod Barton lớn lên ở vùng ngoại ô của tầng lớp lao động Elizabeth của thành phố Adelaide, có bằng vi sinh và hóa sinh của Đại học Adelaide. Năm 1972, một quảng cáo mơ hồ mà Barton đã phát hiện được trên công báo chính phủ với đại ý là tìm kiếm một nhà khoa học cấp cao cho Bộ Quốc phòng Australia. Barton đã nộp đơn, nhưng công việc hóa ra lại là một vị trí phân tích tại cơ quan đánh giá tình báo của Australia: Tổ chức tình báo chung (JIO).
Nói thêm về JIO. Tổ chức này được dẫn đầu bằng việc đánh giá tình báo và phát triển năng lực phân tích của cộng đồng tình báo Vương quốc Anh, hỗ trợ công việc của Ủy ban Tình báo Chung và Hội đồng An ninh Quốc gia. Được thuê bởi Ban giám đốc tình báo công nghệ và khoa học quốc phòng của JIO, và chuyển sang vũ khí sinh học và hóa học hạt nhân Trung Đông, Rod Barton có 30 năm kinh nghiệm trong vai trò sĩ quan đánh giá và nhà phân tích tình báo Australia. Kỹ năng khoa học và kỹ thuật của Barton cộng với một số khóa đào tạo về gián điệp đã đưa bước chân ông từ Canberra sang London, Somalia và cuối cùng là dừng chân ở Iraq, nơi ông nhận thấy mình bị cuốn vào tranh luận tình báo lớn nhất trong thời đại chúng ta: tìm ra vũ khí hủy diệt hàng loạt của nhà lãnh đạo Saddam Hussein.
Năm 1990 khi ông Saddam Hussein phát động xâm lược Kuwait, Rod Barton đang là quyền giám đốc điều hành về phân tích tình báo tại Tổ chức tình báo Quốc phòng (DIO). Nhiệm vụ của Barton là thông báo ngắn gọn cho Thủ tướng Australia, Bob Hawke, về các rủi ro (liên quan đến hóa học, hạt nhân và sinh học) đối mặt với các tàu hải quân của Australia hỗ trợ cho liên minh do Mỹ dẫn đầu theo cái mà ngày nay chúng ta gọi là “Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất”.
Trong cuốn hồi ký của mình, ông Barton viết: “Tôi muốn nói với ngài ấy (Bob Hawke) rằng chúng tôi đã biết về loại tác nhân và vũ khí hóa học mà Iraq có, và các tàu Australia sẽ phải đối mặt trong khu vực Vùng Vịnh. Về vũ khí hạt nhân, tôi cam đoan với ông ấy rằng Iraq còn mất một thập niên nữa để hoàn thiện, và mất thêm thời gian hơn nữa để phát triển bom hạt nhân”.
2. Ông Barton thừa nhận trong hồi ký: “Chúng tôi có rất ít thông tin tình báo về các loại vũ khí sinh học của Iraq, và mặc dù tôi cho rằng mối đe dọa không đáng kể, tôi cho rằng việc chuẩn bị sẵn lực lượng của mình là điều khôn ngoan. Hawke gật đầu, có vẻ hài lòng. Có lẽ nếu ông ấy biết về việc tôi tìm thấy sau đó thì ông sẽ cảm thấy khác”. Những khám phá sau này đến từ công việc chuyên sâu của Barton dưới tư cách là thanh sát viên vũ khí ở Iraq, nơi ông là thành viên của các nhóm thanh sát Liên hợp quốc (UN), Ủy ban đặc biệt của UN (UNSCOM, một cơ chế kiểm tra do Liên hợp quốc tạo ra nhằm đảm bảo Iraq tuân thủ các chính sách liên quan đến việc Iraq sản xuất và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt sau Chiến tranh vùng Vịnh) và Ủy ban giám sát, xác minh và thanh tra của UN (UNMOVIC), đặt dưới quyền lãnh đạo của 2 nhà ngoại giao Thụy Điển là Rolf Ekéus và Hans Blix.
Ngoài ra, Barton còn gắn bó với GATEWAY - một hoạt động do CIA điều hành nhằm mục đích thu thập tình báo cùng với các thanh sát viên UN. Sau đó, Barton tham gia vào Nhóm khảo sát Iraq (do CIA lãnh đạo) với cương vị là cố vấn đặc biệt đầu tiên cho ông David Kay (chuyên gia vũ khí Mỹ) và sau đó là ông Charles Duelfer (Chủ tịch của Omnis, Inc., một công ty tư vấn về hàng không vũ trụ, quốc phòng, tình báo, đào tạo và tài chính). Như cách ông Rod Barton đã kể lại trong hồi ký của mình, cuộc đời của một thanh sát viên vũ khí liên quan đến những nhiệm vụ nguy hiểm trên thực địa, những cuộc thẩm vấn gây khó chịu đối với các nhà khoa học cùng các nhà lãnh đạo quân đội Iraq tỏ ra bất hợp tác, một kiểu như trò chơi ghép hình khó hiểu thông qua các kho lưu trữ tài liệu bị thu giữ, truy tìm dấu vết sự di chuyển của các hóa chất gây chết người tiềm tàng, cùng sự cân bằng tinh tế giữa những lợi ích tình báo và chính trị quốc tế.
