Cuộc triển lãm về máy bay và tàu vũ trụ đã đi vào lịch sử

Thứ Hai, 02/06/2008, 14:30

Đức đã lên kế hoạch tổ chức thường xuyên triển lãm mang tên "Apollo and Beyond" về những chiếc máy bay và tàu con thoi từng rất nổi tiếng một thời. Một chương trình hấp dẫn được xây dựng vào mùa hè này hứa hẹn sẽ mang đến cho khách tham quan những cảm giác thú vị và hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử phát triển vũ trụ của loài người.

Sau khi sưu tập được máy bay Concord của Nga (Tupolev 144), máy bay Concord của Pháp, máy bay Jumbo Jet, cuộc thương thảo thành công về việc mua lại tàu con thoi Analog Buran của Nga hoạt động từ thời Liên bang Xôviết là điểm nhấn trọng tâm cho triển lãm “Apollo and Beyond”.

Ngoài các vệ tinh nhân tạo, máy bay, bảo tàng còn cho trưng bày nhiều thiết bị thông thường gắn bó với nghề nghiệp của các phi hành gia như quần áo vũ trụ, lương thực thường dùng trên trạm ISS... một tàu con thoi từng thực hiện nhiều sứ mạng lịch sử như Analog Buran (thường được gọi tắt là Buran) xuất hiện trong buổi triển lãm sẽ hấp dẫn người xem hơn rất nhiều. Và bảo tàng Technik Museum Speyer ở tây nam nước Đức sẽ là ngôi nhà cuối cùng của Buran trong suốt quãng đời còn lại.

Bảo tàng Technik Museum Speyer là tổ chức phi lợi nhuận với nhiều chi nhánh trên khắp thế giới có nhiệm vụ bảo vệ giá trị công nghệ, văn hóa cho các thế hệ sau đồng thời hỗ trợ và khuyến khích phát triển công nghệ. Trong nhiều năm qua, bảo tàng đã để ý đến tàu con thoi Buran và chờ cơ hội để sở hữu con tàu nổi tiếng thế giới này.

Technik Museum Speyer đang xây dựng một khu nhà mới cao 22m và có diện tích 9.000 m² để phục vụ triển lãm công nghiệp vũ trụ. Ngay khi khánh thành khu nhà, Buran sẽ được đưa đến. Mọi chi tiết như cánh, bộ phận tiếp đất, dụng cụ máy móc, đuôi lái... sẽ được lắp hoàn thiện phục vụ cho từng đợt triển lãm.

Buran, trong tiếng Nga có nghĩa là bão tuyết trên thảo nguyên, Liên Xô chế tạo gần giống với tàu vũ trụ của Mỹ, cao 17m, dài 340m. Chuyến bay đầu tiên của Buran là vào năm 1977. Buran là một trong rất nhiều mẫu thử nghiệm thuộc chương trình tàu vũ trụ sử dụng nhiều lần của Liên Xô. Trong khoảng thời gian từ 1985 đến 1988, Buran đã thực hiện được 25 chuyến bay vòng quanh quỹ đạo. Buran chính thức nhận quyết định “nghỉ hưu” khi Liên Xô tan vỡ.

Bắt đầu từ đây, cuộc đời của Buran bước sang một trang mới đầy lận đận và sóng gió. Sau một thập niên “nằm đắp chiếu”, Buran được một nhóm doanh nghiệp Australia mua lại để trưng bày trong mùa Thế vận hội hè Sydney năm 2000 và dự kiến sẽ đưa Buran đi lưu diễn. Tuy nhiên, số tiền thu được từ vé bán ra quá ít nên kế hoạch lưu diễn bị phá sản. Thế là Buran phải chịu cảnh lếch thếch thêm một năm nữa trước khi được một công ty mua lại và chuyển về Bahrain. T

ại đây, Buran cũng trở thành vật triển lãm cho Liên hoan hè 2002. Đây là thời gian nổ ra một cuộc tranh cãi về mặt pháp lý giữa Bahrain và những người Nga từng sản xuất ra chiếc tàu con thoi rất nổi tiếng này. Nhưng nhân vật trung tâm nằm giữa các cuộc giằng co lại phải chịu năm năm nữa trong tình trạng tàn tạ.

Cuối cùng, người Đức đã giang tay giải cứu Buran. Theo đường sông, tàu con thoi Buran được chở về bảo tàng Speyer bằng thuyền. Trên đường đi qua kênh đào Suez, khe Gibraltar, Bồ Đào Nha, qua biển Manche tới cảng Rotterdam (Hà Lan), vì lý do vận chuyển và giữ an toàn, người ta phải tháo rời Buran.

Tuần qua, Buran đã về tới Rotterdam, nó được lắp ráp trở lại và đưa xuống xà lan, thực hiện chuyến đi cuối cùng men theo sông Rhin về Đức, hoàn thành chặng đường dài 620km. Những ai biết và yêu mến Buran đều mừng cho một kết thúc tốt đẹp đối với tàu con thoi nổi tiếng thế giới nà

G.K (Tổng hợp)
.
.