Ghép khí quản nhân tạo được làm từ... tế bào mầm
Các bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Karolinska, Thụy Điển, vừa tạo một bước tiến vượt bậc trong ngành y học tái tạo sau khi thực hiện thành công ca phẫu thuật cấy ghép cơ phận nhân tạo đầu tiên trên thế giới.
Ca ghép cơ phận không người hiến tặng này đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi bị ung thư. Bệnh nhân đang hồi phục tốt sau khi được ghép khí quản được nuôi cấy từ chính tế bào mầm của chính mình.
Andemariam Teklesenbet Beyene, bệnh nhân người Eritrean, đang theo học tiến sĩ ngành địa chất ở
2 nhà nghiên cứu tại Trường đại học London đang cầm khí quản nhân tạo và khuôn khí quản sau khi được cấy tế bào mầm trước khi đem cấy ghép. |
Sau đó bộ khuôn được đưa sang Thụy Điển để tạo hình khí quản bằng chính tế bào mầm trích từ tủy xương của Beyene. Tế bào mầm bám vào khuôn và chỉ trong 2 ngày, nó đã lấp đầy khuôn tạo thành khí quản mới bằng chính mô của Beyene. Tháng trước, ê-kíp bác sĩ phẫu thuật người Italia chuyên về giải phẫu khí quản đã thực hiện cuộc phẫu thuật kéo dài 12 giờ để cắt bỏ toàn bộ tế bào ung thư và thay thế bằng khí quản mới.
Hiện nay, Beyene đang hồi phục tốt, bởi vì cơ phận được ghép là từ chính tế bào của anh nên không bị cơ thể đào thải dù không cần đến thuốc chống đào thải thường phải dùng sau các ca phẫu thuật ghép cơ phận.
Ca phẫu thuật của bệnh nhân là một bước tiến quan trọng trong ngành y học tái tạo, bởi vì thông thường bệnh nhân cần ghép cơ phận phải chờ rất lâu mới có cơ phận được hiến tặng và phù hợp.
Từ tế bào mầm tới cơ phận có thể ghép được chỉ mất 2 ngày - đây là điều đáng ngạc nhiên. Kỹ thuật này có thế ứng dụng để tái tạo mọi cơ phận khác để cấy ghép mà không phải chờ cơ phận hiến tặng và giảm thiểu biến chứng phát sinh từ đó