Ông Barton bước vào các nhà kho và hầm ngầm đang âm ỉ chứa hàng đống hóa chất chưa từng biết đến cùng số đạn dược chưa được xác định, tịch thu các tài liệu mà từ đó hé lộ các chương trình vũ khí tinh vi của Iraq, đồng thời chuẩn bị các báo cáo cho Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (UNSC). Đó là một điều thú vị. Ông Barton viết theo phong cách trò chuyện dễ hiểu với nhiều giai thoại, và ông tạo ra nhiều đoạn văn mang tính bí mật hơn bằng cách đặt ra nhiều tên giả, biệt danh, hoặc thi thoảng chỉ đơn giản là gọi các tên. Một tài liệu mà Barton lưu giữ để nghiên cứu đã chứng minh rằng ngay từ đầu tháng 5/1990 (tức chỉ 7 tháng trước khi nổ ra Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất), các nhà khoa học Iraq đã đưa đất nước đến bờ vực của việc chế tạo bom hạt nhân.
Sau khi thông báo ngắn gọn cho Thủ tướng Bob Hawke rằng ít nhất 1 thập niên nữa Iraq mới chế tạo được bom hạt nhân, Barton đã mất nhiều đêm trăn trở nhằm tự hỏi liệu thông tin mang tính đe dọa có làm thay đổi tính toán của Australia về giá trị của việc phái những con tàu đó đến Vùng Vịnh năm 1991 hay không? Bỏ cuộc họp ngắn của Hawke qua một bên, câu chuyện này không có bất kỳ hé lộ nào về vũ khí của Iraq có ý nghĩa ra sao đến việc ra quyết định của Australia như là một phần “liên minh sẵn sàng” của Tổng thống Mỹ, George W. Bush. Thay vào đó, mục tiêu của Barton lại nằm ở nơi khác. Chủ đề nhất quán trong xuyên suốt câu chuyện của ông là bản cáo trạng nghiêm khắc về hoạt động tình báo của đồng minh thân cận nhất của Australia. Cách viết của Barton đã đưa ra quan điểm về cách mà năng lực tình báo của CIA đã bị bóp méo như thế nào do phản ứng quá mức trước áp lực chính trị.
3. Trải nghiệm gây chấn động đầu tiên của Rod Barton về tình báo CIA đã xảy ra ngay từ đầu trong sự nghiệp của ông. Trong những báo cáo giữa năm 1981 nổi lên từ Lào và Campuchia đề cập đến một chứng bệnh được gây ra bởi “mưa vàng”. Phân tích của CIA chỉ ra rằng đó là do một tác nhân hóa học mà Liên Xô cung cấp cho các đồng minh, dẫn đến việc Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Alexander Haig đã lên tiếng cáo buộc Liên Xô đang tiến hành chiến tranh hóa học. Vậy nhưng với các nhà điều tra Australia (do Rod Barton dẫn đầu) thì dữ liệu còn thiếu sót: các báo cáo về bệnh lạ không nhất quán và không khớp với loại độc tố nấm mốc do CIA đã xác định được trong các mẫu. Trong báo cáo của các nhà khoa học Australia tại thời điểm đó, ông Rod Barton và một đồng nghiệp đã kết luận rằng “Không có chiến tranh hóa học ở Đông Dương. CIA đã mắc sai lầm chết người”.
Ông Barton giải thích: “Những con ong thường đi vệ sinh thành đàn, phân chúng rơi xuống đất ở dạng giọt dính như nước mưa. Vì nguồn thức ăn chính của ong là phấn hoa nên chất thải của chúng có màu vàng. Đó thật sự là thứ mà CIA đã thu thập từ phân ong khô, một trong số đó đã bị mốc, có lẽ vì đang trong quá trình vận chuyển nên đã bị nhiễm một lượng nhỏ chất độc”. Barton quả quyết rằng sai sót tình báo là do bị ảnh hưởng chính trị, hay nói cách khác là phân tích được định hình nhằm phù hợp với những điều kiện chính trị. Ông Barton cũng bị choáng khi CIA phản ứng với báo cáo của mình: một lá thư riêng gửi cho người đứng đầu JIO với ngôn từ chất vấn phân tích của Barton và buộc tội ông có “hành vi nghịch ngợm và tinh quái”. Sự xúc phạm rõ ràng đã đè nặng lên ông cho đến tận ngày nay.
