Đẳng cấp Trương Nghệ Mưu
Đẳng cấp vượt biên giới
Đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã nhận được rất nhiều lời ngợi khen của dư luận và giới chuyên môn sau thành công tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008. Và mọi người lại thấy tài năng của Trương Nghệ Mưu trong bộ phim "Vụ án 3 phát súng" (nhưng tên tiếng Anh lại là “A simple noodle story” - Một câu chuyện mỳ sợi đơn giản), thể loại phim kinh dị hài vừa phát sóng hôm 11/12/2009.
Giới chuyên môn từng đánh giá, bằng những hình ảnh thể hiện ở Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008, Trương Nghệ Mưu đã gửi một thông điệp tới thế giới. Dư luận cho rằng, Trương Nghệ Mưu đã tạo được sự bất ngờ bởi quy mô hoành tráng, mang đậm bản sắc văn hóa Trung Hoa khi Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 khai mạc hôm 8/8/2008.
Giới chuyên môn còn đánh giá, bằng tài năng và sự tinh tế, chỉ trong lễ khai mạc và bế mạc, Trương Nghệ Mưu đã khéo léo truyền bá văn hóa và nền văn minh Trung Hoa tới bạn bè khắp năm châu. Olympic Bắc Kinh 2008 là dịp để Trương Nghệ Mưu quảng bá với thế giới về sự xán lạn, rực rỡ của nền văn hóa 5.000 năm lịch sử, cũng như phong cách của Trung Quốc hiện nay, nhưng vẫn tôn vinh tinh thần Olympic. Dòng chảy của chữ Hán từ trước đến nay có thể gói gọn trong một câu - từ giáp cốt văn đến máy vi tính.
Trương Nghệ Mưu thành thật "khai báo", Olympic Bắc Kinh 2008 đã tiêu hao công sức của ông khá nhiều - Lễ khai mạc còn hơn cả một bộ phim. Nhiều người nói rằng, sau lễ khai mạc, bế mạc cùng màn pháo hoa ấn tượng tại Sân vận động Quốc gia Tổ Chim, cả thế giới đã biết tới danh tiếng của Trương Nghệ Mưu.
Có một chi tiết đáng quan tâm, đó là đúng thời điểm trình chiếu bộ phim “Hoàng Kim Giáp” (14/12/2006), Trương Nghệ Mưu cũng chính thức bắt tay chuẩn bị cho lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008. Trương Nghệ Mưu được Ủy ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh bổ nhiệm làm Tổng đạo diễn cho lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội ngày 17/4/2006.
Phương án của Trương Nghệ Mưu đã vượt qua 409 dự án của các đạo diễn trong và ngoài Trung Quốc. Trương Nghệ Mưu tiết lộ, ông đã gắn bó với Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 từ năm 2001 khi quay băng video để ăn mừng thành công của Trung Quốc trong việc giành quyền đăng cai tổ chức Thế vận hội này.
Trong một lần phỏng vấn, Trương Nghệ Mưu thổ lộ, ông rất ấn tượng với màn trình diễn của bé Lâm Diệu Khả, 9 tuổi khi cháu hát bài "Ca ngợi Tổ quốc". Tuy đây là một vụ bê bối (hát nhép), nhưng Lâm Diệu Khả vẫn được mời tham gia đóng vai tiểu Đại Ngọc trong bộ phim “Hồng Lâu Mộng”.
Được biết, Trương Nghệ Mưu đã để ý và chọn Lâm Diệu Khả sau khi tiếp xúc và biết cháu từng học 2 năm thanh nhạc, 4 năm múa, thích viết chữ, chụp ảnh, làm quảng cáo trên phim và tham gia cuộc thi tuyển đóng vai tiểu Đại Ngọc trong “Hồng Lâu Mộng”.
Dư luận cho rằng, Trung Quốc đã tổ chức thành công Olympic Bắc Kinh 2008 bởi quán triệt tinh thần cải cách mở cửa, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật theo tinh thần "chủ động - sáng tạo - biến đổi".
Sau 17 ngày đêm rực cháy (từ 8 đến 24/8/2008), ngọn đuốc Olympic đã tắt sau lễ bế mạc và bất ngờ nối tiếp bất ngờ là cảm giác chung của những người từng có mặt tại Sân vận động Quốc gia Tổ Chim, cũng như xem truyền hình trực tiếp. Thành công của Thế vận hội cũng phản ánh những thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được sau 30 năm cải cách, mở cửa (1978-2008).
Trung Quốc đã lập kỷ lục thế giới khi trở thành quốc gia đầu tiên bán được hết số vé xem các trận thi đấu Olympic và việc này giúp họ trang trải khoản chi phí khổng lồ dành cho sự kiện thể thao lớn nhất thế giới năm 2008 này. Nhiều người nói rằng, thành công của Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 còn có sự đóng góp không nhỏ của công tác bảo mật.
