Căng thẳng quanh những trầm tích dầu khí ở đông Địa Trung Hải
Trong nhiều thập niên, dường như phần đông các quốc gia ở phía đông Địa Trung Hải (bao gồm Liban, Israel và một số vùng thuộc Syria và Thổ Nhĩ Kỳ), ít hoặc không chia sẻ các nguồn năng lượng dồi dào của Trung Đông. Nhưng, trong vài năm qua, những mỏ dầu khí được phát hiện ngoài khơi có vẻ sẽ mở ra những khả năng kinh tế mới. Trong tương lai, những mỏ này cũng sẽ dẫn đến sự xác định lại những mối quan hệ chiến lược. Báo cáo của Cục Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) năm 2010 ước tính có khoảng 3.455 tỉ m3 khí đốt và 1,7 tỉ thùng dầu ở ngoài khơi Israel, Dải Gaza, đảo quốc Cyprus, Syria và Liban.
Tháng 12/2012, cuộc khảo sát địa chấn trong vùng nước Liban cho thấy có các mỏ khí đốt khổng lồ dưới đáy biển với giá trị tiềm tàng ước khoảng 850 triệu m3. Những trầm tích dầu khí mới phát hiện ở ngoài khơi có thể giúp đất nước thoát khỏi nền kinh tế yếu kém, nơi có tỷ lệ nợ công so với GDP thuộc hàng cao nhất thế giới.
Tháng 4 vừa qua, Liban cũng vừa mới công khai tên của một số công ty dầu khí quốc tế tham gia đấu thầu giành quyền khai thác ở ngoài khơi nước này - bao gồm những tập đoàn khổng lồ như Exxon Mobil, Shell, Chevron và Total. Dự tính công cuộc khoan thăm dò sẽ bắt đầu tiến hành vào năm 2015 hay 2016.
Nhưng Liban vẫn chậm chân hơn so với các quốc gia láng giềng. Thậm chí Cộng hòa Cyprus, dù mới đây gặp phải những vấn đề kinh tế, cũng đã ký kết với các công ty nước ngoài để tiến hành khoan thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Và trong tháng 4 vừa qua, Israel đã bắt đầu bơm khí đốt từ mỏ Tamar mới được khám phá năm 2009 của nước này. Chính quyền Israel cũng có kế hoạch phát triển trữ lượng mỏ khí đốt Leviathan khổng lồ chứa hàng trăm triệu mét khối.
![]() |
Giàn khoan dầu khí hoạt động ở mỏ Tamar nằm cách bờ biển Israel 25km. |
Trong tương lai, dầu khí Israel được xuất khẩu đến Thổ Nhĩ Kỳ sau khi quan hệ ngoại giao của hai nước được phục hồi vào tháng 4 vừa qua và cả Ai Cập (nhu cầu năng lượng của nước này cũng đang ngày một tăng). Trước đây, Israel và Jordan phải nhập khẩu dầu khí Ai Cập qua đường ống dẫn dầu ở bán đảo Sinai. Tuy nhiên, đường ống này thường xuyên hứng chịu những cuộc tấn công liên tiếp trong vòng 2 năm qua. Israel và Liban thực tế vẫn còn đang trong tình trạng chiến tranh, hai quốc gia này đang căng thẳng về đường ranh giới biển vốn chưa được phân định rạch ròi.
Bên cạnh đó, cuộc nội chiến ở Syria không chỉ làm gián đoạn việc khai thác trữ lượng dầu khí ở ngoài khơi nước này mà còn gây cản trở cho sự phát triển các mỏ dầu khí của Liban khi bạo lực đã vượt khỏi biên giới