Tại Iraq, khi hồi trống chiến tranh đang vang lên ngày một ồn ã, CIA phải chịu áp lực ngày một đè nặng trong việc phải tìm ra thứ mà họ được lệnh phải tìm thấy. Quả vậy, Tổng thống George W. Bush cùng Ngoại trưởng Colin Powell đã tuyên bố rằng Iraq không những tồn tại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà còn đặt ra mối đe dọa mới. Trái lại, Rod Barton thì bị thuyết phục khi nghĩ rằng người Iraq đã hủy phần lớn số vũ khí hủy diệt hàng loạt của họ, hay nói cách khác những gì còn tồn tại thì cũng quá hạn sử dụng, hoặc nói thẳng thì chương trình của Iraq không còn có thể gây thêm mối họa nào khác. Tuy nhiên Mỹ và Anh cáo buộc Iraq đang sở hữu những khả năng mà các thanh sát viên UN đặt dưới quyền nhà ngoại giao Hans Blix (và chính ông Barton cũng hoài nghi rằng bản thân người Iraq) cũng không hề biết đến.
Thậm chí ngay tại Nhóm khảo sát Iraq (ISG) “mọi thứ đều dựa trên niềm tin rằng có những thứ vũ khí được cất giấu ngoài kia và bọn họ phải tìm thấy chúng”. Tình thế tiến thoái lưỡng nan này đã khiến giám đốc đầu tiên của ISG (ông David Kay từng được đánh giá cao) phải bỏ việc. Tiếp đó là người kế nhiệm Charles Duelfer (ông Barton chứng kiến người này khi đứng cùng các nhân viên trước mặt giám đốc CIA khi đó là George Tenet và Tenet đã thẳng thừng tuyên bố: “Iraq đã giấu vũ khí ở đâu đó, và công việc của mấy người là phải tìm ra chúng!”. Khi nhớ lại câu chuyện về phân ong, ông Rod Barton chua chát: “Một lần nữa chính trị được ưu tiên hơn những phát hiện tình báo”. Hóa ra tình báo đã sai. Không có vũ khí hủy diệt hàng loạt nào - hoặc không còn nữa.
Ông Rod Barton viết: “Chính các chính trị gia đã đưa ra quyết định tham chiến, song chính sự thất bại nặng nề của tình báo CIA đã tạo điều kiện cho bi kịch xảy ra. Theo quan điểm của tôi, CIA cũng có tội như những bậc thầy chính trị của họ”. Chỉ riêng bài học này thôi đã đáng giá bằng cả cuốn sách. Tài liệu của điệp viên khoa học Rod Barton có lẽ là tác giả người Australia viết hay nhất về đề tài phát triển vũ khí của Iraq. Đối thủ nặng ký của ông Barton có lẽ là nhà ngoại giao Richard Butler, người đã tiếp bước ông Rolf Ekéus để trở thành người đứng đầu Ủy ban đặc biệt của Liên hợp quốc (UNSCOM); và mặc dù sự tham gia của ông Barton diễn ra ở mức độ thấp hơn nhưng trong khoảng thời gian dài hơn cũng như mang đến cho ông nhiều trải nghiệm thực tế gây tranh cãi hơn. Điều kỳ lạ là ông Barton không một dòng nào đề cập đến ông Butler.
Mặc dù vậy vẫn chưa thể rõ ràng làm thế nào mà một nhân viên tình báo người đã kinh qua phần lớn các vị trí cấp cao trong hệ thống Australia và hoạt động trong các mạng lưới quốc tế tinh hoa, lại có thể viết bất kỳ loại hồi ký nào. Nói cho công bằng thì phần lớn công việc của ông đều liên quan đến UN, ở Mogadishu cũng như ở Iraq, và theo định nghĩa thì tất cả các hoạt động và báo cáo của Barton đều được công khai. Như như cách Barton thừa nhận thì ông đã làm việc cho tình báo Australia cho phần lớn thời gian và vẫn bị ràng buộc bởi đạo Luật các bí mật chính thức (OSA). Chẳng hạn như cuốn hồi ký xuất bản năm 1994 của Thủ tướng Bob Hawke cho thấy phần nhiều sự đắn đo khi ông nhận được các báo cáo tình báo tại thời điểm đó.
Mặc dù câu chuyện của Barton không có cái nhìn tiêu cực về Hawke, nhưng Tôi (tác giả Stephen Mills) cho rằng có Thủ tướng khó mà chấp thuận thảo luận về những cuộc họp giao ban cực kỳ bí mật của ông ấy. Tôi nghi ngờ rằng việc trình bày chính xác hơn về mối đe dọa hạt nhân của Iraq sẽ cản được Hawke - người quyết định không xoa dịu kẻ xâm lược.