Cuộc “tìm đường” của những nghệ nhân
Giáo sư Ngô Đức Thịnh. |
Quy trình để xét tặng danh hiệu là cả một câu chuyện dài. Thậm chí danh sách hồ sơ của các di sản phi vật thể cần được bảo vệ của Việt Nam đang đệ trình lên UNESCO cũng đang… dài dài. Nhưng bên cạnh những mục tiêu đang hướng tới thì các loại hình di sản đã được công nhận và các nghệ nhân vẫn đang mày mò tự tìm cho mình một con đường tồn tại, khẳng định (chứ chưa nói vươn ra thế giới). Vậy, họ thực sự đang sống thế nào trong “vùng di sản” đã được vinh danh… Điều này không phải ai cũng thực sự tỏ tường…
Tôi tìm đến đền Quan Đế (28 Hàng Buồm, Hà Nội), nơi mà câu lạc bộ (CLB) Ca trù Thăng Long biểu diễn miễn phí cho người Việt (chỉ thu phí với người nước ngoài) đều đặn vào các tối thứ 6, thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Chủ nhiệm CLB Ca trù Thăng Long, ca nương Phạm Thị Huệ tất tả với vừa đón khách, vừa biểu diễn, vừa nhắc nhở lịch biểu diễn cho các em học sinh của mình.
Được coi là một trong những người được truyền dạy và được tiếp nối ca trù từ những nghệ nhân cuối cùng của ca trù Việt Nam, ca nương Phạm Thị Huệ đến với ca trù từ năm 1992 qua băng cátxét của nghệ nhân Quách Thị Hồ, giọng hát của cụ và những âm luật quá đặc biệt của ca trù khiến Phạm Thị Huệ muốn khám phá, học hỏi môn nghệ thuật này. Sau này có cơ hội chị đã được gặp nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc và nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, chị đã cố gắng nắm, học hỏi bộ môn nghệ thuật dân gian này bây giờ có cơ hội truyền đạt lại cho các bạn trẻ.
Với mong muốn giữ gìn lòng yêu ca trù trong dòng dõi con cháu nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc cũng như những học trò của mình tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, chị Huệ đã thành lập CLB Ca trù Thăng Long (từ tháng 4/2014).
Hiện nay CLB Ca trù Thăng Long đã có 13 thành viên. Vì hầu hết các em ở làng ca trù Ứng Hòa, hơn nữa còn trong độ tuổi đi học nên mỗi tuần chị Huệ đều đặn đi xe về tận làng để dạy lại cho các em. Các tối thứ 6, thứ 7, chủ nhật các em được cha mẹ chở tới đền Quan Đế để biểu diễn. Ngoài ra, CLB Ca trù Thăng Long cũng có những canh hát đặt riêng biểu diễn hàng tuần tại 28 Hàng Buồm vào 20h thứ 3, 5, 6, 7, chủ nhật. Khi được hỏi về thu nhập, chị Huệ cười buồn chia sẻ, thu nhập không ổn định do địa điểm biểu diễn không cố định, thường xuyên phải thay đổi, không có kinh phí đầu tư nên còn ít người biết đến.
Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ và ca nương Phạm Thị Huệ. |
Vào thời điểm đó tôi mới thực sự hiểu rằng cụ là người thầy, người bạn tri âm tri kỷ và là người đồng cảm với tôi nhất. Nếu không có niềm đam mê thì chúng tôi không thể nào đi trọn chặng đường với ca trù. Cho đến bây giờ, các em nhỏ đều do yêu thích ca trù, dù cátsê ít ỏi, thậm chí có lúc vắng khách không có cátsê, nhưng vì niềm đam mê, yêu thích các em đã có ý thức gìn giữ như một phần trách nhiệm với nghề. Nhờ đó mà trong Liên hoan Ca trù Toàn quốc năm 2014 chúng tôi đã giành được giải thưởng Bạc, Đồng, Kép đàn xuất sắc, và đó cũng là những phần thưởng mà chúng tôi cảm thấy tự hào.
Dĩ nhiên, có một điều khiến chúng tôi cảm thấy buồn là dù ca trù đã được vinh danh là Di sản văn hóa Phi vật thể đã khá lâu và trong tình trạng khẩn cấp song các nhóm ca trù trên địa bàn Hà Nội vẫn đang phải tự hoạt động và kiếm sống, vừa để bảo vệ nghề cũng là nuôi dưỡng niềm đam mê của mình. Tôi với tư cách là Chủ nhiệm CLB Ca trù Thăng Long rất mong nhà nước đầu tư cho ca trù một nhà hát và có sự bảo trợ của nhà nước để môn nghệ thuật này được lưu truyền và đem đến những thú vị cho người dân Việt Nam cũng như vươn ra thế giới.
Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, một người được coi là tìm đường để “giải mã” cho Cồng chiêng Tây Nguyên nhiều người nhớ anh bởi những công sức mà anh đã đóng góp cho hồ sơ nghiên cứu về Cồng chiêng Tây Nguyên đợt anh tham gia cùng Ban soạn thảo dự án Văn hóa phi vật thể nhân loại để trình UNESCO. Đối với nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, ngày 7/5/2004 là một ngày có nhiều duyên nợ, khi anh rời mảnh đất Hà thành phồn hoa với cuộc sống đủ đầy ấm áp bên gia đình vào Tây Nguyên hoang dã và nhiều nắng gió để nghiên cứu, trước mắt là làm tổng phổ cho nhạc cồng chiêng.
