Châu Âu và Nga hợp tác phóng tàu không gian có người lái
Hình ảnh chính thức đầu tiên về con tàu vũ trụ có người lái theo thỏa thuận hợp tác giữa châu Âu và Nga vừa được tiết lộ. Con tàu vũ trụ mới, được thiết kế để chở 4 người từ mặt đất bay lên sao Hỏa, hiện trở thành đối thủ của hệ thống tàu vũ trụ của Mỹ US Ares/Orion. Trong khi thay thế cho con tàu Soyus hiện được Nga sử dụng, nó sẽ cho phép châu Âu tham gia trực tiếp trong hoạt động vận chuyển phi hành gia vũ trụ.
Không như những con tàu vũ trụ có phi hành gia vũ trụ trước đây, nó sẽ sử dụng hệ thống đẩy kéo để tạo sự êm ái trong khi đáp xuống trở lại bề mặt trái đất. Nhà thiết kế đồ họa của Hàng không vũ trụ Nga chính là người tạo ra hình mẫu tàu vũ trụ mới dựa trên 1 thiết kế được công bố bởi nhà sản xuất Nga RKK Energia tại Hội chợ Triển lãm Hàng không Farnborough hồi trung tuần tháng 7/2008.
Trên một số phương diện, con tàu này tương tự như tàu không gian Orion thế hệ kế tiếp của Mỹ. Với trọng lượng 18-20 tấn, con tàu vũ trụ châu Âu - Nga có thể chở 6 nhà phi hành vũ trụ vào quỹ đạo cận địa cầu, và 4 phi hành gia nhận sứ mệnh vào quỹ đạo. Một trong những đặc trưng khác thường nhất của con tàu này là hệ thống đẩy kéo và thiết bị đáp nằm ở phần bên dưới con tàu.
Ông Zak cho biết con tàu mới sẽ sử dụng các động cơ ấy để đáp xuống bề mặt trái đất nhẹ nhàng hơn sau khi vất vả quay trở lại bầu khí quyển của chúng ta. Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) bắt đầu đàm phán với đối tác Nga Roscosmos về sự hợp tác chặt chẽ với dự án Hệ thống Vận chuyển phi hành gia không gian (CSTS) kể từ năm 2006.
Ông Zak cho biết: “Nếu ESA và RSA (Cơ quan Vũ trụ Nga) đạt được thỏa thuận, châu Âu sẽ cung ứng môđun dịch vụ của con tàu vũ trụ hợp tác đó”. Môđun dịch vụ này sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến – chẳng hạn hệ thống lực đẩy – phát triển dành riêng cho ATV của châu Âu. ATV là viết tắt của phương tiện chuyển tải tự động, một loại toa chở hàng không người lái mới đây được gửi để tái cung ứng cho Trạm Không gian quốc tế ISS.
Nga sẽ phải cung cấp hệ thống phóng cho tàu vũ trụ có người lái mới, có thể là một động cơ hoàn toàn mới mà cũng có thể là sự cải tiến một tên lửa hiện hành. Theo ông Zak, trong những lần đàm phán với châu Âu, Nga trước sau vẫn khẳng định mọi dự án phóng tàu vũ trụ có người lái trong tương lai đều thực hiện tại Vostochny, trạm hàng không vũ trụ mới được phát triển tại khu vực miền Đông Amur của nước Nga. Chính phủ Nga muốn bấm nút phóng tàu vũ trụ có người lái đầu tiên tại đó vào năm 2018.
Còn hiện tại, tất cả tàu Soyus có người lái đều được phóng lên từ Trạm hàng không vũ trụ Baikonur ở