Chiều cao của các nhà du hành vũ trụ trong tương lai sẽ như thế nào?

Thứ Hai, 15/10/2007, 20:30
Báo giới Mỹ cho rằng, từ nay, khi  tuyển chọn nhà du hành vũ trụ, NASA sẽ có xu hướng chọn nữ giới hoặc nam có chiều cao tương đối, ví dụ, diễn viên nổi tiếng Mỹ Tom Cruise có chiều cao 1,7m sẽ thỏa mãn được điều kiện này. Mặc dù chiều cao trung bình của người Mỹ ngày một tăng nhưng một nhóm người Mỹ đặc biệt - đó chính là các phi hành gia lại có xu hướng thấp dần.

Từ sau chuyến bay thử vào vũ trụ năm 1981, hầu hết các phi hành gia vũ trụ Mỹ đều có chiều cao khoảng trên dưới 1,8m, người cao nhất không quá 1,93m.

Nhưng cùng với sự lỗi thời của thế hệ máy bay cỡ lớn truyền thống, thế hệ phi hành gia trong tương lai sẽ phải thích ứng với các loại máy bay mới có không gian hẹp. Theo suy đoán, những người có chiều cao từ 1,7m đến 1,75m sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.

Theo thông tin mới được tiết lộ trên tờ Time (Anh) thì, người phụ trách NASA gần đây đã chứng thực, do khoang lái của tàu “Orion” đang được thiết kế khá nhỏ so với các loại tàu sắp được loại bỏ, nên NASA đang xem xét và đưa ra tiêu chuẩn mới về chiều cao đối với các phi hành gia.

Hiện nay, loại tàu vũ trụ mà NASA sử dụng có hình dáng gần giống với các loại máy bay thông thường với chiều dài khoảng 37m, trong khi thế hệ tàu bay mới sẽ có hình cầu, đường kính nhỏ hơn chỉ vào khoảng 5m.

Từ sau chuyến bay thử đầu tiên vào vũ trụ năm 1981 đến nay, khi tuyển chọn phi hành gia, NASA chỉ đưa ra những hạn chế về chiều cao. Thế hệ phi hành gia mới nhất của NASA được tuyển chọn năm 2003, khi đó giới hạn về chiều cao đối với các phi hành gia là 1,49m - 1,93m.

Tuy nhiên, những người đang dự tuyển không chỉ phải đối mặt với những hạn chế về chiều cao, mà còn phải đối mặt với hạn chế về cân nặng và chiều cao khi ngồi. Căn cứ theo tiêu chuẩn mà hai hãng chế tạo tàu vũ trụ “Orion” và Lookhed Martin đưa ra, thì chiều cao tốt nhất của các phi hành viên nên vào khoảng từ 1,7m đến 1,75m.

Có điều quy định này sẽ không được áp dụng cho các hành khách du lịch vũ trụ. Từ năm 2009, tất cả những người bình thường đều có thể có cơ hội đi du lịch vũ trụ trên con tàu “Spaceship Enterprise” của Tập đoàn “Virgin” Anh quốc với giá 100.000 Bảng Anh.

Tàu Orion của Mỹ.

Cùng lúc, NASA cũng bắt đầu cải tiến về thiết kế cho các tàu du hành vũ trụ của mình, xu hướng chung là chúng ngày càng nhỏ đi. Bề ngoài, tàu “Orion” trông không có gì khác biệt so với tàu “Appolo” thập niên 60 của thế kỷ XX, đồng thời nó cũng dựa vào tên lửa đẩy như truyền thống để bay vào vũ trụ.

Tuy sử dụng kỹ thuật cũ nhưng NASA và Công ty Lookhed Martin lại có ý định biến con tàu “Orion” thành tàu vũ trụ có hiệu quả sử dụng nhiên liệu cao nhất trong lịch sử thám hiểm vũ trụ.

Một kỹ sư của Công ty Lookhed Martin cho biết: “Những phi hành gia có thân hình cao lớn sẽ gặp thuận lợi nhiều hơn trong việc đi lại trong không gian, vì khi di chuyển cần có thể trọng lớn. Nhưng khi lên mặt trăng hoặc sao Hỏa, chúng ta cần một nhóm gồm 4 người, trong trường hợp đó, mỗi phi hành viên chỉ cần cao thêm 1 inch sẽ phải tiêu tốn thêm một phần năng lượng”.

Trong lịch sử, các phi hành gia Mỹ đều tương đối cao. Ví dụ như Chark Benchuck Yeager nhân viên bay thử đã thành công khi vượt qua bức tường âm thanh có chiều cao cơ thể là 1,88m.

Phi hành gia Mỹ đầu tiên bay vào không gian năm 1961 Alan Shepard cũng có chiều cao cơ thể là 1,8m. 8 năm sau, Neil Amstrong - người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng cao 1,75m, còn Buzz Aldrin người đồng hành với anh cũng cao 1,78m.

Trong khi đó, đối thủ chính của Mỹ trong thời kỳ cạnh tranh thám hiểm vũ trụ là Liên Xô lại sử dụng loại tàu vũ trụ khá nhỏ. Chính do nguyên nhân này mà trong quá trình lựa chọn phi hành gia, Liên Xô cũng phải xem xét đến vấn đề chiều cao: Gagarin, phi hành gia Liên Xô, người đầu tiên bay vào vũ trụ năm 1961 chỉ cao 1,57m

Vũ Hạ (theo Time)
.
.