Đua nhau xây nhà chọc trời
Trong 10 tòa cao ốc cao nhất thế giới thì 8 cái được xây hoặc ở châu Á, hoặc ở Trung Đông. Hiện nay, giữ kỷ lục thế giới là tòa nhà
Có thể kể đến
Thật ra không phải ai cũng muốn, cũng có tiền và có đủ kỹ thuật xây các tòa nhà chọc trời, những thành phố ít tên tuổi cũng muốn xây cao ốc. Busan là một ví dụ của Hàn Quốc, cũng mong “bằng chị bằng em” với dự án Millennium Tower World Business Center dự trù sẽ hoàn tất từ năm 2010 đến 2011.
Những tòa cao ốc ở Busan. |
Với chiều cao 560 mét, tòa nhà này sẽ là một gã khổng lồ trên thế giới, nhưng vì Busan là một cảng biển, lại có núi, nên tòa nhà sẽ có “một dáng dấp đặc biệt, rất độc đáo”, theo lời Nani Rashi, một kiến trúc sư dày dạn kinh nghiệm.
Không biết “xây nhà chọc trời lợi hay thiệt” nhưng chưa gì các công ty xây dựng và kiến trúc đã lời to. Kang Sung-jong, Phó chủ tịch về kiến trúc của Samsung, xoa tay hỉ hả: “Thị trường nhà cao tầng vòi vọi là hết sức sáng sủa”.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta đẩy bề cao lên tới chín tầng mây như thế. Tòa nhà Petronas Tower cao 452 mét từng là tòa nhà cao nhất thế giới, nhưng cách đây 6 năm thì bị Taipei 101 cho "về vườn", lại là một "thắng lợi về kinh tế".
Goh Tuan-sui, Giám đốc Công ty chuyên về địa ốc tư vấn WTW Malaysia, nói: “Khi một tòa nhà như Petronas Tower ra đời, một loạt cao ốc khác như trung tâm buôn bán, văn phòng, khách sạn cũng mọc cao theo, đẩy nền kinh tế phát triển thuận lợi”.
Nhưng xem ra Thượng Hải mới là "đối thủ" đáng gờm, là thành phố đông dân nhất Trung Quốc, vượt qua Bắc Kinh, với gần 15 triệu người, bây giờ nhiều khu phố cứ như là Manhattan bên New York City vậy.
Tòa nhà