Hát xoan Phú Thọ, di sản trong tình trạng khẩn cấp. |
Anh chia sẻ rằng, hiện tại ca trù đang nằm trong danh sách 1 trong 2 di sản cần bảo vệ khẩn cấp, nghệ nhân thực thụ của dòng nhạc dân gian này cũng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay (còn hai nghệ nhân tuổi ngoài 80 là Võ Thị Kim Đức, Nguyễn Phú Đẹ), chính vì thế, thời gian gần đây, anh đang làm việc cật lực để làm một chương trình về nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ để giữ lại và tôn vinh ông.
Nói về công việc của mình, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền chia sẻ: “Nếu mình không làm thì không ai làm cả, với tâm huyết của một người làm nghệ thuật dân tộc thì tôi cảm thấy vô cùng bức thiết để ghi lại những gì mà cụ còn có thể truyền lại cho con cháu, chứ như nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, bây giờ cụ mất đi rồi mới thấy tiếc vì không giữ lại được điều gì cả. Để làm được điều này, tôi tự bỏ công sức tiền của để làm, không có sự hậu thuẫn nào và cả tháng trời nay tôi thức trắng đêm để có thể hoàn thành tốt được một chương trình để tôn vinh cụ”.
Thực tế, trong mỗi hồ sơ đệ trình lên UNESCO để đề nghị được tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể, đều có các chương trình, mục tiêu hành động của di sản sau khi được phong tặng danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, nhưng dường như, những điều đó chỉ nằm trên giấy tờ, chứ chưa đi vào thực tiễn áp dụng cho các di sản nói chung và các nghệ nhân nói riêng.
Một buổi biểu diễn của CLB Ca trù Thăng Long. |
Chẳng hạn như ca trù, chúng ta hứa 3 năm sẽ cho ra khỏi tình trạng khẩn cấp, thì đến nay đã hơn 3 năm rồi nhưng vẫn đang ở trong tình trạng khẩn cấp. Tôi cho rằng, đã nói đến di sản văn hoá phi vật thể là nói đến nghệ nhân nếu không muốn nói, với tư cách nào đó thì họ là chủ thể văn hóa, vì vậy muốn bảo tồn tôn tạo tốt di sản thì phải có chính sách cho nghệ nhân đó là nguyên lý.
Đã mấy chục năm nay cho đến năm nay, chúng ta mới có nghị định phong tặng danh hiệu cho nghệ nhân. Điều này là một sự thiệt thòi lớn cho bao nhiêu thế hệ các nghệ nhân. Thực sự không phải chúng ta không làm được, mà là không muốn làm hoặc làm chưa đến nơi đến chốn. Theo tôi biết thì ngày 25-12 này kết thúc đợt nhận hồ sơ xét tặng, nhưng sẽ phải gia hạn thêm thời gian vì cho đến nay một số tỉnh vẫn chưa tổ chức xét ở cấp địa phương. Điều này chứng tỏ nhận thức của chúng ta về bảo tồn về di sản văn hoá phi vật thể vẫn chưa tới nơi. Tôi còn nhớ, năm 2001 tôi làm bộ sử thi Tây Nguyên, 100 tác phẩm chia làm 70 tập, có những tác phẩm, hai tập của nó đã tới 2.000 trang.
May mắn là chúng tôi đã gặp được rất nhiều nghệ nhân để ghi chép lại tất cả phần truyền khẩu của họ, đầu óc họ thực sự là thiên tài. Nhưng có một sự cố thời điểm chúng tôi đến làm ở Bình Phước, chúng tôi ở cùng các nghệ nhân cả tháng trời, trời thì mưa, băng ghi âm thì hết, trước hôm về có 3 cụ trong làng bên cạnh nói với chúng tôi là thuộc sử thi nhưng băng không còn nữa chúng tôi đành khất cụ lần sau là quay lại, chỉ độ hơn hai tháng sau chúng tôi quay lại thì 2 cụ đã mất, còn mỗi một cụ. Chúng tôi ân hận mãi vì không biết cách tìm về sớm hơn, vì những người ra đi kia chính là những người đã mang đi vĩnh viễn sử thi ,văn hóa dân tộc. Mà giữ lại được, đôi khi là mình đã giữ được cả một kho tàng văn hoá.
Tôi vẫn nhớ, trong một cuộc Hội nghị về văn hóa và phát triển do UNESCO tổ chức, lần ấy nghệ nhân Quách Thị Hồ còn sống, cụ ngồi trên xe lăn là hát. Khi cụ hát xong thì bỗng dưng bà Viện trưởng Viện Nghệ thuật người Ấn Độ đã cúi xuống hôn chân cụ Quách Thị Hồ để tỏ lòng khâm phục trước tài năng của cụ.
Nói như vậy để thấy, chúng ta không thể có một chế độ đãi ngộ nghệ nhân như các quốc gia phát triển, nhưng thay vì cứ đi tìm, đi vinh danh những cái mới thì những cái đã được vinh danh chúng ta cần phải làm thật tốt để giữ gìn những báu vật sống của nhân loại...