Việc giữ bí mật tới thời khắc khai mạc thực sự khiến giới chuyên môn khâm phục bởi có rất nhiều phóng viên của các hãng nổi tiếng trên thế giới tìm đủ mọi cách săn tin, nhưng bất thành. Tất cả các diễn viên tham gia biểu diễn tại lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 đều phải có nghĩa vụ bảo mật và ai vi phạm đều bị coi như làm lộ bí mật quốc gia.
Những câu chuyện chưa hồi kết
Theo phán quyết mới đây của tòa, Nhà xuất bản Hoa Hạ và tác giả Hoàng Hà Dương phải bồi thường 65.899 USD cho những điều bịa đặt đã viết trong cuốn "Tài liệu của Trung Quốc - Tiểu sử Trương Nghệ Mưu" xuất bản hồi tháng 8/2008. Vì cuốn sách trên xuất bản đúng thời điểm diễn ra đại hội thể thao Olympic Bắc Kinh 2008 nên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Trong cuốn sách trên, tác giả Hoàng Hà Dương đã khai thác triệt để chi tiết xung quanh những bất hòa và tranh chấp giữa Trương Nghệ Mưu với vợ (Tiêu Hoa), cũng như mối quan hệ với nữ diễn viên Củng Lợi.
![]() |
Lễ bế mạc Olypic Bắc Kinh 2008 do Trương Nghệ Mưu làm Tổng đạo diễn. |
Tuy từng "nghe đồn" về những chuyện riêng tư của Trương Nghệ Mưu, nhưng vì "Tài liệu của Trung Quốc - Tiểu sử Trương Nghệ Mưu" đề cập một cách tổng thể vấn đề này, cùng hình ảnh và chữ ký của đạo diễn tài danh nên cuốn sách lập tức gây sốc và sốt với dư luận.
Đương nhiên, Trương Nghệ Mưu đã phản ứng một cách giận dữ ngay sau khi cuốn sách được xuất bản bởi nhiều phần bị bịa đặt trắng trợn, giả mạo và điều này đã làm tổn hại tới danh tiếng, hình ảnh và quyền cá nhân của ông. Trong đơn kiện, Trương Nghệ Mưu yêu cầu nhà xuất bản ngừng ngay việc tái bản cùng lời xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Vì mới 7 tuổi nhưng đã "mất cha" nên Trương Mạt rất căm Củng Lợi và giận Trương Nghệ Mưu sau khi phải về sống với mẹ (Tiêu Hoa) ở Tây An. Sau khi Trương Nghệ Mưu và Củng Lợi chia tay nhau, đạo diễn tài danh mới "nối sợi dây tình cảm" với con gái Trương Mạt.
Vì là nhà văn, nhà báo nên Trương Mạt đã đề cập tới câu chuyện này trong cuốn tự truyện "Cha mẹ tôi" năm 2003. Trương Mạt đã kết hôn với một người Mỹ ở
Trương Nghệ Mưu từng ngậm ngùi nói, tôi trưởng thành trong tiếng chửi của người đời! Trương Nghệ Mưu từng bị dư luận phê phán khi cho rằng, ông làm phim cho Tây xem, thương mại hóa nghệ thuật, đại diện cho thứ nghệ thuật thực dụng, dung tục và bá quyền...
Sinh ra (14/11/1951) tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây với tên gọi theo giấy khai sinh là Trương Di Mâu và tốt nghiệp Khoa Quay phim tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh (1982), nhưng Trương Nghệ Mưu lại thành danh bằng nghề đạo diễn.
Trong lần đầu “xuất binh”, phim "Cao lương đỏ" đã mang về cho Trương Nghệ Mưu cả 2 giải thưởng Phim truyện hay nhất trong liên hoan phim “Kim Kê” và “Bách Hoa” 1988, cùng giải Gấu vàng tại Liên hoan phim Berlin và 9 giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế khác. Mọi người đều thừa nhận, Trương Nghệ Mưu luôn làm việc khoa học và nghiêm túc.
Khán giả từng biết tới tài đạo diễn của Trương Nghệ Mưu qua các bộ phim “Cao lương Đỏ” (1987), “Cúc Đậu” (1990), “Đèn lồng đỏ treo cao” (1991), “Thu Cúc đi kiện” (1992), “Phải sống” (1994), “Hội Tam hoàng Thượng Hải” (1995), “Anh hùng” (2001), “Thập diện mai phục” (2004), “Đơn thân độc mã ngàn dặm” (2005) và “Hoàng kim giáp” (2006).
Tuy bước vào nghề đạo diễn khá muộn (37 tuổi), nhưng chỉ sau khoảng 10 năm, Trương Nghệ Mưu đã khẳng định đẳng cấp của mình. Tên tuổi của Trương Nghệ Mưu buộc giới chuyên môn ở