Cuộc thử nghiệm vũ khí Laze trên máy bay phản lực

Thứ Tư, 14/05/2008, 10:45

Khi tạo ra được điện bằng những khí xả của một máy bay siêu âm, lực lượng Không quân Mỹ có một bước tiến lớn tới vũ khí lợi hại từng mơ ước đó là vũ khí laze gắn trên máy bay. Liệu việc làm này có khả thi?

Một máy bay siêu âm có thể đến bất cứ điểm nào trên địa cầu trong 2 giờ và phá các mục tiêu trên mặt đất  bằng các tia laze, hạ các máy bay cả những vệ tinh thù địch... Đó là vũ khí tuyệt đối trên không mà lực lượng Không quân Mỹ mơ ước và đi sâu nghiên cứu từ những thập niên trước.

Điều viển vông đang trở thành hiện thực, sau cuộc thử nghiệm tiến hành tháng 12/2006 ở Liên hiệp Trung tâm nghiên cứu các công nghệ. Tiết lộ về sự kiện này cho thấy: lần đầu tiên trên thế giới, các kỹ sư đã tạo ra được điện, từ khí xả ra của một máy bay siêu âm. Một bước tiến ly kỳ nhằm ngày nào đó, tiếp liệu cho một súng đại bác laze mang theo máy bay.

Muốn hiểu kỳ tích của các nhà nghiên cứu Mỹ phải biết rằng một “tia tử thần” như thế rất tốn điện: cần có khoảng 10 MW để cho tia đó vận hành. Nhưng, cho đến nay không có một đơn vị sản xuất nào với công suất như vậy thỏa mãn được những đòi hỏi về khối lượng và thể tích riêng của hàng không...

Lực lượng Không quân Mỹ đã tin chắc vào một máy phát nhỏ từ kidro - động lực học (hoặc máy phát MHD), tạo ra dòng điện, từ sự chuyển động của một chất lỏng dẫn điện trong một từ trường.

Cũng như một máy phát điện chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện, máy phát MHD chuyển đổi động năng của chất lỏng thành điện. Nhưng nếu nguyên lý của công nghệ MHD đã được biết từ khi khám phá ra sự cảm ứng điện từ, ở thế kỷ XIX, thì còn phải chế ngự được công nghệ đó.

Một sự thử thách thực sự, các nhà vật lý học thế giới tin vào MHD để tạo ra những lượng điện lớn và đã thất bại... “Lực lượng Không quân Mỹ đã ngừng mọi sự nghiên cứu về MHD cách đây 30 năm”, John Lineberry, Chủ tịch Hiệp hội LyTecc (từng nghĩ ra máy phát được thử nghiệm) xác nhận. NASA và USAF cách đây khoảng 10 năm đã tung ra một chương trình nghiên cứu đầy tham vọng trên các máy bay siêu âm, như X-43A, có khả năng đạt tới tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh.

Đơn giản: các khí thoát ra từ siêu động cơ phản lực thẳng-động cơ cho phép các máy bay trong tương lai bay với tốc độ giữa Mach 5 và Mach 15 (5 lần và 15 lần tốc độ âm thanh), tạo ra một chất lỏng chan chứa... động năng!

Như vậy, các nhà nghiên cứu đã định chứng minh rằng những khí đó là những chất lỏng tuyệt hảo cho máy phát MHD. Những máy bay đó hiện nay chỉ là những nguyên mẫu thu nhỏ. Thử nghiệm đã thực hiện ở mặt đất trên một bệ thử cho phép phóng, nhờ có một quạt gió những tốc độ  trôi qua tương đương với Mach 8 và cho phép nghiên cứu sự cháy của nhiên liệu trong siêu động cơ phản lực thẳng.

Nếu các kỹ sư tin như vậy vào các khí xả ra thì chính là do khí đó có một tốc độ gần 2.000m mỗi giây, bởi vì sự cháy trong siêu động cơ phản lực thẳng chính nó cũng có tốc độ siêu âm điều độ biểu thị một mỏ động năng lớn lao. Ngoài ra, nhiệt độ của chúng vượt qua 2.000oC: bằng cách thụt vào một hỗn hợp kali và natri dễ dàng ion hóa, các khí được tống ra khỏi động cơ phản lực ở trạng thái dịch tương, tập hợp những hạt trung tính, ion dương và điện tử.

Do vậy, dịch tương dẫn điện, cho phép từ đó tách ra dòng điện bằng cảm ứng điện từ.

Laze trên máy bay phản lực, muốn đạt 10MW mong muốn, còn phải chứng minh rằng công nghệ vận hành được ở tầm cỡ thực tế, chứ không phải trên một siêu động cơ phản lực thẳng nhỏ xíu.

John Lineberry nói rõ: “Giai đoạn mới này đặt ra hai vấn đề chính: Thứ nhất, các kích thước của máy phát tương lai phải có một ống dài 1,5m và rộng 50cm. Thứ hai, điện dung của nam châm phải đưa lên 4 tesla”. Thiết bị sau cũng phải nặng 1,7 tấn, riêng nam châm phải 1,2 tấn.

Các chuyên gia còn nghi ngờ về chuyến bay siêu âm. Đây là một sự chứng minh về nguyên lý, Paul Kuentzmann, cố vấn cao cấp ở Onera (Trung tâm Pháp nghiên cứu hàng không vũ trụ) nói một cách dè dặt. Mang theo những bôbin siêu dẫn có khả năng tạo ra từ trường cần thiết cho sự khai thác có hiệu quả năng lượng, lúc này là chưa đạt được về một công nghệ. Thậm chí còn mơ hồ...

Đây là một kết quả rất khích lệ, nhưng các hiệu quả điện từ ứng lên các dụng cụ mang theo cũng còn phải chế ngự, Christophe Laux, chuyên gia những dịch tượng ở Trường trung ương Paris, nói thêm. Hơn nữa, sử khai thác 10MW công suất có rủi ro làm rối loạn mạnh sự đẩy dụng cụ và làm cho nó mất thăng bằng.

Các tác giả chỉ ra rằng việc khai thác 15KW không làm rối loạn sự đẩy dụng cụ chứng minh, nhưng không thể ngoại suy có kết quả trên một dụng cụ thật. Theo sự thừa nhận của John Lineberry, các thử nghiệm để bay lên không thể trông chờ trước khoảng 10 năm. Liệu có giữ được lời hứa không? Lực lượng Không quân Mỹ muốn tin tưởng vào lời hứa đó.

Trên giấy, công suất khai thác được là khổng lồ: Các máy phát MHD về lý thuyết, có thể đạt một tỉ trọng năng lượng nhiều trăm megaoat mỗi mét khối, René Thibodeaux ước lượng. Không có một công nghệ khác nào, ngoài hạt nhân, cơ thể cạnh tranh với MHD trên các máy bay siêu âm mang theo những vũ khí có năng lượng quản lý được. Điều đó cho thấy phải có khoảng 10 năm nghiên cứu và khoản tài trợ 10 tỉ USD. Nếu không, phức hợp công nghệ MHD một lần nữa thất bại và lại rơi vào sự quên lãng

Nguyễn Văn Thiêm (Theo Science & Vic thang)
.
.